Bất ngờ tranh luận quanh bìa SGK Lịch sử lớp 7 có hình Vạn Lý Trường Thành
Mặc dù từng được đưa vào sử dụng toàn quốc khoảng năm 2003, sách giáo khoa (SGK) Lịch sử lớp 7 của NXB Giáo dục lại bất ngờ tạo nên tranh luận khi trang bìa in hình Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc).
Theo đó, một số ý kiến cho rằng, Việt Nam không thiếu các hình ảnh lịch sử tiêu biểu như: Hoàng Thành Thăng Long, Kinh Thành Huế, Mỹ Sơn… có thể nhắc đến. Vì thế việc in hình Vạn Lý Trường Thành lên bìa SGK lớp 7 là không cần thiết.
Một số ý kiến khác cũng có ý kiến tương tự cho rằng, có thể có nhiều hình ảnh khác đại diện cho lịch sử thế giới, không nhất thiết phải là Vạn Lý Trường Thành.
Tuy nhiên, không ít người đánh giá hình ảnh này hoàn toàn bình thường, không có gì đáng bàn cãi bởi đây là một công trình tiêu biểu của nhân loại, là một phần trong tiến trình lịch sử thế giới.
Trước những tranh luận trên, trao đổi với PV Dân trí sáng 15/8, PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ – Chủ biên SGK Lịch sử lớp 7 cho biết, những hình ảnh mà nhiều người lan truyền trên mạng về trang bìa của 2 cuốn sách trên là chính xác.
Bìa SGK Lịch sử lớp 7 có hình ảnh Vạn Lý Trường Thành (Ảnh: H. Phan)
Ảnh bìa SGK bài tập lớp 7 (Ảnh: H.Phan).
Ông cho hay, cuốn SGK này đã được in từ những năm 2002 đến nay, đã gần 20 năm nay. Sở dĩ bìa sách giáo khoa Lịch sử lớp 7 có hình ảnh Vạn Lý Trường Thành là bởi trong cuốn sách này có đề cập đến lịch sử phong kiến Trung Quốc. Trong khi đó, Vạn Lý Trường Thành đại diện cho đất nước này và cũng là kì quan thế giới, do đó quyết định chọn để in.
Video đang HOT
Các cuốn sách khác trong bộ SGK Lịch sử phổ thông cũng chọn hình ảnh bìa với tinh thần tương tự. Cụ thể, sẽ chọn một hình ảnh đại diện cho nội dung của phần lịch sử Việt Nam và lịch sử Thế giới mà cuốn sách đó thể hiện đến để làm ảnh bìa. Chẳng hạn, SGK Lịch sử lớp 6 thì in hình đấu trường Roma của Ý…
SGK lịch sử lớp 6 có hình ảnh đấu trường La Mã
Và bìa sách lịch sử lớp 8 có hình ảnh cách mạng Pháp
Trả lời câu hỏi tại sao không chọn hình ảnh của nước Nga, Mĩ hay một số nước châu Âu khác để đặt cạnh hình ảnh của Việt Nam trên trang bìa sách Lịch sử, PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ cho hay: “Những năm trước đây, đương nhiên điều này cũng vẫn được thực hiện, tức có cả hình ảnh thắng cảnh của các quốc gia khác bên cạnh Việt Nam trên bìa sách, không phải của Việt Nam với hình ảnh của Trung Quốc.
Cũng theo PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, việc lựa chọn các hình ảnh in trên trang bìa cũng như các trang trong của cuốn sách đều được các bộ phận phân loại, cân nhắc và sử dụng sao cho cân đối, phù hợp và được kiểm duyệt từ các đơn vị chức năng có thẩm quyền.
Trao đổi với PV Dân trí sáng 15/8, ông Nguyễn Văn Tùng – Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết, hình ảnh minh họa in ở trang bìa thể hiện một phần nội dung bên trong cuốn sách.
Cụ thể, lớp 7, học sinh đã học về lịch sử thế giới trong đó có lịch sử Trung Quốc thời phong kiến. Việc lấy hình ảnh của Vạn Lý Trường Thành nhằm gợi mở nội dung của sách.
Cũng theo ông Tùng, cuốn SGK Lịch sử 7 được Hội đồng thẩm định quốc gia thông qua, được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành sử dụng trong toàn quốc từ năm 2003 cho đến nay. Và thực tế, SGK Lịch sử lớp 7 đã được sử dụng ổn định từ đó đến nay.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Thi THPT quốc gia 2018: Cách giải câu hỏi khó nhất trong đề thi Toán THPT quốc gia gây tranh luận
Nhiều giáo viên dạy Toán bậc THPT thừa nhận đề thi Toán THPT quốc gia cực khó nhưng lại phân hóa mạnh học sinh; Những câu hỏi khó đang gây tranh luận vẫn có thí sinh giải được và sẽ có em đạt điểm 10 môn Toán trong kỳ thi này nhưng sẽ ít.
