Bắt nghi phạm gửi thư chứa chất cực độc cho Trump
Giới chức Mỹ bắt một phụ nữ bị tình nghi gửi thư chứa chất cực độc ricin tới Nhà Trắng, đề tên người nhận là Trump.
Một quan chức hành pháp Mỹ hôm 20/9 cho biết nữ nghi phạm, hiện chưa được công bố danh tính, bị bắt ở biên giới Mỹ – Canada khi đang tìm cách nhập cảnh vào Mỹ. Lúc bị bắt, người phụ nữ này mang theo một khẩu súng trong người.
Công tố viên Mỹ tại thủ đô Washington dự kiến đưa ra cáo trạng truy tố đối với người phụ nữ này.
Vụ bắt diễn ra sau khi giới chức Mỹ đầu tuần trước phát hiện phong bì được gửi tới trung tâm xử lý thư tín Nhà Trắng chưa chất độc ricin. Bức thư đề tên người nhận là Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Một nguồn tin nói với CNN rằng lá thư được gửi từ St. Hubert, Quebec, Canada và chứa một loại bột có đặc tính giống như bột thầu dầu. Hai xét nghiệm được tiến hành sau đó cho thấy trong bột này có ricin.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) chưa bình luận về vụ bắt nghi phạm. Quan chức Cơ quan Mật vụ cũng chưa xác nhận sự việc. Giới chức đang điều tra thêm các phong bì tương tự được gửi đến địa chỉ ở Texas có thể liên quan người phụ nữ nói trên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trao đổi với báo chí trước khi rời Nhà Trắng hôm 19/9. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
FBI trước đó một ngày cho biết người dân Mỹ không bị ảnh hưởng trong vụ này. “FBI, Cơ quan Mật vụ và Cục Thanh tra Bưu điện Mỹ đang điều tra lá thư khả nghi xuất hiện ở cơ sở xử lý thư tín chính phủ. Không có mối đe dọa nào với cộng đồng vào thời điểm này”, FBI ra thông cáo cho hay, thêm rằng mọi thư tín gửi đến Nhà Trắng đều được xử lý tại cơ sở tách biệt để bảo đảm an toàn.
Người phát ngôn của Bộ trưởng An toàn Công cộng Canada cũng cho biết nước này đã nhận được thông tin về thư chứa ricin được gửi đến các địa điểm của chính phủ Mỹ và đang phối hợp điều tra với giới chức Mỹ.
Ricin là chất độc cực mạnh xuất hiện trong hạt thầu dầu, có khả năng gây chết người cao gấp 6.000 lần xyanua. Hiện chưa có thuốc giải ricin, dù quân đội Mỹ và Anh đã tiến hành một số thử nghiệm trên động vật.
Lượng ricin tương đương một hạt muối cũng đủ gây tử vong cho người và có thể được sử dụng qua đường tiêm, hít hoặc tiêu hóa. Khi nhiễm độc qua đường tiêu hóa, nạn nhân sẽ bị buồn nôn, nôn mửa và chảy máu thành ruột và dạ dày, sau đó tử vong vì suy gan, lá lách và thận, cũng như ngừng tuần hoàn chỉ trong 24 giờ.
Ricin được dùng trong một số vụ tấn công khủng bố. Một số bức thư chứa ricin từng được gửi đến tổng thống Barack Obama và một số quan chức Mỹ hồi năm 2013.
Trận chiến giành chỗ đứng tại Liên Hợp quốc
Trong tuyên bố kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ mà Đại hội đồng nhất trí hồi tháng 7 và dự kiến được các lãnh đạo thông qua trong cuộc họp đầu tuần tới, Mỹ, Anh, Nhật, Ấn Độ, Canada và Úc phản đối cụm từ "tầm nhìn của chúng ta về một tương lai chung" vì cho rằng đó là ngôn ngữ của ông Tập Cận Bình.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp đai sứ các nước trong Hội đồng Bảo an năm 2019. (Ảnh: Reuters)
Mỹ giận dữ vì WTO kết luận vi phạm quy tắc thương mại với Trung Quốc
Căng thẳng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra gay gắt Liên Hợp quốc (LHQ), khi Bắc Kinh nỗ lực giành ảnh hưởng lớn hơn tại tổ chức đa phương này để cạnh tranh với vai trò lãnh đạo truyền thống của Mỹ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang tích cực khẳng định vai trò của mình tại LHQ trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump không coi trọng hợp tác quốc tế, dẫn đến việc Washington quay lưng với những thỏa thuận toàn cầu như biến đổi khí hậu và Iran, đồng thời rời khỏi Hội đồng nhân quyền LHQ và Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
"Hiển nhiên đang có một trận chiến linh hồn ở LHQ đang diễn ra", Reuters dẫn lời một nhà ngoại giao châu Âu giấu tên. Nhà ngoại giao này cho rằng chính sách "Mỹ là trên hết" của ông Trump "gây tổn hại vì người Trung Quốc có lý do để nói rằng họ mới là những người ủng hộ đa phương thực sự".
