Bắt tâm lý thầy cô để có điểm kiểm tra tuyệt đối
Đôi khi làm đúng cả bài nhưng chưa chắc bạn có điểm tuyệt đối đâu nhé!
Vào thời điểm này, các bài kiểm tra cuối năm đang đến dần với chúng mình, teen nào mà chẳng hy vọng sẽ đạt kết quả cao phải không? Các thầy cô cũng vậy, chỉ luôn mong được đặt bút cho chúng mình điểm 9, 10. Thế nên tại sao teen mình không tạo niềm vui cho thầy cô bằng cách trình bày một bài kiểm tra thật rõ ràng, logic, thông minh và dễ hiểu nhỉ?
Hướng làm bài của mình là gì nào?
Mỗi thầy cô đều phải dạy và chấm bài cho rất nhiều lớp, mỗi lớp lại có hàng chục học sinh. Chấm bài kiểm tra, tức là thầy cô phải đối đầu với vô số kiểu chữ, kiểu lí luận, nhiều khi thầy cô cũng… chóng mặt. Giúp thầy cô nhìn ngay ra hướng làm bài của mình chính là tạo điều kiện thêm cho bài làm của mình đạt điểm cao.
Chẳng hạn, trước khi lao vào giải luôn một bài Toán, hãy viết một câu diễn giải thể hiện rằng bạn dựa vào những kiến thức nào để làm bài kiểm tra đó. Khi chấm điểm, thầy cô sẽ biết ngay bạn có hiểu bài và có định hướng đúng hay không (mà việc định hướng cách làm là yếu tố quan trọng nhất khiến bạn có làm đúng bài Toán không đấy!). Nhất là với nhiều bài Toán hóc búa, việc giải chi tiết có thể khiến bạn mất cả trang giấy hoặc hơn, khiến thầy cô tìm ra ý đúng để cho điểm bạn lại càng khó thì việc định hướng cách làm này lại càng quan trọng.
Dù bạn có sai sót hay tính nhầm thì rất có thể thầy cô sẽ châm chước cho một ít điểm vì bạn đã có cách làm đúng. Còn nếu bạn trình bày cẩu thả và khó hiểu thì có khi chẳng được điểm nào đâu.
Hãy “hào phóng” sử dụng các “biển chỉ đường”
Khi chấm bài, thầy cô thường xem bạn làm được đến đâu để cho điểm. Thế nên, các cột mốc “chỉ đường” rất có lợi cho bạn đấy! Ví dụ, trong một bài tập có nhiều câu a, b, c… bạn hãy đánh số các câu hỏi này trong bài làm của mình sao cho dễ nhìn nhất có thể. Tốt nhất, nên ghi chúng ra ngoài lề kẻ để thầy cô chỉ cần nhìn lướt qua là có thể biết rằng bạn đã làm đủ các yêu cầu của bài tập hay không và từ đó “phân chia” điểm rạch ròi cho các ý.
Video đang HOT
Nếu mỗi câu a, b, c… lại còn những yêu cầu nhỏ hơn thì các dấu hoa thị (*) cũng là một lựa chọn hữu ích đó. Tuy nhiên, chúng mình cũng lưu ý đừng dùng dấu gạch ngang nhé, thầy cô có thể hiểu lầm nó với dấu âm (-), dẫn đến mất điểm hoặc bạn có thể tính toán sai kết quả.
Đừng “dài dòng văn tự”, hạn chế những đoạn “ruột thừa”
Như phần trên đã nói, khi viết những câu lí giải trước đó rồi thì teen nên cắt bớt những phần tính toán quá dài dòng đi nhé. Không thì bài làm của bạn sẽ chẳng khác gì một… tờ giấy nháp đâu đấy.