Dưới đây là ý kiến nhận định của giáo viên về phổ điểm thi môn Toán và cách giải câu hỏi khó trong đề thi Toán gây tranh luận.
Nhiều giáo viên nhận định: Sẽ có thí sinh đạt điểm 10 môn Toán THPT quốc gia 2018? (Ảnh: Hà Cường)
Liệu có điểm 10?
Cô giáo Nguyễn Ngọc Xuân bộ môn Toán, trường chuyên Hoàng Văn Thụ, tỉnh Hòa Bình nhận định, đề thi THPT quốc gia môn Toán năm 2018 có sự phân hoá rõ ràng. So với Đề thi năm 2017, mức độ tính toán ở 15 câu hỏi cuối (dùng để phân loại học sinh khá, giỏi thực sự) giảm đi 50% nhưng mức độ tư duy thì nặng gấp đôi.
Điều này có lợi cho các học sinh nắm kiến thức sâu sắc, bản chất và có tư duy trong sáng, nhưng lại gây khó khăn cho các học sinh học theo hình thức thuộc bài, thiên về tính toán, đặc biệt các học sinh học thêm ở các lò luyện, học trực tuyến chưa gặp các dạng bài này nhiều.
"Đề thi đã chỉ cho chúng tôi thấy hạn chế của bản thân là không "xoay" các bài tập đã có một cách kỹ lưỡng, thiếu bài toán "tổng hợp" kết nối kiến thức của các chương, các đơn vị kiến thức. Tuy nhiên, tôi tin chắc rằng học sinh ở các trường Chuyên vẫn có nhiều học đạt điểm cao và cả điểm tuyệt đối, 10 điểm nhưng sẽ rất ít" - cô Xuân khẳng định.
Thầy giáo Hoàng Hữu Văn - giáo viên Trường THCS-THPT Newton cho rằng, mức độ nhận biết, thông hiểu chiếm 50%, từ câu 1 đến câu 25, phù hợp để xét điều kiện tốt nghiệp. Mức độ vận dụng và vận dụng cao chiếm 50%, chủ yếu nằm ở nội dung chương trình lớp 12.
Phần này có tính phân loại tốt, phù hợp để xét tuyển các trường đại học, cao đẳng. Học sinh có kiến thức cơ bản có thể có điểm trung bình, học sinh khá có thể đạt được 7 - 8 điểm. Học sinh phải học thật tốt mới có được điểm 9 với đề thi này.
Thầy Hoàng Đăng Thưởng - giáo viên Trường THPT Hưng Hoá, Tam Nông, Phú Thọ nhận định, đề thi đòi hỏi thí sinh phải hiểu chắc kiến thức từ cơ bản đến nâng cao mới có thể làm tốt bài thi. Học sinh khá mới có thể đạt đến 7,5 điểm.
Theo thầy Lê Văn Cường - giáo viên Trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội), để làm được các câu vận dụng cao trong đề, thí sinh phải nắm kiến thức rất vững, kĩ năng vận dụng tốt, hiểu bản chất. Với đề thi này, học sinh đại trà có thể được 5 điểm, nhưng để đạt 8-9 điểm phải là học sinh giỏi và điểm tuyệt đối sẽ rất "hiếm".
Theo một chuyên gia về kiểm tra đánh giá thì đối với câu hỏi thi tự luận và câu hỏi thi trắc nghiệm nhiều lựa chọn có bản chất khác nhau ở điểm: tự luận là yêu cầu viết đáp án, còn trắc nghiệm thì chọn đáp án (đáp án không phải viết mà được cho sẵn để lựa chọn).
Do đó phương pháp trả lời câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn cũng có thể đa dạng hơn so với câu hỏi tự luận. Có thể giải câu hỏi trắc nghiệm có nhiều cách như: tính toán, lập luận, suy luận, loại trừ phương án, giải ngược... không chỉ giải thông thường như tự luận, hoặc trong các bước làm như tự luận sẽ sử dụng các phương pháp nói trên để rút bớt các bước phải tính toán dài dòng.
Dưới đây cô giáo Nguyễn Ngọc Xuân, giáo viên bộ môn Toán, trường chuyên Hoàng Văn Thụ, tỉnh Hòa Bình gửi đến bạn đọc cách giải quyết một số câu hỏi trong những câu hỏi cuối của Mã đề 106 (hầu như các Câu hỏi từ 36 đến 50 ở mỗi Mã đề đều tương tự, chỉ khác nhau về số liệu):
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Đề thi Lịch sử kỳ thi THPT Quốc gia 2018: Xuất hiện nhiều câu hỏi khai thác về nước Nga và Liên Xô Môn Lịch sử năm nay xuất hiện nhiều câu hỏi về Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Đây được cho là điểm khá thú vị của đề thi. Theo đánh giá của các thầy cô tổ Lịch sử (Hệ thống giáo dục Học mãi), năm nay là năm...