Bát nháo tiếng Anh bổ trợ
Hàng loạt trường tiểu học, THCS tại TP.HCM tổ chức giảng dạy tiếng Anh bổ trợ và các phần mềm bổ trợ tiếng Anh, gây khó khăn cho phụ huynh trong việc lựa chọn chương trình phù hợp.
Tiếng Anh bổ trợ được giảng dạy theo Quyết định 448/QĐ ngày 31/10/2012 của UBND TP.HCM (phê duyệt đề án phổ cập, nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp TP.HCM giai đoạn 2011-2020). Tuy nhiên, việc giảng dạy các chương trình này ở các trường hiện quá lôm côm, mập mờ khiến phụ huynh phản đối.
Thay đổi xoành xoạch
Theo quyết định của UBND TP.HCM, các trường tăng cường sử dụng những chương trình tiếng Anh bổ trợ nhằm nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp dưới dạng xã hội hóa. Lãnh đạo Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết theo nguyên tắc, các trường được quyền hợp đồng với giáo viên nước ngoài có giấy phép để dạy tiếng Anh, kinh phí sẽ xã hội hóa. Tùy theo từng chương trình tiếng Anh mà có thể giảng dạy trong chương trình chính khóa hoặc chương trình buổi hai.
Thực tế tại các trường, việc thực hiện các chương trình này khá lộn xộn. Năm học 2015-2016, chương trình tiếng Anh AMA được nhiều trường hợp đồng và đưa vào giảng dạy như là tiếng Anh bổ trợ thì gần đây bỗng dưng biến mất khỏi… bản đồ trường học. Thay vào đó là sự xuất hiện của tiếng Anh Dyned gần như độc quyền và vài phần mềm tiếng Anh khác.
Học sinh tại TP HCM trong giờ học tiếng Anh. Ảnh: Tấn Thạnh/Người Lao Động.
Ông H.H, một phụ huynh có con đang theo học tại trường Tiểu học Trần Quốc Thảo (quận 3), cho biết năm trước, khi con anh vào lớp 1, trường tổ chức dạy tiếng Anh tự chọn và dùng giáo trình Family and Friends. Thế nhưng, năm nay, khi con ông lên lớp 2, tiếng Anh Dyned đã “nhảy vào chào hàng phụ huynh”.
Theo ông H., họ đầu tư hẳn một phòng theo chuẩn Dyned trong trường, phụ huynh nào đăng ký cho con thì các em học theo chương trình buổi hai, với thời lượng 2 tiết/tuần, 160.000 đồng/tháng.
Trong khi đó, tại Trường THCS Lê Quý Đôn (quận 3), nhiều phụ huynh cho biết đang có rất nhiều chương trình tiếng Anh cùng triển khai như tiếng Anh tích hợp, tiếng Anh tăng cường, tiếng Anh ngoại ngữ 2…; hoàn toàn không dạy và học theo sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT.
Một phụ nữ có con đang học lớp 8 phàn nàn phụ huynh không biết, mua bộ sách giáo khoa tiếng Anh của Bộ GD&ĐT về coi như phải bỏ vì không học. Khi con bà học lớp 6, 7 phải mua giáo trình tiếng Anh Dyned với giá 350.000 đồng/bộ. Năm nay, khi con bà lên lớp 8, nhiều phụ huynh phản đối tiếng Anh Dyned nên trường chuyển qua tiếng Anh Access, xem như bộ giáo trình kia phải bỏ.
Video đang HOT
Nhiều phụ huynh than phiền dù mức phí ban đầu 240.000 đồng, sau tăng lên 280.000 đồng/tháng nhưng tiếng Anh Dyned là chương trình không có gì đặc sắc. Học sinh học trên máy tính, làm bài trên máy nhưng không may máy trục trặc, không lưu được bài là xem như không có điểm.
Lợi nhuận ‘khủng’ từ tiếng Anh bổ trợ
Một chuyên gia về giáo dục phổ thông nhận xét việc đa dạng các hình thức giảng dạy tiếng Anh là cần thiết trong bối cảnh cần nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ. Tuy nhiên, việc cho phép sử dụng quá nhiều chương trình bổ trợ, hỗ trợ học ngoại ngữ chẳng khác nào biến trường học thành nơi kinh doanh. Phụ huynh được chào hàng các dịch vụ, ai có tiền thì dùng dịch vụ tốt và ngược lại.
