Bất ngờ phương án thi THPT, người trong cuộc nói gì?
Chia sẻ về phương án thi THPT quốc gia mới, hiệu trưởng nhiều trường THPT ở TPHCM cho biết họ bất ngờ về phương án này.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT QG 2019 tại TPHCM
“Chúng tôi đã chuẩn bị tâm lý cho việc Bộ GD&ĐT đưa ra quyết định thi hoặc không thi THPT quốc gia như mọi năm. Thế nhưng phương án vẫn thi nhưng chỉ để xét tốt nghiệp, còn tuyển sinh giao cho các trường ĐH, CĐ thì rõ ràng chúng tôi quá bất ngờ”, ông Độ nói.
Theo ông Độ, ngay từ đầu, Bộ GD&ĐT đã giảm tải nội dung, ra đề thi minh họa cho kỳ thi THPT quốc gia với hai mục đích gồm xét tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ. Theo lộ trình đã đề ra, học sinh hoàn toàn có đủ kiến thức để tham gia kỳ thi vào tháng 8, áp lực là có song cũng như mọi năm chứ không hề nặng nề gì.
Ông Nguyễn ình ộ, Hiệu trưởng THPT Thành Nhân (quận Tân Phú) cho biết, nhiều phụ huynh và thầy cô giáo đã gọi điện thoại cho ông để than phiền về sự thay đổi này.
“Tuy nhiên, với phương án thi mới này, rõ ràng đã gây áp lực lên học sinh và các trường rất nhiều bởi có khả năng, các trường sẽ phải tổ chức thêm kỳ thi để tuyển sinh. Như vậy, học sinh sẽ phải tham gia không chỉ một mà thậm chí là hai hoặc ba kỳ thi vào các trường khác nhau…”, ông Độ nói.
Đồng quan điểm, ông Hà Hữu Thạch, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3, cho rằng, phương án duy trì kỳ thi THPT quốc gia mới là không hợp lý trong tình hình này. Theo ông Thạch, nếu chỉ dùng kết quả của kỳ thi để xét tốt nghiệp thì có thể bỏ thi hẳn để giảm ngay áp lực cho học sinh từ thời điểm này. Theo đó, các địa phương sẽ có phương án công nhận tốt nghiệp khách quan, công bằng, Bộ GD&ĐT chỉ cần kiểm tra, giám sát nếu nghi ngờ kết quả. Việc xét tuyển thế nào để các trường ĐH, CĐ tự quyết định.
Video đang HOT
Tương tự, bà Trương Thị Bích Thủy, Hiệu trưởng Trường THPT Trưng Vương (quận 1, TPHCM) cho rằng, việc tổ chức một kỳ thi tầm quốc gia, trong tình hình ngành giáo dục và xã hội đang khó khăn do dịch bệnh chỉ để công nhận tốt nghiệp cho học sinh thì khó có sự đồng thuận của học sinh, phụ huynh và những người làm công tác giáo dục.
Em Nguyễn Quang Anh, học sinh lớp 12 một trường ở quận 12 cho biết, từ khi biết tin về phương án thi mới, em và gia đình trở nên lo lắng hơn. “Thời điểm này, chúng em chỉ mong kỳ thi ổn định chứ không muốn có bất kỳ thay đổi hay xáo trộn gì thêm nữa. Càng thay đổi chỉ làm cho chúng em càng thêm áp lực mà thôi”, Quang Anh nói.
Nguyễn Dũng
Nhiều băn khoăn về phương án thi tốt nghiệp THPT
Với phương án thi tốt nghiệp THPT mà Bộ GD&ĐT vừa đưa ra xin ý kiến Thủ tướng chính phủ, bên cạnh nhiều ý kiến đồng tình, một số băn khoăn phương án này vô hình trung gây áp lực cho học sinh và các trường.
Đề thi cần phân hóa
Trao đổi với phóng viên về phương án thi THPT mà Bộ GD&ĐT vừa đưa ra thầy Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, trong bối cảnh hiện nay phương án mà Bộ đưa ra khá hợp lý.
Theo ý kiến của các chuyên gia, đề thi THPT cần đảm bảo phân hóa được thí sinh.
Tuy nhiên, theo đề xuất của thầy Đức, Bộ GD&ĐT nên xây dựng bộ đề thi THPT có tính phân hóa cao để giúp các trường ĐH, CĐ thuận lợi xét tuyển.
