Bắt quả tang cơ sở sản xuất giấm ăn bằng… axit công nghiệp
Tại hiện trường, lực lượng Công an phát hiện hơn 1.500 lít giấm pha chế từ nước lã và axit axetic.
Chiều ngày 23/1, trinh sát Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế (Công an TP. Quảng Ngãi) đã bắt quả tang hoạt động pha chế giấm bằng axit axetic công nghiệp và nước lã tại cơ sở của bà Đ.T.M (đường Phan Đình Phùng, TP. Quảng Ngãi).
Lực lượng Công an phát hiện bà M. cùng chồng đang sử dụng 2 can nhựa loại 20 lít chứa axit công nghiệp dùng pha chế với nước lã tạo thành giấm ăn. Tại hiện trường có 100 chai nhựa loại 1,5 lít bên trong có chứa giấm vừa pha chế xong.
Công an TP. Quảng Ngãi cũng phát hiện cơ sở làm giấm này không có giấy phép kinh doanh, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc các loại phụ gia…
Can axit được dùng để pha chế với nước lã làm giấm
Video đang HOT
Axit axetic tự nhiên dùng trong thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại axit axetic sản xuất công nghiệp lại không được sử dụng trong thực phẩm. Nếu lấy axit axetic công nghiệp pha với nước lã làm giấm ăn sẽ gây hại cho sức khỏe.
Hiện vụ việc đang được lực lượng Cảnh sát kinh tế (Công an TP. Quảng Ngãi) tiếp tục điều tra làm rõ.
Quốc Triều
Theo Dân trí
Tại sao uống bia pha rượu dễ say?
Pha trộn rượu với bia, hàm lượng cồn và các chất kích thích tăng cao, ngấm nhanh và sâu hơn vào máu nên dễ say.
Ảnh minh họa
Bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Thùy Linh, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho rằng pha trộn rượu với các loại hoa quả tươi có nguồn gốc rõ ràng như mận, táo, nho, không ảnh hưởng nhau. Pha rượu với những loại nước có ga, bia, caffein, hoa quả công nghiệp nhiều phẩm màu... thì rất có hại cho sức khỏe.
Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên Đại học Y Dược TP HCM, rượu giàu calo (7calo/g) còn hàm lượng của caffeine trong các thức uống 35-200 mg. Khi pha chung với rượu, hàm lượng các chất kích thích tăng cao do nước là dung môi làm hòa tan nhiều thành phần hoạt chất. Chất kích thích, độc chất ngấm sâu vào máu đến hệ thần kinh khiến hiện tượng ngộ độc đến sớm hơn so với thức uống thông thường.
Uống rượu pha bia khiến lượng cồn nhanh chóng được hấp thu vào máu dưới tác động của các hương liệu, phụ gia và những chất khác biệt. Do đó khi uống rượu pha, cơ thể có cảm giác hưng phấn, dễ bị say nhưng lại gây mệt mỏi, uể oải khi thức dậy.
Nước ngọt có ga hay soda chứa nhiều CO2, khiến quá trình hấp thu cồn nhanh hơn làm bạn đau đầu, chóng mặt. Ethanol có hại cho não bộ, suy giảm trí nhớ, kém linh hoạt, giảm thông minh, thậm chí mất ý thức khi uống quá nhiều.
Uống rượu pha với nước có ga, dạ dày phải tiết nhiều chất nhờn mà không hình thành axit chlorhydric, lâu dài làm giảm khả năng tiêu hóa của dạ dày.
Ngoài ra, hầu hết mọi người pha rượu theo cảm tính, không dựa trên tỷ lệ khoa học. Do đó người uống gặp nhiều tác dụng phụ như biếng ăn, đầy hơi, viêm đại tràng, tiểu đường...
Kết hợp rượu và nước ngọt cũng làm giãn mạch máu ở da nhưng lại gây co mạch ở các phủ tạng sâu khác dẫn đến huyết áp cao đột ngột, có thể tử vong.
Lạm dụng rượu pha còn làm suy yếu sức khỏe, gây mệt mỏi, trầm cảm thậm chí là nghiện rượu.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo không nên tự thực hiện pha chế, nhất là pha với các chất kích thích không rõ nguồn gốc và thành phần.
Nên uống vừa phải, tránh lạm dụng. Liều lượng tốt nhất cho mỗi ngày là một lon bia khoảng 330 ml (5% alcohol) hoặc 100 ml rượu vang (12% alcohol), hay 40 ml whisky (40% alcohol) pha kèm với đá lạnh.
Thùy An
Theo VNE
5 tác hại nguy hiểm khi sử dụng trà sữa Trong thời gian qua liên tục xảy ra nhiều vụ ngộ độc sau khi sử dụng trà sữa. Mới đây, vào chiều tối 8.,1 lại xảy ra thêm một vụ ngộ độc sau khi sử dụng món trà sữa của hơn 15 học sinh trường Tiểu học Bành Văn Trân (quận Tân Bình, TP.HCM). Ngoài ra, nhiều trường hợp sử dụng trà sữa...