Bất ngờ 5 nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
Biếng ăn là vấn đề thường gặp ở trẻ, gây ảnh hưởng xấu cho sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ.
Dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.
Biếng ăn ở trẻ là khi trẻ ăn không đủ khẩu phần ăn theo nhu cầu, dẫn đến trẻ có biểu hiện chậm tăng trưởng. Có khoảng 25% đến 35% trẻ ở lứa tuổi chập chững biết đi và lứa tuổi mẫu giáo được cha mẹ cho là kén ăn, biếng ăn.
Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
Trẻ biếng ăn do tâm lý, do sợ
Đây là nguyên nhân thường gặp và khá phổ biến, do cha mẹ không hiểu tâm lý trẻ. Biếng ăn tâm lý thường xảy ra khi trẻ có cảm giác bị ép buộc vào một khuôn khổ nào đó như phải ngồi một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn, phải mang khăn ăn, bị quy định phải ăn hết phần ăn của mình trong một thời gian cố định, không khí bữa ăn căng thẳng, kể tội hoặc nói xấu trẻ trong bữa ăn, cho thuốc vào thức ăn, vào sữa…
Ở một góc độ nào đó do trẻ thay đổi tâm sinh lý trong quá trình phát triển và điều này cũng sẽ dẫn đến biểu hiện biếng ăn hay kén ăn.
Một số trẻ sợ ăn vì cha mẹ cho ăn bổ sung quá sớm (trước 6 tháng tuổi) khi trẻ phát triển chưa đầy đủ phản xạ và khả năng phối hợp để đáp ứng với chế độ ăn bổ sung. Ở một số trẻ sợ ăn vì những đau đớn, cảm giác khó chịu trẻ đã trải qua trước đó như hóc, khó thở, đặt ống thông mũi – dạ dày… cũng khiến trẻ lười ăn.
Do sợ thức ăn lạ
Nhiều trẻ chưa được ăn món lạ nên phản ứng lại, hoặc trẻ đã từng ăn món đó một lần nhưng sợ hãi nên sẽ phản ứng không ăn nữa. Tuy nhiên, nếu cho trẻ tập làm quen dần với thức ăn mới, thức ăn lạ thì trẻ sẽ chấp nhận. Nếu cha mẹ không biết cách xử lý giai đoạn sợ thức ăn mới này thì sẽ có tình trạng trẻ không ăn, biếng ăn. Nhiều trẻ chỉ thích ăn những mùi vị, màu sắc quen thuộc mà trẻ tin tưởng, thấy ngon miệng.
Biếng ăn ở trẻ là khi trẻ ăn không đủ khẩu phần ăn theo nhu cầu. Ảnh minh họa.
Do thức ăn bổ sung không hợp lý
Ngược lại với một số trẻ sợ thức ăn mới, nhiều trẻ lại chán ngấy món ăn quen thuộc, điều này gây nên tình trạng không ăn, biếng ăn. Một số trẻ uống quá nhiều các loại nước uống như sữa, nước trái cây hoặc ăn quá nhiều bánh, kẹo sẽ làm trẻ giảm cảm giác thèm ăn và không ăn được các thức ăn giàu năng lượng và dinh dưỡng. Cho trẻ ăn vặt giữa các bữa chính và các bữa phụ cũng có thể ảnh hưởng đến khẩu vị của trẻ.
Do thói quen cho trẻ ăn của cha mẹ
Hầu hết trẻ nhỏ ở giai đoạn tập đi đều thích bắt chước hành vi ăn uống của cha mẹ, gia đình và trẻ xung quanh. Gia đình và bạn bè chính là những tấm gương để trẻ xây dựng sở thích và thói quen ăn uống hợp lý.
Thói quen ăn uống của trẻ ảnh hưởng rất nhiều từ thói quen và hành vi ăn uống của cả gia đình. Do đó, nếu gia đình có những thói quen ăn uống không lành mạnh, ít nhiều cũng sẽ tác động đến trẻ, từ đó hình thành những thói quen xấu, khiến trẻ trở nên biếng ăn.
Do bệnh lý
Video đang HOT
Một số trẻ cũng có thể bị biếng ăn vì các bệnh cấp tính do nhiễm khuẩn, nhiễm virus đường hô hấp ( viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm amidan…), đường tiêu hóa (viêm dạ dày, viêm ruột…). Nhiễm ký sinh trùng (giun, sán), cảm cúm, viêm tai, thiếu máu, viêm họng, lở miệng… đều là những bệnh có thể làm cho trẻ biếng ăn.
Sau mỗi lần ốm mặc dù đã được chữa khỏi nhưng trẻ cũng sẽ chán ăn, biếng ăn, kén ăn. Nhất là khi bị nhiễm khuẩn phải dùng kháng sinh, hàm lượng vitamin và khoáng chất bị mất đi nhiều, nhất là vitamin A, C, nhóm B, magie, sắt, kẽm… sẽ khiến trẻ biếng ăn.
Cần làm gì khi trẻ biếng ăn?
