Bật mí vũ khí chết chóc nổi tiếng nhất thời Trung Cổ
Một số vũ khí chết chóc thời Trung Cổ được con người phát minh có sức sát thương cao. Do đó, chúng được sử dụng nhiều trong các cuộc chiến.
Trường kiếm là một vũ khí chết chóc và nổi tiếng thời Trung Cổ. Nó được sử dụng phổ biến từ thế kỷ 14 – 16.
Giống như tên gọi, trường kiếm có kích thước tương đối lớn, hơn 40 cm. Vũ khí này có lưỡi thẳng, mũi nhọn và hai cạnh đều sắc bén.
Khi sử dụng trường kiếm, người dùng có thể cầm bằng cả 2 tay để có thể ra đòn một cách mạnh mẽ và chính xác nhất.
Vũ khí nổi tiếng này thích hợp trong các cuộc chiến khi đối đầu với lực lượng kỵ binh.
Máy bắn đá được phát minh vào khoảng thế kỷ 12. Loại vũ khí này hoạt động hiệu quả trong các cuộc chiến vây thành, công phá pháo đài.
Theo thiết kế, máy bắn đá có thể phóng những tảng đá có trọng lượng gần 160 kg.
Nhờ máy bắn đá, quân đội nhiều nước gặt hái được những thắng lợi lớn khi tấn công, chiếm đóng các thành trì, pháo đài thời Trung cổ.
Giáo mác xuất hiện trên chiến trường vào khoảng thế kỷ 13. Loại vũ khí này thường được lực lượng bộ binh sử dụng.
Theo thiết kế, mỗi chiếc giáo có chiều dài khoảng 5,5 m. Binh sĩ châu Âu sử dụng loại vũ khí này trong nhiều cuộc chiến thời Trung Cổ.
Binh sĩ sử dụng giáo mác hiệu quả trong phòng thủ cũng như tấn công. Nó thích hợp trong những cuộc cận chiến.
Mời độc giả xem video: Cuộc hội ngộ 37 năm sau chiến tranh. Nguồn: VTC14.
Bật mí những điều khó tin xảy ra thời Trung cổ
Vào thời Trung cổ, một số sự việc kỳ lạ xảy ra ở châu Âu. Khi ấy, những điều này được coi là bình thường dù ngày nay được xem là kỳ lạ, thậm chí là khó tin.
Một điều khó tin xảy ra ở Anh thời Trung cổ là việc nam giới "phát cuồng" với những đôi giày mũi nhọn. Từ những năm 1330, mẫu giày đặc biệt này được hầu hết giới quý tộc sử dụng.
Để tạo kiểu dáng cho đôi giày mũi nhọn, phần mũi giày được nhồi thêm rêu rồi uốn cong lên trên để tiện đi lại.
Tuy nhiên, những đôi giày này khiến người dân Trung cổ không cảm thấy thoải mái khi sử dụng. Nguyên do là bởi họ thường bị sưng tấy ngón chân cái vì bàn chân bị bó chặt trong mũi giày nhỏ hẹp.
Vào thời Trung cổ, không chỉ con người, động vật cũng bị xem là tội phạm. Chúng bị bắt giữ và đưa ra xét xử giống như con người nếu bị cáo buộc là phạm những tội nguy hiểm.
Trong số này có việc một số con chuột bị đưa ra xét xử vì phá hoại mùa màng. Vào năm 1508, cánh đồng lúa mạch của người dân ở làng Atun (Pháp) bị đàn chuột phá hoại.
Vì vậy, người dân khởi kiện đàn chuột phá hoại mùa màng ra tòa án giáo hội. Khi ấy, luật sư Bartholomew Chasseneé được giao nhiệm vụ biện hộ, bảo vệ quyền lợi cho những con chuột.
Thế nhưng, vào ngày xét xử, đàn chuột không có mặt. Trong những buổi xét xử tiếp theo, những con chuột phá hoại mùa màng cũng không đến.
Luật sư Chasseneé biện hộ cho thân chủ của mình rằng chúng không dám đến phiên tòa vì sợ chó mèo tấn công. Vì vậy, giám mục ra lệnh hoãn xét xử vô thời hạn và đàn chuột không bị kết án.
Dưới thời Trung cổ, gấu đi lang thang ở các vùng nông thôn là điều dễ dàng bắt gặp.
Những con vật to lớn này đi lại trên đường không khiến người dân sợ hãi. Thậm chí, có người còn thích thú khi nhìn thấy những con gấu bằng xương bằng thịt.
Mời độc giả xem video: Rúng động lời kể của nạn nhân bị chủ quán cà phê hành hạ như tra tấn thời Trung cổ. Nguồn: Tin Tức VTV24.
Tâm Anh
Mắt có thể tiết lộ những chấn thương trong quá khứ của bạn Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) có thể xảy ra khi một người trải qua chấn thương như tai nạn xe hơi, sự căng thẳng hoặc bị ngược đãi. Một nghiên cứu mới đây cho thấy đồng tử mắt của một bệnh nhân có thể tiết lộ về những chấn thương trong quá khứ. Họ có thể nhạy cảm hơn hoặc...