Với các môn tự nhiên, bạn nên ghi công thức tổng quát vào bài, còn phần thay số và tính toán thì làm ra nháp và chỉ ghi kết quả chính xác vào bài làm thôi nhé. Tuy nhiên, điều này chỉ được áp dụng với những phần kiến thức quá phổ thông thôi. Còn những mảng kiến thức mới, hay những công thức cần chứng minh thì đừng “nhảy cóc”, hãy viết đầy đủ ra để thể hiện kiến thức của mình và không bị mất điểm. Nhiều khi một ý nhỏ chứng minh công thức cũng có thể chiếm từ 0.5 cho đến 1 điểm trong bài làm của bạn đấy!
Với các môn xã hội, ngoại trừ môn Văn cần viết “hoa lá cành”, các môn còn lại, bạn đừng mất thời gian viết “văn hoa” làm gì. Đã từng có hai bài kiểm tra môn Sử, một bài chỉ 2 mặt giấy được 9 điểm và một bài viết kín 4 mặt chỉ được có 7 điểm thôi. Hay thậm chí trong kì thi đại học có bài Ngữ văn dài tới 13 trang (hơn 3 tờ giấy thi) nhưng cũng chỉ được có 4 điểm. Khi chấm bài, các thầy cô cũng đang đi tìm ý để chấm, mỗi ý đúng sẽ tương ứng với một số điểm trong barem chấm thi. Thế nên, khi làm một bài thi các môn xã hội, bên cạnh việc chú trọng tới ngữ pháp, câu cú, cách hành văn, teen hãy chú ý tới các phần mà câu hỏi đang yêu cầu trình bày nhé, bởi đó chính là những thứ đang mang tới điểm số cho bài kiểm tra của các bạn đấy! Viết dài dòng nhưng không đúng ý câu hỏi đang yêu cầu sẽ chỉ khiến bạn thêm tốn thời gian dành cho những câu hỏi khác và… mỏi tay thôi.
Hãy ghi đáp số toàn bài rõ ràng
Hãy kết thúc một bài trong đề kiểm tra bằng việc khẳng định lại đáp số toàn bài một cách mạch lạc và rõ ràng. Cái đáp số ghi ở cuối mỗi bài thực ra lại rất có lợi cho các bạn đấy. Nó sẽ giúp thầy cô chấm nhanh bài của bạn hơn. Chỉ cần liếc qua cách làm và xem phần đáp số, gần như thầy cô có thể quyết định cho bạn điểm số bao nhiêu rồi. Khi trình bày như vậy, teen mình sẽ tạo cho các thầy cô tâm lí thoải mái, dễ chịu và dĩ nhiên là có lợi cho bạn đấy chứ. Mà nếu chẳng may trong tình huống xấu nhất, bạn có nhầm lẫn tí chút trong bài làm mà đáp số vẫn ghi đúng thì thày cô sẽ nghĩ ngay là “Chắc nó hiểu bài và làm ngoài nháp đúng nhưng lại ghi nhầm vào bài thôi”. Vậy là bạn vẫn gỡ gạc được chút điểm, lợi quá còn gì!
Nếu teen trình bày bài kiểm tra, bài thi theo những mẹo này thì việc đạt được những điểm 9, 10 không còn là điều gì đó quá khó với các bạn đâu (Với điều kiện là nội dung bài làm của các ấy phải đúng đấy nhé, việc trình bày chỉ để thày cô có cảm tình hơn với bài làm của bạn và “bonus” điểm thôi).
Chúc các bạn có thật nhiều bài kiểm tra tốt nhé!
Theo TTVN
Để không còn "sợ" môn sử
"Sử là môn khó học", đó là chia sẻ của nhiều học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp năm nay. Vậy, ôn luyện môn sử như thế nào để đạt hiệu quả.
Không học "dồn"
Em Trần Thị Yến, học sinh lớp 12A8, Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình, TP.HCM) chia sẻ: "Lịch sử thế giới 23 trang, lịch sử Việt Nam cũng vậy. Toàn sự kiện, mốc thời gian khô khan, nhớ không nổi luôn. Mà tụi em lại chuyên khối A, ráng kiếm điểm 5 cũng đã thấy khó".
