Bất ngờ với những lý do khiến bạn luôn stress
Dù nghỉ ngơi đầy đủ nhưng bạn luôn cảm thấy sức lực suy giảm hoặc luôn trong tình trạng mệt mỏi. Vậy nguyên nhân là do đâu?
Bạn có tin rằng ngồi nhiều có thể làm chết bạn? Việc ngồi quá nhiều trong quá trình làm việc, sinh hoạt thường ngày như xem TV khiến bạn không hề vận động, làm máu khó lưu thông và cơ thể hay mệt mỏi.
Hãy đứng dậy vận động thay vì ngồi 1 chỗ để giảm stress (Ảnh minh họa)
Hãy dành 20 phút mỗi ngày đi bộ hoặc tập luyện vài động tác thể dục đơn giản để máu dễ lưu thông và cải thiện năng lượng.
Căng thẳng của người khác
Bạn cũng có thể bị stress khi người bạn quen biết phải trải qua một sự việc đau buồn, chẳng hạn như ốm đau, gặp tai nạn hay mắc căn bệnh nguy hiểm.
Hàng ngày chúng ta thường không uống đủ nước lọc mà thay bằng các loại nước giải khát như soda, nước ngọt,…. Những loại nước này chứa rất nhiều đường, dễ dẫn đến mất nước nhiều hơn. Mất nước làm cơ thể kiệt sức và mệt mỏi.
Điều quan trọng là bạn phải uống đủ nước. Hãy bổ sung cho cơ thể 1 ngày 2L nước hoặc các đồ uống bổ sung điện giải lành mạnh.
Video đang HOT
Giải trí
Giải trí giúp bạn thư giãn nhưng cũng có mặt trái của nó: Khi bạn quá bận rộn suy nghĩ về việc gì khác cũng khiến bạn không thể tận hưởng điều đang diễn ra xung quanh.
Thiếu vitamin B12 có thể là do dạ dày kém hấp thu vitamin hoặc ăn chay thường xuyên, vitamin B12 có chủ yếu trong các sản phẩm từ động vật, dẫn đến mệt mỏi, chân bồn chồn và các triệu chứng khác như hay quên.
Theo giadinhvietnam
Lợi ích từ việc uống nước nóng
Bạn sẽ giảm nghẹt mũi, hỗ trợ tiêu hóa, táo bón, giảm cân, ít stress và làm dịu hệ thần kinh trung ương... khi uống nước nóng mỗi ngày.
Ảnh minh họa
Uống nước nóng vào mỗi buổi sáng và trước khi đi ngủ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Cơ thể được bổ sung chất lỏng, cải thiện tiêu hóa, giảm tắc nghẽn và thư giãn. Nước ấm tốt cho cơ thể khi uống ở nhiệt độ 49-60 độ C.
Dưới đây là 10 lợi ích khi uống nước nóng, theo Health Line.
Làm giảm nghẹt mũi
Hơi ấm của nước nóng tạo ra hơi nước. Hít thật sâu hơi nước này, trong khi cầm một cốc nước nóng có thể giúp nới lỏng các xoang bị tắc và giảm đau đầu. Ngoài ra, uống nước nóng còn làm ấm cổ, giúp cổ họng dịu đi do bị tích tụ chất nhầy.
Hỗ trợ tiêu hóa
Uống nước nóng làm dịu và kích hoạt đường tiêu hóa. Khi nước di chuyển qua dạ dày và ruột, các cơ quan tiêu hóa được bổ sung nước và có thể loại bỏ chất thải.
Nước nóng khiến ruột co lại, tạo điều kiện để thoát chất thải từ ruột ra ngoài, giảm táo bón.
Làm dịu hệ thần kinh trung ương
Uống nước nóng có thể làm dịu hệ thống thần kinh trung ương và bôi trơn cơ thể, nhất là với người bị viêm khớp.
Giữ nước cho cơ thể
Nên bắt đầu ngày mới và trước khi đi ngủ bằng một ly nước nóng. Uống 2 lít nước mỗi ngày sẽ bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
Hỗ trợ giảm cân
Nước nóng giúp đường ruột co lại để loại bỏ chất thải, có lợi cho quá trình trao đổi chất, giảm cơn đói.
Cải thiện tuần hoàn cơ thể
Tắm nước ấm giúp các cơ quan tuần hoàn gồm động mạch và tĩnh mạch mở rộng, mang máu đi khắp cơ thể. Uống nước nóng có tác dụng tương tự, nhất là với người bị huyết áp, tim mạch, cải thiện giấc ngủ.
Giảm mức độ căng thẳng
Uống nước nóng giúp cải thiện các chức năng của hệ thần kinh trung ương, bạn sẽ cảm thấy bớt lo lắng.
Giảm độc tố
Khi uống nước nóng hoặc tắm nước ấm, hệ nội tiết cơ thể kích hoạt dẫn đến hiện tượng đầu đổ mồ hôi, giúp thải độc và chất kích thích do tiếp xúc với môi trường.
Giảm triệu chứng đau nhức
Những người bị hội chứng achalasia gặp khó khăn khi nuốt, thức ăn như bị mắc kẹt (chứng khó nuốt) trong thực quản thay vì di chuyển đến dạ dày. Uống nước ấm có thể giúp những người bị đau bụng tiêu hóa thoải mái hơn.
Lưu ý:
Uống nước quá nóng có thể làm hỏng các mô trong thực quản, đốt cháy vị giác và làm bỏng lưỡi. Không nên uống nước nóng nếu bạn làm việc trong điều kiện khí hậu nóng hoặc tập thể dục.
Có thể thêm một chút cam quýt chanh vào nước trước khi uống.
Thùy An
Theo VNE
Vì sao ăn chay vẫn bị máu nhiễm mỡ? Tôi ăn chay nhiều tháng nay nhưng vừa rồi đi xét nghiệm vẫn bị cảnh báo máu nhiễm mỡ. Người ăn chay vốn đã chẳng ăn miếng thịt mỡ nào, tôi chẳng biết điều chỉnh ra sao. Bạn đọc Trần Ng.H.N (nam, 45 tuổi, TP HCM) hỏi: Cách đây 4 tháng vì lý do sức khỏe nên tôi tạm chuyển sang ăn chay,...