Bắt thứ trái lắm mắt ra nghịch vụ, cứ trồng 1ha nông dân Long An có 80 triệu đồng
Ở Long An, nông dân trồng khóm phần lớn tập trung nơi vùng đất phèn thuộc xã Thạnh Lợi, Thạnh Hòa (huyện Bến Lức) và xã Tân Tây, Tân Đông (huyện Thạnh Hóa).
Để đạt lợi nhuận, mấy năm gần đây nông dân áp dụng kỹ thuật trồng nghịch mùa.
Lợi nhuận tốt hơn nhờ trồng khóm trái mùa
Ông Trần Huy Thành (44 tuổi, ngụ xã Thạnh Lợi) cho biết, mỗi năm, một cây khóm chỉ ra được một trái. Tuy nhiên, bây giờ nông dân có thể xử lý để cây này ra trái vào những thời điểm tùy theo ý muốn.
Sáng kiến trồng khóm trái mùa đã giúp nông dân Thạnh Lợi vẫn đủ nguồn cung ứng cho công ty thu mua và bán quanh năm dọc khắp tuyến giao thông Long An.
Trồng khóm trái mùa giúp nông dân Long thu lợi nhuận “khủng” chưa từng có. Ảnh: Thiên Long
“Khách hàng lần đầu ghé mua họ sợ bị lừa, bán loại trái không ngon, giá đắt, lập tức chúng tôi gọt đưa cho mọi người ăn, hương vị ngon ngọt khiến khách hàng tin tưởng”, ông Thành nói.
Nông dân Nguyễn Hoàng Sơn (43 tuổi, ngụ ấp 4, xã Thạnh Lợi) thông tin, gia đình anh canh tác 3ha, năng suất bình quân đạt 20 tấn/ha. Chỉ cần khóm ổn định giữ mức giá bán trên 8.000 đồng/trái, vụ nghịch lãi hơn 200 triệu đồng”.
Video đang HOT
Khóm nghịch mùa chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Ảnh: Thiên Long
Hiện tại, trên cánh đồng khóm ở xã Thạnh Lợi, người nông dân đang tập trung chăm sóc cho kịp bán đợt lễ 30/4 – 1/5 để có giá bán cao gấp 1 đến 1,5 lần.
Tại huyện Thạnh Hóa, nông dân trồng khóm chăm sóc cho ra trái vào tháng 3/2022. Giá khóm cao hơn năm trước nên nông dân rất phấn khởi, hiện khóm loại 1 bán tại ruộng khoảng 12.000 đồng/trái, khóm loại 2 trên 8.000 đồng/trái.
Bà Huỳnh Thị Hậu (ấp 5, xã Tân Tây) thông tin, chi phí sản xuất tăng do giá phân thuốc tăng, nhưng bù lại khóm có giá cao lại ổn định nên nông dân có lãi khá.
“Vụ vừa rồi tôi thu hoạch xong 2ha khoảng 40 tấn, trừ chi phí lãi hơn 100 triệu đồng”, bà Hậu nói.
Còn anh Lê Thành Tài, canh tác 3ha khóm chuyên canh tại ấp 5, xã Tân Tây hết sức phấn khởi bởi trong những ngày tới, dự kiến sắp tới anh thu hoạch trên 50 tấn khóm. Với giá bán cao như hiện nay, anh có lãi 200 triệu đồng.
Theo chính quyền xã Thạnh Lợi, hai xã Thạnh Lợi và Thạnh Hòa (Bến Lức) hiện có khoảng 400ha khóm. Thời điểm sau Tết Nguyên đán giá loại trái này rất cao, thương lái thu mua dao động từ 10.000 – 12.000 đồng/trái.
“Chỉ cần ở mức như thế người trồng thu lời trên 80 triệu đồng/ha, vùng đất phèn chỉ chịu cây khóm và chanh mang hiệu quả cao”, đại diện UBND xã Thạnh Lợi nói.
Quyết đầu tư lâu dài
Phòng NNPTNT huyện Bến Lức cho biết, để giúp nông dân ổn định lâu dài với cây trồng trên vùng đất này, nông nghiệp huyện đang xây dựng vùng chuyên canh cây khóm vì đây là loại cây chịu được nồng độ phèn, mặn cao, phù hợp với điều kiện của địa phương.
“Hiện tại thị trường tiêu thụ mặt hàng khóm thuận lợi, giá bán luôn giữ ổn định nông dân quyết định đầu tư lâu dài và thay đổi thời vụ nghịch mùa cho năng suất cao”, đại diện Phòng NNPTNT huyện Bến Lức cho hay.
Cánh đồng khóm trái mùa của nông dân thuộc tỉnh Long An. Ảnh: Thiên Long
Đồng quan điểm trên, đại diện Phòng NNPTNT huyện Thạnh Hóa khẳng định, vùng chuyên canh cây khóm hiện nay ở xã Tân Tây có 600ha, lợi nhuận cao giúp nông dân ổn định cuộc sống.
Cán bộ kỹ thuật của huyện đã xuống thăm vườn cùng nhà nông, đồng thời tăng cường chuyển giao kỹ thuật thâm canh, thường xuyên mở các lớp tuyên truyền khuyến nông, phòng trừ sâu, bệnh gây hại, hướng dẫn xử lý cho ra trái vụ…đó là cách giúp họ mở rộng thêm vùng trồng khóm.