Học sinh lớp 12, Trường THPT Giồng Ông Tố (Q.2, TP.HCM) trước kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Cô Trần Thị Ánh, giáo viên môn sử lớp 12, Trường trung học thực hành Sài Gòn (Q.5, TP.HCM) thừa nhận: "Quả thực, ôn thi tốt nghiệp môn sử cho học sinh mà giáo viên cũng thấy đuối. Đối với những em không chuyên khối C là một khó khăn vì lượng kiến thức khá nhiều...".
Cô Ánh cho biết, tốt nhất là học sinh nên thư giãn, không học dồn, nên lập đề cương ôn luyện rõ ràng. Chẳng hạn, lập ra các mốc thời gian, sự kiện lên trang giấy, học mỗi ngày khoảng 5 sự kiện. Không nên học vẹt mà học cái nào nhớ cái đó.
Bên cạnh đó, tùy từng dạng bài mà phân thành chủ đề cho dễ học, nhớ lâu. Không nên học rời rạc, từng bài sẽ rất khó tiếp nhận.
Chỉ cần học kỹ trong SGK là đủ!
Để nhớ lâu môn sử học sinh nên thực hiện: Lập khung cho từng chủ đề trong SGK, viết lên một mặt giấy để tiện theo dõi. Với các mốc thời gian thì ghi riêng ra trang giấy, gắn vào góc học tập. Mỗi ngày "liếc mắt" một chút. Học kiến thức phần sử Việt Nam trước, sử thế giới học sau. Học nhóm, bạn này hỏi, bạn kia trả lời và ngược lại. Như vậy, học sinh sẽ nhớ bài lâu hơn. Thầy Trần Quang Minh
Đó là ý kiến của thầy Trần Quang Minh, Tổ trưởng tổ sử Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3, TP.HCM).
Theo thầy Minh, với khối lượng kiến thức của môn sử, dù đã được giảm tải nhưng vẫn còn khá nặng so với học sinh. Vì vậy, để thi tốt nghiệp, các em chỉ cần chú tâm vào SGK.
Về cách thức ôn luyện, thầy Minh cho biết thêm: Lập đề cương xếp theo chủ đề là phương pháp hiệu quả nhất trong quá trình ôn sử. Điều này còn giúp học sinh hệ thống được các dạng bài khác nhau.
Ví dụ, các tổ chức: ASIAN; NATO... xếp vào chủ đề "tổ chức"; các nước giàu, đang phát triển, nước nghèo... xếp vào chủ đề "kinh tế các nước"... Như vậy, sẽ giúp các em phản ứng nhanh trong não mỗi khi đụng đến kiến thức đó.
Ngoài ra, trong quá trình dạy, thầy cô cũng cần lập hệ thống ôn thi rõ ràng cho học sinh. Nên đưa những kiến thức nhẹ nhàng, dễ học lên dạy trước thay vì các số liệu khô khan.
Thầy Tiến Vinh, giáo viên sử, Trường chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) cho biết: "Đây là giai đoạn ôn không còn học nữa. Học sinh nên tập trung vào các sự kiện chính có liên quan đến đề cương mà giáo viên đã đưa ra trước đó. Đặc biệt, tránh tâm lý lo sợ, hoang mang. Sử cũng như các môn khác, nếu mỗi em có một phương pháp riêng để nhớ lâu thì không có gì đáng lo ngại".
Theo TNO
Bằng cấp không qua năng lực Nhiều doanh nghiệp ngày nay chọn người làm được việc, không coi trọng bằng cấp. CĐ cũng có ưu thế riêng Ông Huỳnh Thanh Minh - Giám đốc Công ty giải pháp phần mềm Asoft - cho biết: "Tôi không phân biệt giữa sinh viên (SV) tốt nghiệp CĐ và ĐH. Nhìn chung trong đội ngũ hiện tại của công ty, các bạn...