Bất thường trong công tác bổ nhiệm cán bộ tại Học viện Y – Dược học Cổ truyền Việt Nam
Tiến sĩ – Bác sĩ Đậu Xuân Cảnh được Bộ Y tế bổ nhiệm làm Giám đốc Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam từ tháng 1/2016. Tuy nhiên, những thông tin xuất hiện gần đây cho thấy việc bổ nhiệm Giám đốc này dường như chưa đủ “chuẩn”.
Khoản 2, Điều 20 của Luật Giáo dục Đại học 2012 quy định, người được bổ nhiệm hiệu trưởng phải “có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín về khoa học, giáo dục, có năng lực quản lý và đã tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 5 năm”.
Tuy nhiên qua xác minh, tại thời điểm được bổ nhiệm, Tiến sĩ – Bác sĩ Đậu Xuân Cảnh chưa được biên chế làm giảng viên Đại học. Thậm chí, ông Đậu Xuân Cảnh cũng không đảm bảo quy định về việc tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục Đại học ít nhất 5 năm theo quy định.
Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam đang có nhiều bất thường trong công tác bổ nhiệm
Cụ thể, trước khi được bổ nhiệm làm Giám đốc Học viện, Bác sĩ Cảnh biên chế tại Bệnh viện Đông y Quảng Nam, sau đó được điều chuyển sang công tác tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh, rồi tiếp tục được luân chuyển giữ hàm Vụ phó Vụ Khoa giáo- Văn xã thuộc Bộ Y tế.
Mặt khác, Tiến sĩ – Bác sĩ Đậu Xuân Cảnh sinh ngày 12/12/1960. Như vậy, khi được bổ nhiệm làm Giám đốc Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam, vị này đã 56 tuổi, không đảm bảo đủ tuổi bổ nhiệm một nhiệm kỳ.
Quyết định bổ nhiệm ông Đậu Xuân Cảnh giữ chức vụ Giám đốc Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam
Video đang HOT
Cán bộ phòng ban cũng thiếu “chuẩn”?
Để tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc, các phòng ban, khoa, bộ môn, đơn vị trực thuộc, Học viện đều có quy định về chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm. Việc bố trí này phải tuân thủ quy định tại các Thông tư 12/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 và Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội Vụ.
Tuy nhiên, khi áp dụng các quy định này, việc bổ nhiệm, sắp xếp cán bộ tại Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam vẫn cho thấy nhiều bất thường.
Cụ thể, Học viện với chức năng nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học về chuyên ngành y dược cũng giống như các trường đại học khác trên cả nước, người được đề xuất về chức danh tổ chức cán bộ phải có kinh nghiệm giảng dạy đại học ít nhất 5 năm, và đương nhiên phải phù hợp với chức danh nghề nghiệp và vị trí việc làm theo quy định.
Tuy nhiên, lãnh đạo học viện lại bố trí các cán bộ liên thông từ Cao đẳng lên Đại học Công đoàn, hay có chuyên ngành Luật nắm vị trí lãnh đạo phòng Tổ chức. Đó là ông Đoàn Hữu Xuyến tốt nghiệp ngành Công đoàn, và bà Trịnh Thị Mai tốt nghiệp ngành Luật. Thậm chí, tất cả cán bộ phòng Tổ chức cán bộ của Học viện không có ai là bác sỹ, hay dược sỹ!?
Bên cạnh đó, theo quy định Luật Giáo dục và quy định triển khai luật này của Thủ tướng Chính phủ: Trưởng phòng quản lý đào tạo, khoa học và công nghệ phải có trình độ tiến sĩ và có kinh nghiệm giảng dạy Đại học ít nhất 5 năm. Trong khi đó, Tiến sĩ – Bác sĩ Đậu Xuân Cảnh đã bổ nhiệm bà Trần Thị Minh Tâm làm Trưởng phòng đào tạo của Học viện từ ngày 8/11/2017. Trong khi bà Tâm có chuyên ngành y tế công cộng, làm việc tại Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương (trường chưa bao giờ đào tạo bác sỹ y học cổ truyền, bác sỹ đa khoa, dược sỹ 5 năm) trước khi chuyển công tác về Học viện.
Việc bổ nhiệm bất thường này còn được thực hiện tại nhiều vị trí trưởng bộ môn từ nơi khác về Học viện. Thậm chí tại Học viện, đã xuất hiện việc nhiều điều dưỡng “đột ngột” biến thành bác sỹ tham gia đứng lớp giảng dạy về chẩn đoán và điều trị, thậm trí giữ vị trí lãnh đạo một số bộ môn trọng yếu đào tạo chuyên ngành y dược. Chẳng hạn như: Điều dưỡng Nguyễn Văn Lực, mã ngạch điều dưỡng 16b121; Phạm Thị Hương Giang, mã ngạch điều dưỡng 16b121…
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
Thanh Phong
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Thu hút khoảng 1.500 nhà khoa học, tiến sĩ vào giảng dạy tại các trường đại học
Giai đoạn 2019 - 2030, thu hút khoảng 1.500 nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ đang công tác ở nước ngoài hoặc đang làm việc trong nước, ngoài các cơ sở giáo dục đại học đến làm việc tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030
Đề án đặt mục tiêu đào tạo trình độ tiến sĩ cho khoảng 10% giảng viên đại học, bảo đảm về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, trong đó 7% giảng viên được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài; 3% giảng viên được đào tạo trong nước và phối hợp giữa các trường đại học Việt Nam với các trường đại học nước ngoài có uy tín, đạt chuẩn chất lượng khu vực và thế giới; thu hút khoảng 1.500 nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ đang công tác ở nước ngoài hoặc đang làm việc trong nước, ngoài các cơ sở giáo dục đại học đến làm việc tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.
