Bát nháo đào tạo liên thông
Đào tạo liên thông (LT) đang bị bóp méo từ tuyển sinh đầu vào đến quá trình đào tạo. Tệ hại hơn khi những người thực hiện đang lợi dụng nó chỉ nhằm lôi kéo người học.
“Tặng” điểm cho thí sinh
Điều đáng báo động là chất lượng đầu vào của hệ đào tạo LT quá thấp. Hiện nay việc tuyển sinh đào tạo LT do các trường tự tổ chức nên khá tùy tiện.
“”Việc biên soạn giáo án cũng qua loa rút ngắn cho phù hợp với thời gian trên lớp”" – Một giảng viên nói về chương trình dạy liên thông
Theo quy định về đào tạo LT, đề thi các môn cơ bản được lấy từ ngân hàng đề của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT). Tuy nhiên, hiện hầu hết các trường đều tự ra đề thi, tự tổ chức thi và xét trúng tuyển.
Một giảng viên dạy LT cho biết: “Thí sinh tham gia thi tuyển LT hầu hết là đỗ”. Nhiều nơi khi thông báo chiêu sinh còn đưa ra những thông tin rất hấp dẫn về đầu vào. Thông báo chiêu sinh đào tạo LT lên ĐH của trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tại Trường trung cấp Kinh tế kỹ thuật Hà Nội cho biết: “Tạo điều kiện thuận lợi về đầu vào cho những SV tham gia dự thi”. Một văn phòng tuyển sinh cho Trường ĐH Điện lực khi thông báo chiêu sinh còn cam kết “tỷ lệ đỗ tới 99% nếu ôn tập đầy đủ!”. Chúng tôi liên hệ trực tiếp với cán bộ tuyển sinh ở một số nơi thông báo chiêu sinh chương trình LT của các trường ĐH Điện lực, ĐH Công đoàn, ĐH Công nghiệp Hà Nội đều được khẳng định là sẽ dễ đậu.
Video đang HOT
Có trường còn tùy tiện “tặng” điểm cho thí sinh dự thi. Trường ĐH Đông Á tự đặt ra một chính sách tặng điểm. Thí sinh có bằng tốt nghiệp loại khá sẽ được cộng 0,5 điểm vào kết quả thi tuyển sinh, loại giỏi được cộng 1 điểm. Một trung tâm tuyển sinh LT của Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội còn thông báo cho thí sinh nợ thi đầu vào.
Nhận xét về thực trạng này, một chuyên gia giáo dục không khỏi bức xúc: “Việc ồ ạt đào tạo LT và đào tạo liên kết, cấp bằng chính quy của các trường ĐH có nguy cơ dẫn đến một nền giáo dục kém chất lượng. Hơn nữa, hệ thống việc làm sẽ có nguy cơ mất cân bằng, thậm chí khủng hoảng khi có quá nhiều cử nhân “ra lò” với chất lượng thấp, trong khi công nhân có tay nghề lại thiếu trầm trọng”.
Một lớp liên thông của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tại Trường trung cấp Kinh tế kỹ thuật Hà Nội.
Cắt xén thời gian đào tạo
Bộ GD-ĐT quy định người học theo hình thức học ban ngày, tập trung liên tục tại trường mới được cấp bằng chính quy. Tuy nhiên, hầu hết các trường đều mở lớp LT ngoài giờ nhưng lại cấp bằng chính quy. Ví dụ, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng tổ chức các lớp học toàn bộ vào buổi tối từ 18 giờ đến 21 giờ 15; Trường ĐH Văn Hiến có lớp học vào buổi tối trong tuần và các ngày cuối tuần; Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng tổ chức lớp học từ 17 giờ 50 đến 21 giờ các ngày trong tuần; Trường ĐH Đông Á cũng có các lớp trong và ngoài giờ hành chính; Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho phép sinh viên (SV) đăng ký lớp học ngoài giờ, tập trung theo đợt hoặc liên tục…
Không chỉ học ngoài giờ, nhiều trường như ĐH Điện lực, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Công đoàn, ĐH Lao động Xã hội… còn tổ chức học 3 buổi/tuần nhưng vẫn cấp bằng chính quy.
Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Chút – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến – nói: “Các trường tổ chức lớp học LT chính quy vào buổi tối hoặc ngày cuối tuần là có nguyên nhân. Một phần vì các trường thiếu cơ sở vật chất nên không có phòng ốc vào ban ngày, nhưng quan trọng hơn là để đáp ứng nhu cầu người học. Đối tượng học LT chủ yếu vừa đi làm vừa đi học, nếu không tổ chức lớp học ngoài giờ thì sẽ không có học viên”.