Hiện nay, hàng loạt trung tâm ngoại ngữ mọc lên, săn lùng các hợp đồng dạng liên kết với nhà trường. Việc liên kết với nhà trường là hình thức kinh doanh nhẹ nhàng, an toàn và lợi nhuận “khủng”, đương nhiên phần trăm trích lại cho các trường cũng không nhỏ.
“Khi phải tìm từng học viên thì hợp tác với trường là cách làm hiệu quả và lâu dài nhất, vì số học sinh ổn định, có sẵn cơ sở vật chất. Chỉ cần mỗi trường có 300 học sinh đăng ký học thì con số thu về đã lớn lắm rồi”, chuyên gia nêu trên phân tích.
Nhiều trường đặt phụ huynh vào tình thế không chọn không được vì cách sắp xếp thời gian học tiếng Anh bổ trợ đẩy họ vào chuyện đã rồi. Chẳng hạn, theo quy định với tiếng Anh tăng cường, trường sắp xếp 2 tiết bổ trợ vào thời gian chính khóa. Nếu phụ huynh không đồng ý thời gian đó thì phải đón con em về. Cách làm mập mờ này mang tiếng tự nguyện nhưng phụ huynh không tự nguyện cũng không được.
Đa dạng hóa các phần mềm bổ trợ
Mới đây, Sở GD&ĐT TP.HCM đã có công văn nêu rõ: Việc giảng dạy các phần mềm bổ trợ triển khai khi được phép của cấp có thẩm quyền, thực hiện trên tinh thần tự nguyện của học sinh và phụ huynh, không bắt buộc.
Các phần mềm bổ trợ cụ thể là Dyned, Phonics Learning Box UK, E- Study, I-Learn- I- Smart, sử dụng tài liệu kèm theo phần mềm bổ trợ đã được Bộ GD-ĐT và sở thẩm định cho phép.
Sở GD&ĐT TP.HCM cũng quy định các trường dùng nguồn kinh phí xã hội hóa chi trả cho giáo viên bản ngữ, phần mềm bổ trợ với sự đồng thuận, tự nguyện của phụ huynh. Cần đa dạng hóa các phần mềm bổ trợ, không ưu tiên riêng phần mềm bổ trợ nào để dạy hết các chương trình tiếng Anh.
Theo Zing
Bộ GD&ĐT dừng thi giải Toán, Tiếng Anh qua mạng
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT, cho biết từ năm học 2017-2018, bộ này tạm dừng các cuộc thi giải Toán, Tiếng Anh trên mạng.
Theo Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành, các cuộc thi trên mạng dành cho học sinh được tổ chức thời gian qua rất ý nghĩa và thiết thực, giúp các em mở mang kiến thức, nâng cao cơ hội thực hành. Tuy nhiên, sau nhiều năm tổ chức, Bộ GD&ĐT cần rà soát, nâng cấp nội dung, ngân hàng câu hỏi để đáp ứng tính chất cuộc thi.
Giảm những cuộc thi không cần thiết
Ông Thành cho rằng hiện tại, số lượng các cuộc thi còn nhiều và chồng chéo, không nhận được sự đồng tình của xã hội. Một số cuộc thi chủ yếu tập trung việc kiểm tra kiến thức lý thuyết đã học trong trường, còn hạn chế trong việc tạo cơ hội để các em rèn luyện, trải nghiệm, qua đó phát triển kỹ năng và hình thành năng lực học sinh.
Thời gian vừa qua, như báo chí phản ánh, có những trường hợp vì áp lực thành tích mà phụ huynh "ép" học sinh phải luyện thi. Điều này trái với tinh thần của sân chơi ở cấp phổ thông.
Vì vậy, Bộ GD&ĐT chủ trương tinh giản các cuộc thi để đảm bảo chất lượng và hiệu quả, đáp ứng mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT). Ảnh: Giáo Dục Thời Đại.
Cuối tháng 5/2017, Bộ GD&ĐT đã gửi công văn tới các sở GD&ĐT, trường phổ thông trực thuộc bộ, yêu cầu tinh giảm cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh phổ thông.
