Bất ngờ với danh tính chủ nhân mộ cổ hoành tráng nhất Bình Dương
Không thể ngờ người an nghỉ ở khu lăng mộ cổ đổ nát, hoang phế này là vị đại gia giàu nhất Thủ Dầu Một, nức tiếng cả xứ Nam kỳ xưa.
” Mộ ông Lân” là tên mà người dân địa phương dùng để gọi khu mộ cổ hoang phế có quy mô lớn, nổi tiếng bậc nhất tỉnh Bình Dương. Khu mộ nằm ở địa phận phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một.
Đây là một quần thể kiến trúc lăng mộ kiểu truyền thống của giới quý tộc xưa, được xây dựng rất công phu, với các công trình chính từ trước ra sau là cổng tam quan, khu mộ phần gồm ba ngôi mộ có tường bao quanh và khu nhà thờ.
Người dân sống trong vùng không ai biết khu mộ được hình thành khi nào, là nơi an nghỉ của ai. Chỉ biết đây là phần đất thuộc quyền quản lý của dòng họ Trần – dòng họ có truyền thống lâu đời ở Thủ Dầu Một.
Theo một số tư liệu, khu lăng mộ này thuộc về ông Trần Văn Lân, người giàu nhất tỉnh Thủ Dầu Một xưa, nay là tỉnh Bình Dương.
Ngược dòng thời gian, ông tổ của dòng họ Trần là ông Trần Công Tính sinh năm 1805 làm nghề đóng thuyền. Ông sinh được ba người con trai là Trần Văn Miên, Trần Văn Long và Trần Văn Lân.
Video đang HOT
Lớn lên, những người anh em họ Trần tiếp tục nối nghiệp cha, trong đó ông Trần Văn Lân làm cả nghề buôn gỗ. Ông từng có nhiều trại cưa nằm ven sông Sài Gòn cũng như ở vùng rừng núi thượng nguồn dòng sông này ở phía biên giới giáp với Campuchia.
Là người nhạy bén trong kinh doanh, cơ nghiệp của ông Lân không ngừng mở rộng. Ông đã tích tụ được khối tài sản khổng lồ, trở thành người giàu nhất đất Thủ, được cả xứ Nam Kỳ biết đến.
Các con ông Trần Văn Lân cũng rất thành đạt. Trong đó, phải kể đến ông Trần Văn Hổ, làm đến Đốc phủ, một chức quan khá lớn lúc bấy giờ.
Căn nhà của ông Trần Văn Hổ được xem là có một không hai ở Bình Dương, được xây dựng trong hơn ba năm liền. Công trình khánh thành năm 1890, nay là một di tích lịch sử cấp quốc gia, tọa lạc tại số 18 Bạch Đằng, TP. Thủ Dầu Một.
Do thăng trầm của thời cuộc mà các hậu duệ họ Trần tứ tán khắp nơi, bỏ lại nhiều tài sản cùng khu mộ tổ ở Thủ Dầu Một. Khu lăng mộ hoành tráng một thời của ông Trần Văn Lân đã nằm trong tình trạng hoang phế nhiều thập niên, trở thành phế tích đổ nát.
Dù không còn nguyên vẹn, những đường nét kiến trúc tinh xảo của công trình vẫn khiến hậu thế trầm trồ thán phục. Có dịp ghé thăm Thủ Dầu Một, nhiều du khách phương xa không bỏ lỡ dịp tìm đến khu cổ mộ này để cảm nhận thời vàng son của gia tộc lừng lẫy đất Thủ xưa…
Đôi bạn thân thích cắm trại quanh TP.HCM
Trước dịch, cả hai chưa từng nghĩ những chuyến đi dã ngoại gần sẽ thú vị đến thế. Tuy nhiên, xu hướng du lịch mới đã thay đổi quan điểm của họ.
Phan Thế Anh (phải) và Phan Nhân (Mike Nhân Phan, trái) là 2 giảng viên đại học. Thế Anh làm việc tại Bình Dương còn Phan Nhân dạy học ở TP.HCM. Thỉnh thoảng, họ lại cùng nhau thực hiện những chuyến du lịch, có khi là đi nước ngoài.