Đáng nói dù chỉ có 3 buổi/tuần nhưng thời gian đào tạo của các khóa học này vẫn là 1 năm rưỡi từ CĐ lên ĐH và 2 năm rưỡi từ trung cấp (TC) lên ĐH. Chính vì vậy chương trình đào tạo bị cắt xén. Một giảng viên tham gia giảng dạy LT cho biết: “Việc biên soạn giáo án cũng qua loa rút ngắn cho phù hợp với thời gian trên lớp, chẳng hạn SV học ban ngày 6 tiết/buổi trong khi học tối lớp LT chỉ còn 2 tiết. Tệ hơn, một số trường ĐH còn tổ chức LT cho SV từ các ngành khác, chẳng hạn một số thí sinh học toán, lý, hóa LT lên ngành điện tử viễn thông, công nghệ thông tin… Thời gian đào tạo có 2 năm trong khi đào tạo chính khóa tối thiểu là 4 năm. Một số trường có học bổ sung và chuyển đổi, tuy nhiên việc học này chỉ là hình thức vì thời gian nhồi nhét, SV không thể nắm được hết kiến thức”.
Lý giải vì sao các trường lại cấp bằng chính quy cho hệ LT, một cán bộ của Bộ GD-ĐT thừa nhận: “Hiện nay khi giao chỉ tiêu, Bộ GD-ĐT giao chung hệ LT với các hệ tại chức, văn bằng 2. Đây là những chỉ tiêu thuộc giáo dục không chính quy. Tuy nhiên, quy định về LT lại cho phép cấp bằng chính quy cho đối tượng học ban ngày và tập trung liên tục, nên các trường đã tự động chuyển những chỉ tiêu này sang hệ chính quy nhưng Bộ GD-ĐT lại không kiểm soát được”.
Cỡ nào cũng vào học được Theo quy định của Bộ GD-ĐT: Đối với đào tạo LT từ trình độ TC lên ĐH, người có bằng tốt nghiệp TC phải có ít nhất 3 năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển. Đối với LT trình độ từ CĐ lên ĐH, người học có bằng khá được phép dự thi ngay, bằng trung bình phải có ít nhất một năm công tác. Tuy nhiên, khi thông báo chiêu sinh, các trường đã áp dụng quy định này đối với cả hệ LT từ TC lên ĐH. Hiện có nhiều trường ĐH chỉ yêu cầu SV có một năm kinh nghiệm, thậm chí là cho dự thi ngay nếu có bằng tốt nghiệp loại khá. Trường ĐH Công đoàn (đặt điểm tuyển sinh và đào tạo tại Trung tâm dạy nghề Q.Thanh Xuân, Hà Nội) năm 2011 tuyển sinh LT từ TC lên ĐH nhưng yêu cầu SV tốt nghiệp trung bình chỉ cần một năm công tác. Trường ĐH Điện lực còn cho phép thí sinh có bằng khá dự thi ngay sau khi tốt nghiệp; loại trung bình thì chỉ cần một năm công tác… Năm 2011, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng thông báo tuyển sinh LT chính quy từ TC lên ĐH 10 ngành. Khi chúng tôi liên lạc trực tiếp với trường thì được khẳng định: “Chương trình LT chính quy từ TC lên ĐH chỉ yêu cầu có tối thiểu một năm kinh nghiệm gắn với chuyên môn”.
Theo TNO
TPHCM: Giáo viên đánh học sinh lớp 2 gãy răng
Chiều ngày 7/12, một cô giáo ở Trường tiểu học Bông Sao (quận 8, TPHCM) lỡ tay đánh vào đầu làm gãy răng một học sinh lớp 2. Theo lời của em Nguyễn Lê Hoàng Long, học sinh lớp 2/7 thì buổi học chiều ngày 7/12, em bị cô giáo N.N.T.L. phạt úp mặt xuống bàn vì tội nói chuyện trong giờ học. "Trong lúc úp mặt, em có hí mắt thì bị cô đánh vào đầu, dập mặt xuống cạnh bàn và gãy một răng cửa hàm trên", Long kể lại.
Học sinh Nguyễn Lê Hoàng Long bị cô giáo đánh gãy răng cửa.
Thế nhưng sau khi Long bị gãy răng, chảy máu, cô L không đưa em đến phòng y tế mà dắt em vào nhà vệ sinh... xúc miệng. Đến chiều bà nội Long đến đón, thấy môi cháu sưng phù, bà mới báo hiệu trưởng nhưng khi đó cô Liên đã ra về.
Ông Trần Hữu Dự, phó hiệu trưởng trường Bông Sao cho biết: "Trường sẽ thành lập hội động kỹ luật xử lý vi phạm của cô L. Trường có quy định, giáo viên không được đánh học sinh bất cứ hình thức nào. Việc của cô L là không thể chấp nhận".
Được biết, cô giáo N.N.T.L đã qua hàng chục năm trời đứng lớp. Cách đây 1 năm, cô T.L. bị trường chuyển sang làm giáo viên dự khuyết (chỉ làm việc một buổi). Theo ông Dự, cô L. trước đó cũng từng một vài lần đánh học sinh.
Theo DT
Khâm phục thầy giáo khiếm thị có 2 bằng ĐH, 1 bằng thạc sĩ Năm anh lên 3 tuổi, căn bệnh sởi quái ác đã cướp đi ánh sáng đôi mắt. 25 năm kiên trì giấc mơ con chữ, đến nay người thầy giáo trẻ đã có 2 tấm bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ và hiện vẫn ấp ủ dự định học lên tiến sĩ. Anh tên Nguyễn Văn Long, là con trai út trong...