Bất ngờ với tường bao nhà trường thu hút “check in”
Tiến tới kỷ niệm 45 năm ngày thành lập, trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) cùng một nhóm họa sĩ đang gấp rút hoàn thành 28 bức tranh bên ngoài tường bao quanh trường. Dù chưa hoàn thiện nhưng nhiều cựu học sinh của trường đã rủ nhau về đây chụp ảnh kỷ niệm.
Được triển khai từ ngày 8/10, dự kiến toàn bộ các bức tranh tái hiện các khung cảnh nổi tiếng của Hà Nội sẽ được hoàn thành vào ngày 14/10/2018 trên các bức tường bao quanh trường THPT Phan Đình Phùng.
Ngoài 3 bức tranh vẽ khung cảnh trường, 25 bức còn lại sẽ là hình ảnh của phố cổ, các địa điểm di tích lịch sử, thắng cảnh đặc trưng của Thủ đô.
Những nhóm cựu học sinh của trường nghe tin đã rủ nhau về ngôi trường nằm trên một trong những con phố có các hàng cây cổ thụ đẹp nhất Hà Nội để chụp ảnh bên những bức tranh đẹp rạng rỡ đang dần được các họa sĩ hoàn thiện.
Bức tường bao quanh trường THPT Phan Đình Phùng trên phố Phan Đình Phùng đang được khoác lên những bức bích họa đẹp ngỡ ngàng.
Bốn họa sĩ phối hợp cùng nhà trường dự kiến sẽ hoàn thành 28 bức bích họa vào ngày 14/10/2018 nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thành lập trường.
Chị Đào Thu Hà (bìa phải) cùng nhóm bạn đều là cựu học sinh trường Phan Đình Phùng khóa 1994 – 1997 nghe tin rất hào hứng rủ nhau về chụp ảnh lưu niệm bên những bức bích họa mới vẽ.
Video đang HOT
Đều tự hào về ngôi trường nằm trên một trong những con phố đẹp nhất đất Hà Thành, những cựu nữ sinh háo hức tạo dáng bên bức tranh tái hiện Chùa Một Cột – di tích lịch sử nổi tiếng của Hà Nội.
Mỗi bức tranh đều được các họa sĩ thể hiện khá tỉ mỉ
Trần Bảo Minh, nam sinh lớp 11 sau giờ tan học tranh thủ chụp lại các bức bích họa để khoe với bạn bè trên mạng xã hội.
Các học sinh trường Phan Đình Phùng sau giờ tan học bên bức tranh thể hiện chính con phố Phan Đình Phùng huyền ảo trong nắng sớm.
Hồng Nhung, nữ sinh lớp 10D4 đang chụp ảnh các họa sĩ vẽ bích họa để viết bài đăng lên trang FB mang tên Humans of Phan Đình Phùng thuộc CLB cùng tên của các học sinh trong trường lập ra chuyên đưa tin tức về các hoạt động của trường Phan Đình Phùng.
Nhung cho biết, để được tham gia vào CLB Humans of Phan Đình Phùng các em đều phải tham gia thi tuyển vào các vị trí phóng viên, biên tập viên.
Người dân, khách du lịch đi qua đây cũng rất tò mò ngắm những bức bích họa. Người đàn ông hành nghề xe ôm công nghệ này đang chụp lại các bức bích họa trong khi đợi khách.
Du khách nước ngoài dừng bước chụp ảnh bức tường bích họa.
Người dân sống quanh khu vực trường tranh thủ chụp ảnh bên bức họa Chùa Một Cột.
Lê Anh Dũng
Theo vietnamnet
Từ cuộc chia tay trong sân trường Trần Đại Nghĩa
"Mấy ngày nay, Sài Gòn mưa rất nhiều, sân trường Trần Chuyên lúc nào cũng ướt đẫm. Và rồi hôm nay, mưa rơi ở Trần Chuyên (cách học sinh gọi Trường chuyên Trần Đại Nghĩa) - cơn mưa ngoài trời, cơn mưa trong lòng tất cả những học sinh, cựu học sinh, giáo viên, công nhân viên dưới mái trường Trần Đại Nghĩa - khi người Thầy hiệu trưởng đáng kính Lâm Triều Nghi chính thức chuyển công tác", đó là những dòng đăng trên trang TĐN Confessions.
Giáo viên, học sinh, cựu học sinh, nhân viên Trường Trần Đại Nghĩa chia tay thầy hiệu trưởng trong nước mắt. Một thời khắc xúc động, chính thầy hiệu trưởng cũng không ngờ trước tình cảm của đồng nghiệp và học trò dành cho mình.
Thầy hiệu trưởng không biết là phải, bởi vì thầy làm việc tận tụy và thương yêu học trò như một điều gì đó rất tự nhiên. Với thầy, làm việc tốt là chuyện thật bình thường, giản dị, trách nhiệm. Thầy không làm vì lời khen, vì tiến thân, mà vì lòng yêu nghề của một nhà giáo thực sự. Chính vì điều đó mà thầy có sức thuyết phục, có sức thu hút mọi người. Sự tận tâm của thầy ghi dấu ấn trong tim của học trò, của đồng nghiệp, và nó có sức lan tỏa đến mọi người, từ đó hoạt động giảng dạy và học tập của trường tốt hơn, chất lượng hơn.
Chính học trò đã viết rằng "Thầy đã đến và đem lại cho chúng em sự tận tâm vô bờ bến". Những trường dạy tốt, học tốt không thể thiếu vắng một thầy hiệu trưởng có tài và có đức, có chuyên môn và có lòng yêu nghề như thầy Lâm Triều Nghi.
Người viết bài này đã được gặp thầy Lâm Triều Nghi khi thầy còn làm Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, cho nên không ngạc nhiên về cuộc chia tay đong đầy nước mắt này.
Có lần, chỉ cần một phụ huynh nhắn tin gặp, thầy Lâm Triều Nghi y hẹn đến ngay. Sau khi nghe vị phụ huynh này muốn giúp đỡ học sinh nghèo của trường đóng học phí, thầy vui mừng và bày tỏ sự biết ơn như nhận cho chính mình. Sau đó, thầy chu toàn từng việc, tìm đúng các em khó khăn thật sự để không làm phụ lòng người hảo tâm. Phải có lòng thương yêu học trò chân thành, vì sự học của dân mình thực sự, mới lo toan chu đáo như vậy.
Và qua thái độ cư xử với phụ huynh, ở thầy còn có một sức thu hút khác, đó là đức khiêm tốn. Làm hiệu trưởng toàn những trường danh tiếng ở TPHCM, nhưng thầy hiền từ, khiêm cung, nhã nhặn trước mọi người.
Hình ảnh đồng nghiệp và học trò khóc chia tay thầy hiệu trưởng trong sân trường Trần Đại Nghĩa thật đẹp, làm cho chúng ta tin rằng còn có rất nhiều người thầy đáng kính, đáng trọng, tình nghĩa thầy trò, truyền thống "tôn sư trọng đạo" vẫn tồn tại trong xã hội.
LÊ THANH PHONG
Theo laodong
Hơn 30 tỷ đồng học bổng được trao tặng tại Lễ khai giảng của UEF Sáng 22/9, trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã tưng bừng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2018 - 2019 và kỷ niệm 11 năm Ngày thành lập trường tại Hội trường Thành phố. 1.453 suất học bổng trị giá hơn 30 tỷ đồng được trao cho sinh viên tại Lễ Khai giảng Nhân dịp khai giảng, UEF...