Bất thường tuyển sinh lớp 10 Hà Nội, lỗi tại ai?
Hà Nội đang nắng nóng khủng khiếp, tuyển sinh lớp 10 càng ‘nóng’ hơn với những cuộc đua rút hồ sơ từ trường tư để nộp vào trường công, ‘đấu tranh’ để trường tư trả lại phí đã đóng…
Phụ huynh và học sinh xem quy định về kỳ tuyển sinh lớp 10 của Hà Nội năm nay – Ảnh: NAM TRẦN
Để xảy ra bất thường trong tuyển sinh lớp 10, không thể đổ cho khách quan, cho cấp dưới hay cho phụ huynh. Cấp dưới không chấp hành nghiêm hướng dẫn của Sở GD-ĐT là xem thường kỷ cương phép nước.
Quản lý cấp sở – quản lý trường THPT – phụ huynh có con em dự tuyển vào lớp 10, mỗi nhóm có kế sách, lý lẽ riêng.
Thế giới tự nhiên cũng có quy luật, mỗi hiện tượng vật lý xảy ra không như nhau trong những hệ quy chiếu khác nhau. Trong quản lý xã hội, sự khác biệt về lợi ích giữa các nhóm có thể dẫn tới xung đột, được điều chỉnh trên nền tảng của pháp luật và đạo đức.
Câu chuyện tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội, Sở GD-ĐT lẽ ra phải tiên lượng để ban hành văn bản hướng dẫn chặt chẽ, khả thi, bảo đảm lợi ích chính đáng của các nhóm. Có làm mà để ‘nóng’ là làm chưa đạt yêu cầu.
Tính toán chỉ tiêu cho các trường THPT công lập, ngoài công lập; tuyển sinh vào trường công lập trước rồi các trường ngoài công lập mới tuyển… là những việc sở phải làm cho tốt.
Video đang HOT
Với sự phát triển công nghệ thông tin như hiện nay, việc xác định điểm chuẩn theo chỉ tiêu được giao, tổng hợp nguyện vọng của thí sinh… chỉ vài cái nhấp chuột là cho kết quả chính xác (nếu việc nhập dữ liệu là chính xác).
Hội đồng tuyển sinh các trường THPT rà soát lại một lần, kiểm tra các thông tin, khi đã xác nhận thì trình Sở GD-ĐT phê duyệt. Theo quy trình đó, ‘nóng’ trong tuyển sinh sẽ hạ nhiệt.
Với trường ngoài công lập, số lượng học sinh theo học quyết định sự tồn tại của trường. Nhưng không vì thế mà có những biện pháp thất nhân tâm.
Lo học sinh đăng ký xét tuyển vào trường ảo, dựa vào kẽ hở của quy định để giữ chân học sinh bằng cách giữ hồ sơ và tiền đã nộp, trường học làm vậy, coi sao được?
Chỉ vì giữ được một số học sinh mà đánh mất bao điều đẹp đẽ, sự đánh đổi quá lớn, thầy cô biết không?
Chăm lo học sinh, giúp các em học tập tiến bộ, đỗ đạt, nên người – giáo dục là vậy, giáo dục nhân văn càng phải làm vậy.
Coi tiền bạc là biện pháp bắt chẹt học sinh, xem học sinh là hàng hóa, vô hình trung làm hư giáo dục.
Là trường ngoài công lập, khi nhận lệnh của sở lại thản nhiên bảo “cân nhắc chi trả”, lãnh đạo ngành giáo dục Hà Nội bó tay sao?
Theo tuoitre.vn
Hà Nội hạ điểm chuẩn vào lớp 10 của 29 trường THPT công lập
Nhiều trường top đầu như THPT Thăng Long, Yên Hòa, Nhân Chính hạ chuẩn đầu vào từ 0,5 đến 1 điểm.
Chiều 4/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ra quyết định hạ điểm chuẩn vào lớp 10 của 29 trong số 110 trường THPT công lập trên địa bàn, trong đó có ba trường Yên Hòa, Nhân Chính và Nguyễn Thị Minh Khai giảm từ 50 xuống 49 và 49,5. Như vậy năm nay Hà Nội chỉ có 4 trường lấy điểm trúng tuyển trên 50.