Khi ông Trump đưa Trung Quốc trở thành đề tài chủ đạo trong chiến dịch vận động tái tranh cử, những thù địch về ngoại giao đã lan sang các cuộc họp của Đại hội đồng gồm 193 thành viên và Hội đồng Bảo an 15 thành viên của LHQ.
Ông Tập dự kiến có chuyến thăm hiếm hoi đến New York vào tuần tới để dự kỳ họp thường niên của LHQ. Dịp này có thể tạo cơ hội để gặp trực tiếp ông Trump, nhưng nhà lãnh đạo Trung Quốc đã quyết định gửi phát biểu qua video vì tình hình dịch bệnh.
"Chúng ta đang đi theo hướng vô cùng nguy hiểm", Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres nói với Reuters.
Ông Guterres nói rằng có nguy cơ xảy ra sự đứt gãy giữa 2 cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới mà cuối cùng có thể tạo ra 2 nền kinh tế toàn cầu, gây ra những tác động sâu rộng, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Ông Guterres cảnh báo rằng "một sự đứt gãy có thể dẫn đến đối đầu quân sự, điều cực kỳ không đáng mong muốn".
Căng thẳng giữa 2 quốc gia đóng góp tài chính nhiều nhất cho LHQ đang là điều mà các nhà ngoại giao đang công tác tại tổ chức liên chính phủ này bắt buộc phải nghĩ tới.
"Đó là điều bạn nghĩ đến gần như mỗi ngày: 2 cường quốc sẽ đánh giá như thế nào đối với 1 vấn đề...quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ như thế nào trong thời gian tới và hệ lụy là gì", một nhà ngoại giao từ vùng Vịnh nói với Reuters.
Phải mất vài tháng để Hội đồng Bảo an thông qua một nghị quyết về virus corona vì Mỹ phản đối bất kỳ sự đề cập nào về WHO. Cuối tuần trước, Washington và đồng minh Israel là 2 nước duy nhất bỏ phiếu chống đối với nghị quyết về đại dịch của Đại hội đồng.
Theo các nhà ngoại giao, một Trung Quốc ngày càng quyết liệu đang cố gắng đưa người vào các vị trí của LHQ càng nhiều càng tốt và thúc đẩy những ngôn ngữ mà nước này thường dùng vào các nghị quyết của LHQ.
Một số nhà ngoại giao đồng ý rằng các nước phương Tây chậm phản ứng, nhưng giờ đang đáp trả.
Trong tuyên bố kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ mà Đại hội đồng nhất trí hồi tháng 7 và dự kiến được các lãnh đạo thông qua trong cuộc họp đầu tuần tới, Mỹ, Anh, Nhật, Ấn Độ, Canada và Úc phản đối cụm từ "tầm nhìn của chúng ta về một tương lai chung" vì cho rằng đó là ngôn ngữ của ông Tập, các nhà ngoại giao tiết lộ. Cụm từ đó đã bị loại bỏ.
Tháng 1 năm nay, Mỹ thông báo phân công một quan chức của Bộ Ngoại giao chuyên làm nhiệm vụ chống lại "những ảnh hưởng xấu" của Trung Quốc và những nước khác tại LHQ. Đại sứ Mỹ tại LHQ Kelly Craft tuần trước nói rằng ưu tiên của Washington là đưa thêm người Mỹ và các nước cùng chung suy nghĩ vào làm việc trong hệ thống của LHQ.
Cựu Phó tổng thư ký LHQ phụ trách chính trị, ông Jeffrey Feltman (đã từ chức năm 2018) nói rằng Washington giờ cần cạnh tranh ảnh hưởng "thay vì mặc định sự tôn trọng tự động từ LHQ".
"LHQ có thể gọi là sân nhà của Mỹ, nhưng bước ra khỏi sân nay có thể tạo điều kiện để Trung Quốc thế chỗ ngay. Trò chơi không dừng lại khi chúng ta bước ra khỏi sân", ông Feltman viết.
Bộ Tư pháp muốn Mỹ thay Trump làm bị đơn vụ kiện hiếp dâm Bộ Tư pháp đang tìm cách để chính phủ Mỹ thay thế Trump làm bị đơn trong vụ một phụ nữ kiện Tổng thống tội cưỡng hiếp. Sau khi tòa án bang New York bác yêu cầu trì hoãn xét xử vụ nữ nhà văn E. Jean Carroll kiện Trump tội cưỡng hiếp, các luật sư của Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) hôm...