Bất ngờ nối tiếp bất ngờ: nhân chứng của Apple tuyên bố mình không xứng có tên trong bằng sáng chế của Qualcomm
Cuối cùng nhân chứng của Apple vẫn xuất hiện tại phiên tòa, nhưng lời làm chứng của anh không nhiều ích lợi như Apple kỳ vọng.
Cuộc chiến pháp lý giữa Apple và Qualcomm lại tiếp tục trong tuần này với việc ra làm chứng của Arjuna Siva, người tưởng chừng như sẽ không xuất hiện tại phiên tòa này nữa. Siva là cựu kỹ sư của Apple và hiện đang làm việc tại Google.
Apple cho rằng, trong thời gian làm việc tại công ty, Siva đã giúp phát minh ra công nghệ được Qualcomm cấp bằng sáng chế mà không được ghi nhận. Tuy nhiên, những lời làm chứng của Siva ngày hôm nay đã vẽ nên một bức tranh hoàn toàn khác về câu chuyện này.
Tuần trước, Apple cho rằng, trong thời gian đàm phán với Qualcomm vào năm 2011, Siva đã đồng phát triển công nghệ để tăng tốc quá trình kết nối lại internet sau khi thiết bị khởi động lại. Tuy nhiên, Qualcomm đã cấp bằng sáng chế cho công nghệ đó và không đề cập đến cái tên Siva như nhà đồng sáng chế. Trong phiên xét xử lần trước, Qualcomm cho rằng Siva “ chẳng đóng góp gì cả” cho công nghệ này.
Apple vừa trải qua một cuối tuần đầy kịch tính với phiên tòa này khi không biết chắc liệu Siva có ra làm chứng hay không, tuy nhiên cuối cùng kỹ sư này đã có mặt tại tòa. Theo một báo cáo từ CNET, Siva tuyên bố rằng trong khi mình có đóng góp một số ý tưởng với bằng sáng chế này, nhưng anh không cho rằng mình là nhà sáng chế của công nghệ này:
“ Tôi không nghĩ tôi xứng đáng là nhà sáng chế.” Siva cho biết tại tòa. Anh cho biết, sự tham gia của mình đã truyền cảm hứng cho một vài yếu tố của công nghệ làm cho quá trình khởi động nhanh hơn. “ Đó là ý tưởng của tôi.” Anh nói tại tòa. Vì vậy anh cũng cho biết, mình “ngạc nhiên” và “hơi khó chịu” sau khi Qualcomm nộp đơn xin cấp bằng sáng chế.
Video đang HOT
Cho dù vậy, tại thời điểm đó Siva cảm thấy “tự hào” vì ý tưởng của mình đã được đưa vào trong sản phẩm cuối cùng. “ Đó là một điều mà tôi thực sự luôn nhớ đến và nhìn lại với sự thích thú.” Siva cho biết. “ Tôi là một đứa trẻ mới ra trường được hai năm rưỡi. Tôi nghĩ đó là một sự kiện lớn đối với tôi.“
Sau phiên làm chứng của Siva, Bill Lin, chuyên gia giám định ( expert witness) cho Apple cho biết, ông tin rằng, vị kỹ sư này “ xứng đáng được đưa vào” bằng sáng chế, ngay cả khi Siva không nghĩ như vậy về bản thân.
Cho dù như vậy, lời làm chứng của Siva có thể gây ra khó khăn cho Apple trong diễn biến sắp tới. Công ty đang lập luận rằng Qualcomm rất cẩu thả trong quá trình cấp bằng sáng chế. Phiên tòa sẽ kết thúc trong tuần này, với việc Qualcomm đang cố chứng minh rằng Apple vi phạm 3 bằng sáng chế của họ. Qualcomm đang yêu cầu bồi thường với số tiền 1,41 USD cho mỗi iPhone vi phạm.
Tham khảo 9to5Mac
Qualcomm yêu cầu Apple phải trả tiền phạt 31 triệu USD cho mọi iPhone bán ra từ năm 2017 đến giờ
Lại có thêm diễn biến mới xoay quanh cuộc chiến giữa Apple và Qualcomm khi mới đây, Qualcomm đã lên tiếng yêu cầu tòa án phải phạt Apple số tiền 31 triệu USD vì đã vi phạm bằng sáng chế của họ từ cuối năm 2017.
Qualcomm hôm 8/3 đã yêu cầu bồi thẩm đoàn tại Tòa án San Diego về việc đòi bồi thường Apple với số tiền 31 triệu USD cho những thiệt hại khi Táo Khuyết vi phạm bằng sáng chế của họ. Con số này tương đương với 1,4 USD tính trên mỗi chiếc iPhone vi phạm bằng sáng chế.
