Bắt nhịp dạy và học sau kỳ nghỉ dài
Sau thời gian dài nghỉ hè, việc giúp học sinh nhanh chóng bắt nhịp lại nền nếp cũ, khơi dậy hứng thú và động lực học tập vô cùng quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý học sinh như năm nay.
Sức khỏe học sinh và an toàn trường học được đặt lên hàng đầu.
Không quá nặng nề kiến thức
Theo cô Nguyễn Thị Mỹ Dung, Tổ trưởng Ngữ văn Trường THPT Nguyễn Văn Hai ( Trà Vinh), năm học 2020 – 2021, khung thời gian thay đổi, bậc THPT chỉ còn 35 tuần thực học, nên ngoài những việc theo thông lệ, giáo viên còn nghiên cứu lại hướng dẫn của Bộ GD&ĐT để điều chỉnh bài dạy cho phù hợp với khung thời gian mới.
Cô trò luôn duy trì liên lạc trong hè, học sinh của cô Dung được khuyến khích đọc các tác phẩm văn học sẽ học trong chương trình; ghi vào sổ tay văn học các câu thơ, văn mình yêu thích; viết nhật ký hè để rèn luyện kỹ năng viết văn; sưu tập những bài thơ hoặc tấm gương trong đời sống để làm tư liệu viết văn… Cách làm này giúp học sinh không áp lực, nhưng lại duy trì khá tốt thói quen học tập; từ đó không gặp nhiều khó khăn khi chính thức bước vào năm học mới.
“Đừng quá nặng nề kiến thức trong những buổi học đầu. Tôi thường dành ít phút của tiết học đầu tiên để dặn dò học sinh mua sách giáo khoa môn học. Nếu học sinh khó khăn không thể mua sách, các em sẽ được hướng dẫn làm thủ tục mượn sách ở thư viện, bảo đảm cả lớp đều có sách giáo khoa. Sau đó, nhắc nhở lại nền nếp học tập từ những việc nhỏ nhất. Quan trọng nhất vẫn là nghệ thuật khơi gợi để học sinh học vì yêu thích, chứ không phải vì bắt buộc” – cô Nguyễn Thị Mỹ Dung cho hay.
Đón năm học mới với tâm trạng vui, lo lẫn lộn vì dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường, cô Nguyễn Thị Lan Hương, Trường THPT Cao Bá Quát (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết: Trăn trở lớn nhất vẫn là tâm thế dạy và học thế nào trước yêu cầu, hoàn cảnh đặt ra. “Giáo viên cần có nhiều phương pháp để đưa học trò trở lại với việc học một cách nhiệt tình, như qua các hình thức khởi động chơi mà học theo chủ đề: Chuyển thể kịch bản văn học, sáng tác thơ về lịch sử, các môn tự nhiên, vẽ tranh về địa lí…
Trong giờ dạy, cần giảm bớt lí thuyết tăng thực hành. Có thể thực hiện dạy học tích hợp liên môn cho các nhóm học sinh trong một lớp, hoặc hai lớp khác nhau, tranh luận bày tỏ quan điểm về các vấn đề liên quan nhiều môn học… Buổi đầu, giáo viên nên dành thời gian trò chuyện hỏi han, động viên học trò; sau đó định hướng cách dạy học trong năm, có tham khảo ý kiến của học sinh; làm sao để tiết học đầu trôi đi nhẹ nhàng nhất” – cô Nguyễn Thị Lan Hương chia sẻ kinh nghiệm.
Là giáo viên dạy tiểu học, cô Đặng Thị Hạnh, Trường Tiểu học Mặt Trời Mới, Hà Nội cho rằng: Với đặc thù lứa tuổi, việc rèn nền nếp, quy tắc lớp học cho trẻ trước khi dạy kiến thức vô cùng quan trọng. Đây là yếu tố then chốt để thiết lập một lớp học có kỷ luật tốt. Nhưng thay vì chỉ ra một loạt các quy định trong ngày đầu tiên, giáo viên và học sinh nên cùng đưa ra những nội quy của lớp học. Khi học sinh cùng xây dựng kỷ luật, các em có xu hướng thực hiện nghiêm túc và tự giác hơn.
Video đang HOT
Ở góc độ quản lý, cô Mai Thị Bích Nguyện, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT An Vũ (Quỳnh Phụ, Thái Bình) nêu quan điểm: Để học sinh sớm ổn định nền nếp học tập, trước hết yêu cầu giáo viên thực hiện nghiêm túc khẩu hiệu của trường: “Xem trường là nhà, coi học sinh là con”; gần gũi, nắm bắt hoàn cảnh gia đình, tâm tư học sinh; luôn động viên, khích lệ học sinh học tập; quan tâm giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn….