Trong đó, bộ yêu cầu các sở chỉ tổ chức một số cuộc thi gắn liền hoạt động dạy và học chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Theo ông Thành, sau khi rà soát, số lượng cuộc thi đã giảm mạnh.
"Hiện nay, số lượng cuộc thi mà các địa phương đề xuất tiếp tục duy trì chỉ còn khoảng 50% so với trước đây. Nội dung và hình thức thi đáp ứng yêu cầu tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, ưu tiên tổ chức hình thức thi trực tuyến", ông Thành thông tin.
Rà soát kỹ để giữ đúng tinh thần sân chơi trí tuệ
Thông tin thêm về việc năm học 2017-2018 Bộ GD&ĐT sẽ tạm dừng tổ chức thi giải Toán, Tiếng Anh trên mạng, ông Thành cho hay: "Các cuộc thi kiến thức như giải Toán, Tiếng Anh qua mạng những năm qua đã đáp ứng được yêu cầu tăng cường vận dụng kiến thức học được từ các môn trong nhà trường.
Do đã được tổ chức khá nhiều năm, chúng ta cần rà soát cả về nội dung, phương thức tổ chức để đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học sinh theo yêu cầu đổi mới giáo dục. Vì vậy, trong năm học tới, bộ tạm dừng tổ chức các cuộc thi này".
Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cũng cho biết việc không sử dụng kết quả các cuộc thi trên mạng vào ưu tiên tuyển thẳng trong tuyển sinh đầu cấp không ảnh hưởng nhiều đến công tác tuyển chọn học sinh của các trường đặc thù.
Theo ông Thành, công văn của Bộ GD&ĐT đã nêu rõ: "Không sử dụng kết quả của các cuộc thi do sở GD&ĐT chủ trì tổ chức và thành tích của học sinh do sở GD&ĐT cử đi tham gia các cuộc thi quốc tế vào việc đánh giá kết quả học tập của học sinh từ năm học 2017-2018, tuyển thẳng trong tuyển sinh đầu cấp học từ năm học 2018 - 2019".
Đối với hệ THPT, đây chỉ là nhắc lại quy định tại Thông tư số 11/TT-BGDĐT ban hành quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT. Theo đó, đối tượng được tuyển thẳng vào THPT được quy định tại khoản 1 điều 7: "Học sinh đoạt giải cấp quốc gia trở lên về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học".
Học sinh đoạt giải tại các cuộc thi do địa phương tổ chức và các cuộc thi ở ngoài nước mà địa phương đưa đi tham dự không phải là đoạt giải cấp quốc gia.
Với tuyển sinh THCS, tại Công văn số 1258/BGDĐT-GDTrH ngày 17/3/2015 về việc không thi tuyển vào lớp 6, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn, nếu cơ sở giáo dục có số lượng học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh, các sở GD&ĐT chỉ đạo cơ sở giáo dục này căn cứ quy định hiện hành để xây dựng phương án tuyển sinh phù hợp, trình cấp có thẩm quyền ở địa phương xem xét quyết định.
Như vậy, Bộ GD&ĐT cũng đã giao quyền tự chủ cho các trường trong tuyển sinh đầu cấp THCS. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho các trường đặc thù tuyển sinh được học sinh có chất lượng theo yêu cầu riêng của trường, mà việc tổ chức thi vào lớp 6 như trước đây không đáp ứng được.
ViOlympic là cuộc thi giải Toán quốc gia trên Internet bằng tiếng Việt và tiếng Anh cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trên toàn quốc, được Bộ GD&ĐT và Tập đoàn FPT phối hợp tổ chức.
Qua 9 năm tổ chức, đây là sân chơi quen thuộc của các em học sinh phổ thông. Mặc dù cuộc thi mang tính chất tự nguyện nhưng không ít phụ huynh, giáo viên vì thành tích đã khiến học sinh gặp áp lực thi cử.
Theo Zing
3 thí sinh được tuyển thẳng vào Học viện Khoa học quân sự Học Viện khoa học Quân sự vừa công bố danh sách thí sinh được tuyển thẳng. Theo đó, có 3 thí sinh được tuyển thẳng vào trường gồm: Vũ Văn Tùng, ở Bắc Giang, giải ba học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh được tuyển thẳng vào ngành Ngôn ngữ Anh; Phạm Hoàng Anh, ở Nam Định, giải nhì học sinh giỏi...