Số tiền 1,4 USD/iPhone và tổng thiệt hại 31 triệu USD cũng đồng nghĩa có khoảng 22 triệu chiếc iPhone đang vi phạm công nghệ của hãng. Được biết, Qualcomm ước tính số tiền bị thiệt hại dựa trên tư vấn của chuyên gia kinh tế Patrick Kennedy, người đã đứng ra làm chứng cho Qualcomm trong phiên tòa mới nhất.
Ông tính số tiền mà Qualcomm bị thiệt hại dựa trên doanh số iPhone bán ra từ tháng 7/2017 khi Apple bắt đầu sử dụng chip modem của Intel. Trước đó, Apple đã bắt đầu sử dụng kết hợp giữa chip Intel và Qualcomm trên iPhone 7 nhằm đa dạng hóa nguồn cung linh kiện và tránh bị phụ thuộc.
Tuy nhiên vụ kiện phát sinh ngay từ đầu năm 2017 đã khiến mối quan hệ giữa hai bên xấu đi và buộc Apple phải "cạch mặt" Qualcomm và chuyển sang dùng chip Intel từ đó tới nay.
Theo hồ sơ vụ kiện, Qualcomm và Apple đang cùng nhau tranh luận về việc liệu Apple có đang vi phạm ba bằng sáng chế mà Qualcomm thưa kiện hay không. Một trong ba bằng sáng chế gồm có phương pháp cho phép smartphone kết nối Internet nhanh chóng ngay sau khi khởi động. Bằng sáng chế thứ hai liên quan đến quy trình xử lý đồ họa và thời lượng pin.
Trong khi đó bằng sáng chế cuối cùng liên quan đến thuật toán giúp ứng dụng di động có thể tải dữ liệu nhanh hơn bằng cách điều hướng lưu lượng dữ liệu giữa bộ xử lý ứng dụng và modem.
Chỉ trong Q4/2018 (Q1/2019 theo cách tính của Apple), Apple đã thu về khoản lợi nhuận lên tới 20 tỷ USD. Do đó rõ ràng khoản tiền phạt 31 triệu USD chẳng nhằm nhò gì với Apple. Tuy nhiên nếu Qualcomm là bên thắng cuộc và chứng minh được rằng, công nghệ của họ đang "nằm trong tim" của mỗi chiếc iPhone trên thị trường, hãng chắc chắn sẽ ghi điểm còn Apple thì mất điểm trầm trọng trong mắt giới công nghệ và người tiêu dùng vì nghi ngờ thiếu trung thực.
Apple và Qualcomm bắt đầu "đấu khẩu" và lôi nhau ra tòa kể từ tháng 1/2017. Khi đó Apple kiện Qualcomm với số tiền 1 tỷ USD, chủ yếu là số tiền giảm giá phí bản quyền khi Apple sử dụng độc quyền chip của Qualcomm nhưng chưa được thanh toán. Tất nhiên phía Qualcomm cũng phản đối vụ kiện trên và không ngại đáp trả với hàng loạt các vụ kiện tại nhiều quốc gia.
iPhone SE hiện vẫn đang sử dụng chip modem của Qualcomm
Trong đó, Qualcomm kiện Apple trao các bí mật về chip cho công ty đối thủ Intel. Một số vụ kiện khác tại Trung Quốc và Đức đã thành công và phần nào khiến Apple lao đao vì bị tòa án ra lệnh cấm bán một số mẫu iPhone vi phạm bằng sáng chế.
Mới đây hôm thứ Năm (7/3), Apple đã thừa nhận bị chơi khăm trong một vụ kiện bằng sáng chế. Cụ thể nhân chứng Arjuna Siva, một cựu kỹ sư của Apple đột nhiên không ra hầu tòa để tố cáo Qualcomm.
Phía Apple cáo buộc Qualcomm đã tác động tới nhân chứng và tiết lộ, luật sư mới của Siva là một đối tác cũ của Quinn Emanuel, công ty luật đại diện cho Qualcomm. Trước đó, Siva đồng ý làm chứng cho Apple với điều kiện anh này sẽ trở thành đồng phát minh một trong số bằng sáng chế đang tranh cãi trên.
Diễn biến vụ kiện bằng sáng chế giữa Apple và Qualcomm chắc chắn sẽ còn kéo dài và tiếp tục trong vài tới tuần tới.
Tham khảo Macrumors
Cú "lật kèo" bất ngờ: Apple mất nhân chứng chủ chốt trong vụ kiện Qualcomm Hôm thứ 5 vừa qua, Apple cho biết nhân chứng quan trọng của mình trong một vụ kiện bằng sáng chế chống lại Qualcomm không có ý định xuất hiện tại toà lần nữa - một cú twist đầy kịch tính trong cuộc chiến pháp lý lâu dài giữa hai gã khổng lồ công nghệ Apple và Qualcomm đang đối đầu nhau gay...