“Chúng tôi sẽ tổ chức tọa đàm về kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh. Đồng thời, tổ chức sân chơi vận động, trí tuệ để tạo hứng thú cho học sinh. Các lớp tổ chức hoạt động tập thể vui chơi, bổ ích, học mà chơi, chơi mà học; cũng như các hoạt động gắn với thực tế địa phương…” – cô Nguyện chia sẻ.
Bảo đảm an toàn trường học được các cấp chính quyền tại Yên Bái quan tâm.
Tạo đà trước khi tăng tốc
Là chuyên gia tâm lý học, PGS.TS Nguyễn Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các Khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) cho rằng: Trong những ngày đầu tiên khi trở lại trường, giáo viên nên nới lỏng, để cho học sinh thích ứng lại với môi trường học tập; đừng chỉ quan tâm chạy theo chương trình. Những ngày đầu tiên có thể chỉ dạy 1/2 khối lượng kiến thức theo lịch trình, còn lại dành thời gian cho các hoạt động giao lưu và giáo dục ngoài giờ lên lớp.
“Giáo viên, lãnh đạo nhà trường cần bảo đảm tuần đầu tiên quay trở lại trường phải cực kỳ an toàn. Mọi xích mích nhỏ phải được để tâm tới. Tuần đầu nên tạo điều kiện để có nhiều không gian bạn bè, cô trò chia sẻ, thông cảm và hiểu nhau về những áp lực trong thời gian cách ly. Giáo viên tạo mọi điều kiện để học sinh đặt câu hỏi; làm rõ với trẻ các thông tin về kỳ học sẽ diễn ra và kết thúc thế nào, việc công nhận lên lớp hoặc thi cử ra sao; giải đáp mọi thắc mắc và bình thường hóa mọi lo lắng…” – PGS Trần Thành Nam gợi ý.
Bên cạnh những nội dung trên, tuần đầu tiên nên dành thời gian cho việc công bố nội quy và kỳ vọng của giáo viên; trong đó lưu ý các quy tắc, luật lệ rõ ràng, hướng đến dạy những kỹ năng cơ bản cho học sinh. Xây dựng hệ thống thưởng phạt phân minh và tạo cơ hội để học sinh trải nghiệm các thành công (bằng cách điều chỉnh nhiệm vụ cho phù hợp khả năng để nhận phần thưởng). Điều này rất quan trọng để tạo dựng lại nền nếp. “Sau khi xây dựng, củng cố lại nội quy, giáo viên cần thực hiện nhất quán theo các biện pháp quản lý hành vi lớp học tích cực” – PGS Trần Thành Nam nhấn mạnh.
Lưu ý sức khỏe tâm thần của học sinh thời gian này quan trọng hơn là kiến thức, PGS Trần Thành Nam nhấn mạnh việc tổ chức hỗ trợ về tâm lý cho học sinh thích nghi lại với trường học; trao đổi về những vấn đề khi bắt đầu năm học, đặc biệt trong hoàn cảnh vừa học vừa chống dịch.
Năm cách giúp con học ngoại ngữ mới nhanh hơn
Nói ngoại ngữ cùng con ngay từ nhỏ, giúp con xây dựng thói quen học một tiếng mỗi ngày là những gì phụ huynh nên làm.
Ngoại ngữ không chỉ giúp con bạn có nhiều lợi thế hơn khi nộp hồ sơ ứng tuyển vào một trường đại học, cải thiện kỹ năng giao tiếp, hỗ trợ con trong các chuyến du lịch và phát triển sự nghiệp, nó còn giúp phát triển bão bộ, bảo vệ con khỏi chứng mất trí nhớ sau này.
Sau khi giúp con quyết định học thêm ngoại ngữ nào, bạn có thể làm một số điều sau đây để học nhanh hơn:
1. Nói ngoại ngữ cùng con
Nếu bạn đã biết song ngữ hoặc đa ngôn ngữ, hãy nói chuyện với con bằng những ngôn ngữ đó càng sớm càng tốt. Tiếp xúc liên tục với những ngôn ngữ này từ nhỏ sẽ giúp trẻ phát triển khả năng ngoại ngữ theo cách rất tự nhiên.
Việc bắt đầu học ngôn ngữ sớm cũng rất hữu ích vì giúp trẻ coi đa ngôn ngữ là điều tự nhiên, từ đó dễ dàng hình thành các kỹ năng ngôn ngữ cơ bản như cách nhấn nhá và phát âm, làm nền tảng để tiếp thu kỹ năng ngôn ngữ khác tốt hơn trong tương lai.