Thực sự, xưa nay chúng tôi thích đi xa hơn. Tuy nhiên, thời gian gần đây, đại dịch ảnh hưởng nhiều tới du lịch. Ngoài ra Nhân lại có gia đình, do đó, việc đi xa tương đối khó khăn. "Chúng tôi hướng đến các hoạt động cắm trại, du lịch gần an toàn. Tôi chưa từng nghĩ những chuyến đi như vậy sẽ thú vị đến thế", Thế Anh chia sẻ.
Các địa điểm gần TP.HCM được đôi bạn yêu thích nhất là Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Ưu tiên của họ là những khu hồ rộng rãi, thoáng đãng và đẹp cũng là yếu tố quan trọng. Thế Anh nói ngoài việc là bạn thân, cả hai cũng thích đi du lịch cùng nhau vì chung đam mê nghệ thuật. Anh yêu thích chụp hình còn Phan Nhân thường quay lại những clip ngắn sau mỗi chuyến đi. Trước các chuyến đi, họ đều không suy nghĩ nhiều bởi bộ đôi này thuộc tuýp thích sẽ phải làm ngay.
So với các chuyến đi trước kia, Phan Nhân thừa nhận loại hình du lịch gần, cắm trại gần TP.HCM có nhiều bất tiện. Ngày trước, họ thích những nơi có dịch vụ 5 sao đầy đủ tiện nghi. Tuy nhiên, những chuyến đi kiểu mới cũng đem đến nhiều trải nghiệm thú vị. Cả hai nói điều quan trọng nhất là cảm giác an toàn hơn do không phải tiếp xúc với nhiều người. Trong ảnh, cổng trời Mũi Nghinh Phong (Vũng Tàu).
"Chúng tôi cũng gặp đủ chuyện trong những chuyến đi gần thế này. Lần thì tới nơi dựng lều xong mới phát hiện không có máy đánh lửa để nấu ăn. Nhìn chung, không hẳn cứ yên bình mới là chuyến đi hoàn hảo. Sự cố và bất tiện đôi khi khiến chuyến đi đáng nhớ hơn", Phan Nhân nói.
Nếu để nói về điểm dã ngoại gần TP.HCM đáng đi nhất, Thế Anh chọn Vũng Tàu. Anh cho biết hoàng hôn hay bình minh ở đây thực sự lãng mạn. Ngoài ra, với view biển, tâm hồn của mọi người cũng thư thái hơn.
Phan Nhân lại thích các điểm đến có hồ như hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng, hồ Đá Đen, hồ Châu Pha. Anh chia sẻ cắm trại quanh hồ đem đến cảm giác bình yên. Trải nghiệm ngắm hoàng hôn hay bình minh đẹp chẳng thua ngoài biển. Mặt khác, gió ngoài biển đôi khi mạnh làm hạn chế hoạt động bên ngoài lều. "Có lần, tôi cắm trại ở bãi biển Long Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu) nhưng phải về sớm vì buổi chiều tối gió rất mạnh", anh nói.
Đồi cừu suối Nghệ (Bà Rịa Vũng Tàu) cách TP.HCM khoảng 70 km. Cánh đồng bạt ngàn này là nơi người dân chăn thả hơn 400 con cừu. Chúng chủ yếu được nuôi để lấy thịt và lông. Tuy nhiên, nơi này cũng dần trở thành điểm check-in ưa thích của nhiều du khách, đặc biệt những người trẻ.
Đôi bạn thân chia sẻ sau những chuyến đi gần, họ nhận thấy đây là loại hình du lịch phù hợp với những người trẻ. "Việc chuẩn bị thực tế cũng tốn khá nhiều công sức. Tôi nghĩ loại hình cắm trại quanh TP.HCM phù hợp với những bạn trẻ hơn người có tuổi. Ngoài ra, chi phí cũng rất rẻ và không gian lại chill. Tuy nhiên, các bạn cần đặc biệt lưu ý yếu tố an toàn nếu đi một mình hoặc theo nhóm nhỏ", Phan Nhân nói.
Cần gì đi Hàn, sát Sài Gòn cũng có nơi check-in lá vàng lãng mạn 'rụng tim' Dù đã xuất hiện từ lâu, nhưng không phải tín đồ du lịch nào cũng biết về những cánh rừng siêu thơ mộng này. Chắc hẳn những bạn ở Sài Gòn không ai là chưa từng mê mẩn những khung cảnh mùa thu lá rơi lãng mạn của Hà Nội, những cây phong lá đỏ ở Canada, Hàn Quốc... Cầu được, ước thấy!...