Phấn đấu 80% giảng viên các trường thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao đạt trình độ thạc sĩ trở lên, được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài và trong nước đạt chuẩn chất lượng khu vực và thế giới, cơ cấu hợp lý.
Đến 2030, phấn đấu 100% cán bộ quản lý và giảng viên được bồi dưỡng nâng cao năng lực, trong đó chú trọng các năng lực của giảng viên về: Phát triển chương trình đào tạo, giảng dạy theo phương pháp hiện đại, nghiên cứu khoa học, ngoại ngữ và công nghệ thông tin.
Tăng mức đầu tư cho đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ
Nhiệm vụ, giải pháp của Đề án là đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên các cơ sở giáo dục đại học, trong đó đào tạo trình độ thạc sĩ chỉ áp dụng cho giảng viên thuộc khối ngành văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao.
Cụ thể, khảo sát, đánh giá khả năng đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ của các cơ sở giáo dục đại học ở trong nước và nước ngoài; xác định các lĩnh vực, ngành, chuyên ngành trọng tâm cần ưu tiên đào tạo; công bố danh sách và thông tin về các trường đại học có chất lượng tốt, tạo điều kiện cho người học chọn lựa, chủ động trong học tập và nghiên cứu; tạo thuận lợi cho các cơ sở giáo dục đại học trong nước liên kết, hợp tác đào tạo.
Bên cạnh đó, bảo đảm tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học trong công tác tuyển chọn, xét duyệt, lập danh sách giảng viên đủ điều kiện cử đi đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ với các phương thức: đào tạo toàn thời gian tại các trường đại học có uy tín trên thế giới; đào tạo tại các trường đại học trong nước và phối hợp giữa các trường đại học Việt Nam với các trường đại học có uy tín trên thế giới; tổ chức bồi dưỡng ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết cho các giảng viên được tuyển chọn đi đào tạo tại nước ngoài.
Tăng mức đầu tư cho đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ đáp ứng đủ chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học, thực hành, thí nghiệm, thực tập và công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí có uy tín trong khu vực và trên thế giới; thường xuyên kiểm tra, giám sát, thanh tra quá trình đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ của các cơ sở giáo dục đại học; kiểm soát chặt chẽ các khâu nghiệm thu, đánh giá luận án, luận văn, công nhận, cấp phát bằng, bảo đảm chất lượng đầu ra.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định, kế hoạch nhằm phát huy sức mạnh của toàn xã hội quan tâm, chăm lo cho công tác đào tạo giảng viên trình độ cao phục vụ đất nước; tổ chức tổng kết, đánh giá thường xuyên kết quả đào tạo hàng năm và từng giai đoạn để kịp thời rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch và động viên, khen thưởng kịp thời.
Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị cho cán bộ quản lý
Nhiệm vụ, giải pháp tiếp theo là bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị cho cán bộ quản lý. Cụ thể, tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị đại học đối với cán bộ quản lý chủ chốt gồm chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng (và tương đương) và đội ngũ cán bộ quản lý cấp đơn vị trực thuộc của các cơ sở giáo dục đại học.
Tổ chức các khóa bồi dưỡng (trong nước và nước ngoài) nâng cao năng lực quản trị đối với cán bộ quản lý chủ chốt và đội ngũ cán bộ quản lý cấp đơn vị trực thuộc của các cơ sở giáo dục đại học.
Ngoài ra, nhiệm vụ, giải pháp khác là thu hút các nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ, đủ tiêu chuẩn để làm giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.
Cụ thể, thường xuyên tuyên truyền, vận động các nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ, đủ tiêu chuẩn để làm giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam; tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất, tinh thần đối với các nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ, đủ tiêu chuẩn để làm giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam; khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học trong nước chủ động thu hút các nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ, đủ tiêu chuẩn đến làm việc.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Giảng viên, giáo viên giảng dạy trong các đơn vị CAND phải đăng ký và thực hiện bài dạy giỏi Đây là một trong những nội dung Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số quy định về dạy giỏi trong các học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp Công an nhân dân mà Bộ Công an đang lấy ý kiến trước khi ban hành. Sau gần 8 năm thực hiện theo các quy định của Bộ Công an...