Một số trường tên tuổi khác như THPT Thăng Long hay Việt Đức cũng hạ điểm đầu vào. Cụ thể, trường Thăng Long giảm từ 49,5 xuống còn 49. Điểm chuẩn vào lớp tiếng Đức của THPT Việt Đức hạ tới 4, từ 48,5 xuống 44,5.
Có 8 trường THPT thông báo tuyển nguyện vọng 3 gồm: Tự Lập, Xuân Phương, Đại Mỗ, Bất Bạt, Minh Quang, Mỹ Đức C, Lưu Hoàng và Đại Cường. Trừ Xuân Phương và Đại Mỗ lấy chuẩn trên 30, 6 trường còn lại điểm trúng tuyển rất thấp, chỉ từ 21,5 đến 23. Mỗi trường sẽ tuyển học sinh thuộc nhữngkhu vực cụ thể.
Những học sinh đủ điểm xét nguyện vọng 3 nộp đơn đăng ký kèm theo bản photo giấy báo kết quả tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2018-2019 về trường từ ngày 5 đến 17h ngày 6/7.
Sở Giáo dục cho biết, sáng 7/7, hội đồng tuyển sinh nhà trường sẽ họp xét tuyển đơn dự tuyển nguyện vọng 3 theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu. 16h30 cùng ngày, nhà trường sẽ thông báo kết quả. Học sinh trúng tuyển nộp hồ sơ vào trường từ 8h đến 17h ngày 8/7.
Thí sinh dự thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm học 2018-2019. Ảnh: Ngọc Thành
Năm học 2018-2019, số học sinh thi vào lớp 10 công lập của Hà Nội cao nhất từ trước tới nay, gần 94.500, tăng hơn 18.700 em so với năm ngoái. Với chỉ tiêu 63.050, toàn thành phố có khoảng 31.900 em phải vào các trường tư thục có chi phí đắt đỏ hoặc học trường nghề, giáo dục thường xuyên.
Theo quy chế, mỗi thí sinh được đăng ký hai nguyện vọng vào trường công lập và phải làm hai bài thi là Toán, Ngữ văn. Đề thi năm nay được nhiều giáo viên và học sinh đánh giá khó hơn năm trước, điểm chuẩn do đó cũng thấp hơn.
Cách tính điểm vào lớp 10 ở Hà Nội năm nay theo công thức:Điểm xét tuyển = Điểm THCS Điểm thi (đã tính hệ số 2) Điểm cộng thêm.Điểm THCS được tính theo kết quả rèn luyện và học tập của học sinh trong 4 năm THCS. Cách tính điểm rèn luyện học tập như sau: Hạnh kiểm tốt và học lực giỏi được cộng 5 điểm; hạnh kiểm khá và học lực giỏi, hoặc hạnh kiểm tốt và học lực khá được cộng 4,5 điểm; hạnh kiểm khá và học lực khá được cộng 4 điểm; hạnh kiểm tốt và học lực trung bình, hoặc hạnh kiểm trung bình và học lực giỏi được cộng 3,5 điểm; hạnh kiểm khá và học lực trung bình, hoặc hạnh kiểm trung bình và học lực khá được cộng 3 điểm. Các trường hợp còn lại cộng 2,5 điểm.Trong đó, điểm thi là điểm hai môn Toán và Ngữ văn đã được nhân hệ số 2.Điểm cộng thêm là điểm dành cho đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích.
Dương Tâm
Theo vnexpress.net
Trường Lương Thế Vinh bị "tuýt còi", yêu cầu trả phí khi học sinh rút hồ sơ Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có nguyện vọng rút hồ sơ và hoàn trả lại toàn bộ các khoản tiền, lệ phí đã thu khi học sinh rút. Phụ huynh "tố" trường gây khó dễ khi rút hồ sơ Trước sự việc bức...