Khi trẻ có biểu hiện biếng ăn, chán ăn, cha mẹ cần thay đổi thức ăn cho trẻ hàng ngày, cho trẻ ăn nhiều món khác nhau và các thức ăn trẻ thích.
Cho trẻ ăn cân đối các dạng thức ăn khác nhau, không nên cho trẻ ăn quá nhiều tinh bột hoặc quá nhiều thịt, cá. Thay đổi cách chế biến để trẻ ăn ngon miệng. Trang trí, chuẩn bị món ăn đẹp, nhiều màu sắc, hương vị hấp dẫn. Chuẩn bị một số thức ăn nhỏ, mềm, bắt mắt để trẻ có thể tự cầm và tự ăn.
Cha mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày và ăn xen kẽ các bữa phụ. Nếu trẻ từ chối ăn một loại thức ăn mới, không nên ép trẻ mà sẽ thử lại vào thời điểm khác. Không cho trẻ ăn quà vặt như bánh, kẹo, nước ngọt… trước bữa ăn, vì sẽ làm trẻ mất cảm giác đói, cảm giác thèm ăn, điều này khiến cho trẻ không chịu ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng khác. Cho trẻ ăn khi trẻ thấy đói. Khi trẻ từ chối ăn, không nên ép trẻ ăn mà đợi trẻ thấy đói, muốn ăn và đòi ăn thì cho trẻ ăn.
Thời gian ăn của trẻ nên giới hạn trong khoảng 20 – 30 phút. Cha mẹ cần cho trẻ vận động, chơi hoặc tắm trước khi ăn để trẻ có cảm giác đói.
Cho trẻ ăn cùng bạn, cùng gia đình. Cha mẹ ăn thức ăn của trẻ hoặc cho trẻ ăn thức ăn của mình nếu phù hợp để động viên trẻ ăn. Khen thức ăn ngon, khen ngợi trẻ, khuyến khích trẻ để trẻ tự tin và thích thú khi ăn. Nên cho trẻ tự xúc ăn, tự cầm thức ăn để ăn và kết hợp hỗ trợ trẻ trong khi ăn.
Không nên dùng các thuốc kích thích ăn ngon cho các trường hợp trẻ biếng ăn, có thể bổ sung vitamin và chất khoáng nếu chất lượng bữa ăn của trẻ chưa đảm bảo, tuy nhiên cần theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đưa trẻ đến cơ sở y tế khám nếu trẻ có các biểu hiện:
Không tăng cân trong hai tháng liên tiếp;
Trẻ biếng ăn trong một thời gian dài;
Trẻ chậm chạp, không đùa nghịch;
Trẻ bị ốm, sốt, ho, tiêu chảy, đau trong miệng, họng…
4 ảnh hưởng của suy dinh dưỡng đến trẻ cha mẹ cần biết
Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt năng lượng và các chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể trẻ.
Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ
Có thể phân loại suy dinh dưỡng trẻ em ra 3 thể:
Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: Do tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến cân nặng thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới, được xác định khi cân nặng thấp hơn với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới (dưới -2SD). Thể nhẹ cân phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài cũng như tình trạng thiếu dinh dưỡng tại thời điểm đánh giá.
Suy dinh dưỡng thể thấp còi: Do tình trạng chậm tăng trưởng kéo dài dẫn đến trẻ không đạt được chiều cao cần có của một đứa trẻ cùng tuổi ở quần thể tham khảo, được xác định khi chiều cao thấp hơn với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới (dưới -2SD). Thể còi cọc phản ánh tình trạng chậm phát triển mạn tính, kéo dài từ trong quá khứ, có thể bắt đầu sớm từ giai đoạn bào thai do mẹ bị thiếu dinh dưỡng.
Suy dinh dưỡng thể gầy còm: Khi chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao của trẻ tụt xuống thấp đáng kể so với chỉ số nên có ở quần thể tham khảo, được xác định khi cân nặng theo chiều cao thấp hơn với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới (dưới -2SD). Thể gầy còm phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng cấp tính do tình trạng không lên cân hoặc đang tụt cân.
Suy dinh dưỡng có thể xảy ra do thiếu cung cấp, tăng tiêu hao dưỡng chất hoặc cả hai.
Thiếu cung cấp:
-Không cung cấp đủ lương thực, thực phẩm.
-Trẻ biếng ăn, ăn không đủ nhu cầu.
-Chế độ ăn nghèo nàn, cách chế biến không phù hợp, thiếu năng lượng và dưỡng chất.
Tăng tiêu hao:
-Trẻ bị bệnh, nhất là bệnh kéo dài.
-Rối loạn tiêu hóa - hấp thu.
-Nhiễm ký sinh trùng đường ruột.
-Thất thoát chất dinh dưỡng do bệnh lý.
Trong đa số trường hợp thì suy dinh dưỡng xảy ra do sự kết hợp của cả 2 cơ chế, vừa giảm năng lượng ăn vào vừa tăng năng lượng tiêu hao (Ví dụ, trẻ bệnh nhưng mẹ lại cho ăn kiêng).