Việc nghe bạn nói ở nhà, dù là cách tiếp cận thụ động với ngoại ngữ, vẫn góp phần giúp con làm quen với ngôn ngữ mới. Bạn cũng có thể cùng học từ vựng với con mỗi ngày bằng cách sử dụng những hình minh họa hay các ứng dụng học ngôn ngữ thân thiện với trẻ nhỏ.
Ảnh: Shutterstock.
2. Giúp con hình thành thói quen học tập
Với những đứa trẻ ở đội tuổi mới lớn, bạn nên cố gắng thúc đẩy con hình thành thói quen học tập một cách nghiêm túc, lành mạnh để có thể phát triển kỹ năng ngoại ngữ. Việc luyện tập chăm chỉ sẽ tạo nên sự hoàn hảo. Vì vậy, hãy đảm bảo con sẽ luyện các kỹ năng viết, đọc hiểu và xem lại những bài đã học thường xuyên. Sự luyện tập lặp đi lặp lại cũng giúp trẻ nhớ bài lâu hơn và có kiến thức nền vững chắc hơn.
Nếu được, bạn có thể lập kế hoạch cho con học ngoại ngữ khoảng một tiếng mỗi ngày. Điều này sẽ hiệu quả hơn là cho chúng kết nối với ngôn ngữ chỉ 1-2 lần mỗi tuần.
3. Thúc đẩy con đọc sách
Sách dành cho trẻ em chứa nguồn từ vựng đa dạng và kiến thức cơ bản về cấu trúc ngôn ngữ, ngữ pháp, giúp trẻ có thể xây dựng nền tảng tốt để học ngôn ngữ mới.
Nếu con còn quá nhỏ, chưa biết đọc, bạn có thể đọc truyện bằng tiếng nước ngoài cho con nghe mỗi ngày. Nó vừa giúp con tiếp nhận ngôn ngữ mới, vừa nuôi dưỡng niềm yêu thích đọc sách tự nhiên.
Với những đứa trẻ lớn hơn, bạn cần khuyến khích chúng đọc sách nhiều hơn nhưng cũng cần chú ý tìm mua các đầu sách phù hợp với trình độ của con ở từng thời điểm. Nếu con muốn đọc cuốn sách yêu thích như Harry Potter bằng thứ ngoại ngữ đang tiếp cận, bạn nên ủng hộ con.
4. Tìm kiếm chương trình truyền hình hay cho con xem
Bạn có thể bật chương trình truyền hình bằng tiếng nước ngoài để con tiếp cận với ngoại ngữ một cách thụ động. Nếu con còn nhỏ, hãy thử thay đổi cài đặt ngôn ngữ trong chương trình yêu thích của chúng trên Netflix. Hầu hết chương trình có sẵn bằng nhiều ngôn ngữ và những đứa trẻ đã tiếp xúc với ngôn ngữ đó sẽ không cảm thấy khó khăn khi theo dõi chương trình yêu thích bằng tiếng nước ngoài như bạn nghĩ.
Với những đứa trẻ ở độ tuổi lớn hơn, chúng sẽ chỉ thích xem các chương trình phù hợp với độ tuổi hay bộ phim siêu anh hùng. Bạn cần tìm hiểu sở thích và lắng nghe đề xuất của chúng. Việc thường xuyên xem một chương trình trò chuyện kéo dài khoảng 20 phút bằng tiếng nước ngoài có thể giúp con học cách làm theo các đoạn hội thoại, học được những từ lóng và cách dùng từ địa phương.
5. Cho con học tập ở nước ngoài
Bạn không nhất thiết phải đầu tư tiền của cho con đi du học trong bốn năm mà còn có lựa chọn khác như đăng ký một khóa học ngôn ngữ ở nước ngoài trong kỳ nghỉ hè hoặc bất kỳ thời điểm nào rảnh rỗi trong năm.
Chỉ cần vài tuần sống và học ngoại ngữ ở một quốc gia mà ngôn ngữ con đang học là tiếng mẹ đẻ, quá trình học tập của con sẽ được thúc đẩy phần nào và quan trọng hơn là chúng được truyền cảm hứng để đầu tư nhiều hơn vào học ngoại ngữ. Điều này đặc biệt hữu ích với những thanh thiếu niên mất động lực, không thấy lợi ích thực sự của ngôn ngữ mới.
Bảy dấu hiệu của cha mẹ 'dọn đường' Cha mẹ "dọn đường" làm mọi thứ để con thành công. Tuy nhiên, chính sự bao bọc quá mức có thể gây hại cho con nhiều hơn là lợi. Trang Moms chỉ ra dấu hiệu của kiểu cha mẹ "dọn đường" để bạn tự đánh giá và có thể rút kinh nghiệm. 1. Làm thay công việc của con Việc trẻ em, thanh...