Lý giải về điều này thầy Đức cho rằng, nếu đề thi không có tính phân hóa, không phân loại được thí sinh, việc tuyển sinh của các trường sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Về phương án tự chủ tuyển sinh mà Bộ GD&ĐT đưa ra với các trường ĐH, CĐ thầy Đức cho rằng, nếu đề thi không có tính phân hóa, các trường lại tự chủ tuyển sinh theo các phương án khác nhau thì không những bản thân các trường rơi vào "mê hồn trận" mà bản thân thí sinh cũng rất nhọc nhằn.
"Chẳng hạn một thí sinh muốn thi 3 trường ĐH, phải "khăn gói quả mướp" tới 3 cơ sở khác nhau, điều này thực sự gây áp lực cho thí sinh và phụ huynh", Trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội nêu.
Do vậy chuyên gia này đề xuất Bộ GD&ĐT nên xây dựng một trung tâm khảo thí có đủ năng lực ra bộ đề thi đánh giá đúng năng lực của thí sinh theo các mức phân loại khác nhau để từ đó các trường ĐH, CĐ dù tự chủ song vẫn thuận lợi tuyển sinh.
Quan điểm của ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng đào tạo ĐH Kinh tế quốc dân thì cho rằng, nếu theo phương án mà Bộ GD&ĐT công bố, các trường ĐH hoàn toàn có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào ĐH, việc tổ chức một kỳ thi riêng không phải chuyện đơn giản nói là làm được ngay, cần rất nhiều sự chuẩn bị.
"Khi tiến hành thi, dù là chỉ để xét tốt nghiệp thì đề thi cũng cần phân hóa để đánh giá thí sinh. Vấn đề còn lại là khâu giám sát kỳ thi để bảo đảm khách quan, có chất lượng, công bằng", ông Triệu nhấn mạnh.
Cũng theo ông Triệu, nếu kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn diễn ra như phương án của Bộ GD&ĐT công bố thì ĐH Kinh tế quốc dân sẽ không tổ chức thi riêng, giữ ổn định như các năm trước.
Còn đó băn khoăn
Một số ý kiến khác thì cho rằng, phương án thi của Bộ GD&ĐT chưa thực sự hợp lý và đề xuất, hoặc là tiếp tục tiến hành thi THPT quốc gia như năm 2019 và đề thi có giảm tải hoặc là không tổ chức thi.
Thầy Hà Xuân Nhâm, Hiệu trưởng THPT Phan Huy Chú cho biết, hiện cả nước có hàng trăm trường ĐH, CĐ khác nhau, trường hợp các trường không sử dụng kết quả thi THPT mà tổ chức môt kỳ thi riêng, thời gian gần nhau ngay sau khi thi tốt nghiệp, thí sinh sẽ phải đổ về các thành phố lớn để thi ĐH, như vậy sẽ rất khó khăn.
Chung lo ngại, thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Nội nêu quan điểm, việc chỉ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT dường như đang tạo thêm áp lực cho học sinh.
Phân tích về nhận định này, thầy Bình cho rằng, nếu kỳ thi này phục vụ mục đích chính là xét tốt nghiệp, việc tuyển sinh do các trường ĐH tự chủ, các ĐH có thể sử dụng kết quả kỳ thi để xét tuyển hoặc không.
"Trường hợp nếu trường sử dụng kết quả để xét thì không có gì đáng bàn, xong nếu trường không sử dụng mà tự tổ chức thi, thí sinh sẽ phải trải qua hai kỳ thi áp lực căng thẳng", thầy Bình nói.
Do đó, thầy Nguyễn Quốc Bình ủng hộ việc giữ nguyên kỳ thi THPT quốc gia với 2 mục đích vừa để xét tốt nghiệp và xét tuyển ĐH như những năm trước.
Ý kiến khác thì đưa ra quan điểm, nếu Bộ GD&ĐT giám sát tốt thì kết quả kỳ thi THPT vẫn đủ tin cậy để các trường ĐH, CĐ dựa vào đó xét tuyển; còn nếu bộ chỉ thiết kế đề thi, các khâu còn lại giao cho địa phương mà không giám sát thì kết quả kỳ thi sẽ không đủ tin cậy, việc tuyển sinh vào ĐH, CĐ của các trường sẽ rơi vào tình trạng "ăn may".
D.Ngân
Lúng túng trước sự thay đổi phương án thi THPT Học sinh, lãnh đạo các trường THPT bày tỏ bất ngờ, lúng túng trước sự thay đổi phương án thi, riêng các đại học không quá lo cho việc tuyển sinh. Đón nhận phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Nguyễn Đức, học sinh lớp 12 ở Việt Trì, tỉnh Phú Thọ tỏ ra bối rối. Dự định đăng...