Suy dinh dưỡng có thể xảy ra do thiếu cung cấp, tăng tiêu hao dưỡng chất hoặc cả hai. Ảnh minh họa.
Suy dinh dưỡng dẫn đến hệ lụy gì?
Thiếu năng lượng và các chất dinh dưỡng có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Tình trạng này có thể để lại hậu quả nặng nề như trẻ chậm phát triển thể chất, trí não, sức đề kháng yếu, tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng đến trẻ nhỏ bao gồm:
Suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ bệnh nhiễm trùng
Suy dinh dưỡng và thiếu vi chất (thiếu đạm, sắt, kẽm, vitamin...) làm hệ miễn dịch của trẻ yếu đi nên dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, phải sử dụng kháng sinh thường xuyên, gây biếng ăn, tiêu hóa kém, không hấp thụ được dưỡng chất, càng làm suy dinh dưỡng nặng hơn.
Rối loạn các chức năng cơ thể, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe
Tình trạng suy dinh dưỡng sẽ làm cho các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn. Các cơ quan bị ảnh hưởng nặng nề nhất là gan, tim và thận, có thể dẫn đến gan thoái hóa mỡ, suy tim, suy thận...
Thiếu vi chất cũng gây nhiều vấn đề sức khỏe. Ví dụ thiếu vitamin A gây khô giác mạc, quáng gà, ảnh hưởng xấu đến thị giác của trẻ; thiếu sắt, đạm và một số vitamin nhóm B gây thiếu máu; thiếu đạm, canxi, kẽm, vitamin A,D, K... ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, thiếu đạm gây phù...
Chậm phát triển thể chất
Ảnh hưởng trên tầm vóc. Thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng trên chức năng toàn bộ các hệ cơ quan của cơ thể, kể cả hệ cơ xương, nhất là ở giai đoạn 1000 ngày đầu đời (giai đoạn bào thai và 2 năm đầu). Suy dinh dưỡng sớm và kéo dài làm cho trẻ phát triển còi cọc, khi trưởng thành có tầm vóc thấp, tăng nguy cơ béo phì về sau.
Chậm phát triển tâm thần
Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não bộ trong giai đoạn trẻ dưới 6 tuổi do thiếu hụt các chất cần thiết cho sự phát triển não và trí tuệ của trẻ như chất béo, chất đường bột, sắt, iốt, DHA, Taurine...
Trẻ bị suy dinh dưỡng cũng thường chậm chạp, hay gặp các vấn đề về ngôn ngữ, trí nhớ và giao tiếp xã hội, kéo theo sự giảm khả năng chú ý, học tập, tiếp thu.
Lời khuyên thầy thuốc
Phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, cha mẹ cần chú ý:
Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu: Sữa mẹ luôn là thức ăn đầu đời hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh và là thức ăn tốt, được trẻ chấp nhận trong giai đoạn sau. Sữa mẹ ngoài cung cấp chất dinh dưỡng còn cung cấp các yếu tố chống lại bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý nhiễm trùng.
Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bằng bữa ăn hợp lý: Tập cho trẻ ăn dặm khi bắt đầu 6 tháng tuổi. Cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (bột đường, đạm, béo), không kiêng khem, có thể duy trì sữa mẹ trong thời gian dưới 2 tuổi. Nếu không có sữa mẹ đủ, lựa chọn loại sữa thay thế phù hợp.
Vệ sinh an toàn thực phẩm: Là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ trẻ tránh các bệnh nhiễm trùng đường ruột, giun sán... Chọn lựa thực phẩm tươi cho trẻ, tránh bảo quản dài ngày, trừ trường hợp có tủ cấp đông đúng quy cách, hạn chế cho trẻ dùng các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, nấu nướng thức ăn chín kỹ.
Vệ sinh môi trường - vệ sinh cá nhân cho trẻ và người chăm sóc trẻ.
Theo dõi biểu đồ tăng trưởng cho trẻ hàng tháng: Nhằm phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng hoặc các nguy cơ nếu có và can thiệp sớm.
Ngừa và trị bệnh: Điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy... không lạm dụng kháng sinh mà chỉ dùng kháng sinh đúng chỉ định, đủ liều, đủ thời gian, chăm sóc dinh duỡng tích cực trong thời gian bệnh và phục hồi dinh dưỡng sau thời gian bệnh.
Tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng cho trẻ từ 2 tuổi.
Khuyến khích trẻ tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục sẽ giúp cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bình thường và bài tiết chất độc không mong muốn ra khỏi cơ thể. Nếu trẻ không thích tập thể dục, bạn có thể tổ chức một số trò chơi vui nhộn hoặc đưa trẻ đi bơi, đạp xe.
Viêm amidan quá phát ở trẻ và những biến chứng nguy hiểm Viêm amidan quá phát là tình trạng amidan có kích thước to hơn bình thường và gặp khó khăn khi nói, thở và nuốt. Nếu trẻ bị viêm nhiễm lâu ngày và nhiều lần thì sẽ khiến trẻ bị còi cọc, chậm lớn. Viêm amidan quá phát nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây những biến chứng nguy hiểm, làm ảnh...