Bất ngờ phát hiện loài hươu cao cổ lùn nhất thế giới
Các nhà khoa học suy đoán lý do một số con hươu cao cổ không sở hữu chiếc chân dài thường gặp có liên quan đến chứng loạn sản xương.
Con hươu cao cổ lùn. Ảnh: BMC Research Notes
Cao lớn là lợi thế cạnh tranh của hươu cao cổ, vì hươu cao cổ có thể hái lá từ những cây cao nhất, vì vậy các nhà khoa học đã vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra hai chú hươu cao cổ lùn ở hai phía khác nhau của châu Phi.
Julian Fennessy, đồng sáng lập của Tổ chức Bảo tồn Hươu cao cổ, nói với Reuters rằng: “Thật hấp dẫn với những gì mà các nhà nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy trong lĩnh vực này. Chúng tôi đã rất ngạc nhiên”.
Hầu hết các con hươu cao cổ đều phát triển đến 15 – 20 feet (4,5 – 6 mét), nhưng vào năm 2018, các nhà khoa học làm việc với tổ chức này đã phát hiện ra một con hươu cao cổ chỉ cao khoảng 2,6 mét ở Namibia.
Ba năm trước đó, họ cũng đã tìm thấy một con hươu cao cổ cao khoảng 2,8 mét trong một công viên động vật hoang dã ở Uganda.
Video đang HOT
Họ đã công bố phát hiện của mình trên Tạp chí Y khoa Anh vào cuối tháng trước.
Trong cả hai trường hợp, hươu cao cổ đều có cổ dài tiêu chuẩn nhưng chân ngắn và khẳng khiu.
Nguyên nhân lý giải điều này được cho là do chứng loạn sản xương (thuật ngữ chung chỉ những chứng bệnh ảnh hưởng tới chiều dài chi, bao gồm chứng lùn), ảnh hưởng đến con người và động vật thuần hóa. Nhóm nghiên cứu cho biết đây là lần đầu tiên hội chứng tương tự loạn sản xương ở hươu cao cổ hoang dã.
Những hình ảnh được chụp lại cho thấy con hươu cao cổ Uganda đứng trên đôi chân dày và cơ bắp trong công viên quốc gia Murchison Falls ở miền bắc Uganda, trong khi một con hươu cao cổ khác với đôi chân dài như bình thường đi phía trước nó.
Fennessy nói rằng, rất có thể chúng sẽ không thể sinh sản với những đồng loại có kích thước bình thường.
Kích thước nhỏ bé còn có thể khiến hươu cao cổ lùn dễ bị săn mồi hơn vì chúng không có khả năng chạy và đá hiệu quả, đây là hai trong những chiến thuật đối phó động vật ăn thịt hiệu quả nhất của loài hươu cao cổ.
Fennessy còn nói đó là do mất môi trường sống, môi trường sống bị chia cắt, dân số ngày càng tăng, đất canh tác nhiều hơn cùng với việc săn bắt trộm động vật, biến đổi khí hậu…đã làm cho số lượng các loài động vật có vú cao nhất thế giới đã giảm khoảng 40% trong vòng 30 năm qua xuống còn khoảng 111.000 con.
Nhưng những nỗ lực bảo tồn đã giúp số lượng bắt đầu phục hồi trong thập kỷ qua, ông nói thêm.
Sư tử giết con non trước mắt hươu cao cổ mẹ
Hươu cao cổ mẹ phát hiện sư tử cái phục kích quá muộn và phải trả giá đắt bằng sinh mạng của con nó.
Sư tử đến gần nhưng hươu cao cổ mẹ không hề biết. Ảnh: Jam.
Cuộc chiến sinh tử giữa mẹ con hươu cao cổ và sư tử cái diễn ra trong khu bảo tồn quốc gia Masai Mara ở Kenya. Con sư tử phục kích giữa lớp cỏ cao cho tới khi đạt khoảng cách đủ gần để lao tới vồ mồi. Nó bám lên cổ hươu non, dùng răng cắn gãy cổ mồi săn và tha đi trước sự bất lực của hươu mẹ. Con mèo lớn nhanh chóng ăn thịt hươu cao cổ non để duy trì nguồn sữa cho đàn con của chính nó đang ẩn náu gần đó.
Hươu mẹ cố gắng bảo vệ con nhưng không thành công. Ảnh: Jam.
Nhiếp ảnh gia Ramachandiran Govindaraj chia sẻ, ông có nhiều cảm xúc lẫn lộn sau khi chứng kiến màn săn mồi. Theo Govindaraj, không lâu trước khi bị sư tử tấn công, hươu cao cổ mẹ và con non một ngày tuổi phải đương đầu với một con linh cẩu đói mồi bám theo chúng suốt 30 phút. Hươu mẹ dẫn con vào sâu trong đồng cỏ nhưng không may rơi vào tầm ngắm của sư tử cái.
Hươu mẹ trơ mắt nhìn sư tử bắt con. Ảnh: Jam.
"Cổ của hươu cho phép chúng trông chừng động vật ăn thịt, nhưng những con non chưa có khả năng này. Đáng tiếc là hươu mẹ không trông thấy con mèo lớn. Hươu cao cổ non có tỷ lệ tử vong lên tới 50% trong 6 tháng đầu đời. Sau khi chúng trưởng thành, chỉ những con sư tử dũng cảm nhất mới dám săn. Vì vậy, sư tử cái quyết định chọn con non", Govindaraj giải thích. Các cán bộ quản lý khu bảo tồn tiết lộ con sư tử cái khoảng 5 - 7 tuổi.
Trong đàn, sư tử cái (Panthera leo) thường phụ trách săn mồi còn sư tử đực có trách nhiệm bảo vệ cả đàn trước mối nguy hiểm hoặc tiêu diệt đối thủ cạnh tranh. Mỗi bầy sẽ có từ hai đến ba con đực trưởng thành sống chung với những con cái. Chúng thường là anh em, hoặc mới kết nạp vào bầy, tạo thành liên minh để bảo vệ con cái. Sư tử là loài động vật ăn thịt đầu bảng, chuyên ăn thịt động vật có vú như linh dương, ngựa vằn, lợn rừng,... nhưng sẽ ăn xác thối khi có cơ hội.
Phát hiện hươu cao cổ lông trắng quý hiếm ở Kenya Cơ quan bảo vệ động vật hoang dã Kenya ngày 30/6 thông báo đã phát hiện con hươu cao cổ lông trắng hiếm gặp trong một khu bảo tồn thuộc sở hữu tư nhân ở hạt Garissa, ở Đông Bắc nước này, nơi tiếp giáp Somalia. Cơ quan bảo vệ động vật hoang dã Kenya phát hiện con hươu cao cổ lông trắng...