“Mấy năm trước đây, khóm bán tại vườn trung bình 5.000 đồng đến 8.000 đồng là nhà vườn lời nhưng không cao. Khi trái khóm nghịch mùa, trái to, vị ngọt đã tăng lên có thời điểm 12.000 – 13.000 đồng/trái đã giúp người chuyên canh biết tính toán cách làm giàu khi họ có 3 – 5 ha trồng cây khóm”, vị này nói thêm.
Nhu cầu bán dẫn nở rộ, 'đại gia' làng chip không ngại 'bơm' tiền
Các nhà sản xuất bán dẫn khắp thế giới tích cực đầu tư những khoản tiền lớn vào nghiên cứu và phát triển để đáp ứng được nhu cầu ngày một tăng của thế giới.
Nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới TSMC cam kết chi 100 tỷ USD trong 3 năm để tăng cường sản xuất silicon wafer hiện đại, vốn được dùng để chế tạo ra hàng loạt loại chip khác nhau.
Tháng 1, công ty thông báo chi phí tài sản cố định sẽ tăng 47% năm 2022, dự định chi từ 40 đến 44 tỷ USD trong năm nay, tăng từ 30 tỷ USD năm 2021.
"Gã khổng lồ" bán dẫn Đài Loan đang xây nhà máy 12 tỷ USD tại Phoenix, Arizona (Mỹ) và một nhà máy khác tại Nhật Bản để tăng công suất. Họ đã có vài nhà máy khác - hay còn gọi là các "fab".
TSMC không phải nhà sản xuất duy nhất rót hàng tỷ USD vào các nhà máy công nghệ cao. Đối thủ Intel tháng 3/2021 tiết lộ kế hoạch chi 20 tỷ USD cho 2 nhà máy chip mới tại Arizona. Intel đã hiện diện tại đây trong hơn 40 năm và tiểu bang này là quê hương của hệ sinh thái bán dẫn nổi tiếng. Ngoài Intel, các hãng chip khác cũng đang hoạt động tại đây bao gồm On Semiconductor, NXP và Microchip.
Samsung chưa đưa ra kế hoạch chi tiết năm 2022, nhưng tháng trước chia sẻ đã dành 90% chi phí tài sản cố định năm 2021 cho mảng chip.
Theo hãng nghiên cứu Gartner, năm 2021, doanh nghiệp bán dẫn toàn cầu đã chi 146 tỷ USD để tăng công suất và nghiên cứu. TSMC, Samsung và Intel - ba công ty lớn nhất trong ngành - chiếm 60% trong số 146 tỷ USD.
Trong khi đó, nhà phân tích Peter Hanbury của hãng nghiên cứu Bain, dự đoán chi phí vốn giai đoạn 2021-2025 sẽ tăng gần gấp đôi giai đoạn 2016-2020. Điều này là vì tính phức tạp ngày một tăng của các công nghệ mới, cần nhiều quy trình xử lý hơn để tạo ra wafer và cần công cụ đắt tiền hơn, cũng như nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chip hiện tại.
Nhiều tên tuổi lớn trong ngành bán dẫn như Nvidia, AMD, Qualcomm không cần chi số tiền lớn như vậy vì họ không tự sản xuất, theo Glenn O' Donnell, Giám đốc nghiên cứu hãng phân tích Forrester. Họ chỉ thiết kế chip và sau đó giao việc sản xuất cho các nhà thầu như TSMC.
Vài hãng chip kém nổi hơn cũng đang dự định tăng cường chi tiêu trong năm nay. Chẳng hạn, Infineon - nhà sản xuất chip lớn nhất châu Âu - cho biết, sẽ chi thêm 2,4 tỷ EUR để mở rộng hoạt động. ST Micro có kế hoạch đầu tư gấp đôi so với năm 2021, lên 3,6 tỷ USD, để đáp ứng nhu cầu. Khách hàng của họ bao gồm Tesla và Apple.
Trước làn sóng "bơm tiền" này, các doanh nghiệp khác trong chuỗi cung ứng bán dẫn sẽ được hưởng lợi không ít. Đó là ASML, Applied Materials, Air Products, các nhà cung ứng chính cho những nhà máy sản xuất chip.
Bất chấp hàng núi tiền đã được bỏ ra, ngành bán dẫn vẫn chưa thể sản xuất đủ chip. Chip được dùng trong mọi thứ, từ lò vi sóng, máy giặt cho đến tai nghe, hệ thống tên lửa của máy bay chiến đấu. Nhiều sản phẩm như xe hơi chứa hàng chục loại chip khác nhau.
Một số người lo ngại tình trạng dư thừa chip sẽ xảy ra một khi tất cả fab mới đi vào hoạt động, song ông O'Donnell không nghĩ vậy. "Cuộc đua của nhân loại gắn với công nghệ. Nhu cầu còn tiếp tục tăng, không giảm. Thực tế, tôi hoài nghi những khoản đầu tư này đã đủ chưa".
Apple loay hoay giữa cuộc khủng hoảng chip toàn cầu Sự khan hiếm về nguồn cung linh kiện đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến iPad, khiến doanh thu của dòng sản phẩm này giảm 14,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trang Nikkei Asia đã theo dõi thời gian giao hàng các sản phẩm của Apple tại 25 quốc gia, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản... kể từ đầu tháng 11/2021. Theo...