‘Bật mí’ về chàng trai ‘vàng’ Olympic Vật lý châu Á
Cậu học sinh trường chuyên Hà Nội – Amsterdam cho biết mình không hề gặp áp lực trong thi cử, tính tình vẫn rất trẻ con, hay thay đổi sở thích.
Vừa qua, Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, đoàn học sinh tham dự kỳ thi Olympic Vật lý châu Á tại Indonesia đã giành được kết quả tốt. Hai học sinh đoạt huy chương vàng gồm Bùi Quang Tú (lớp 12, THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam) và Ngô Phi Long (lớp 12, THPT chuyên Sơn La).
Hai em khác giành huy chương bạc là Trần Minh Vũ (lớp 12, THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam) và Vũ Trần Đình Duy (lớp 12, THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP HCM). Em Mỵ Duy Hoàng Long (lớp 12 THPT chuyên Lam Sơn) giành huy chương đồng.
Tính trẻ con, thích sự thay đổi
Sau khi trở về nước, ngay tại Sân Bay, Bùi Quang Tú cho biết: “Khi được biết thông tin kết quả, chiều ngày 12/5 em đã gọi điện về cho gia đình thông báo đoạthuy chương vàng. Gia đình em không quá bất ngờ vì không đặt nặng vấn đề giải thưởng”.
Bùi Quang Tú sinh ra tại Nam Định, mẹ làm giáo viên, bố làm tại công ty tư nhân. Lên cấp 2, Quang Tú học tập ở trường THPT chuyên Hà Nội Ams.
Bùi Quang Tú đoạt huy chương vàng trong kỳ thi Olympic Vật lý châu Á.
Chàng trai “huy chương vàng” này có quan điểm học tập rất “mở”: “Em học không quá nhiều cũng không quá ít. Bao giờ thấy thích thú thì em học nhiều, còn lại là đi ngủ rất sớm, bố mẹ nhắc cũng không chịu học”.
Chia sẻ về bản thân mình, Tú “bật mí”: “Tính em trẻ con, sở thích luôn thay đổi. Lúc thích học đàn thì đòi đi bằng được, sau một thời gian thấy không thể thành nhạc sĩ nên tự nguyện bỏ. Em có lúc thích đi du học để được như các bạn, nhưng nhiều khi lại muốn ở nhà để được ăn cơm mẹ”.
Video đang HOT
Là một trong hai chủ nhân tấm HCV Vật lý châu Á, trước những định hướng cho tương lai, Bùi Quang Tú cho biết: “Sau khi giành được thành tích cao cho đoàn Olympic Vật lý Việt Nam, bản thân em vẫn chưa có quyết định sẽ chọn ngôi trường nào để học đại học hoặc đi du học. Nhưng theo định hướng của bố mẹ, em đã làm hồ sơ vào khoa Vật lý của hai trường ĐH Khoa học Tự nhiên và ĐH Bách khoa Hà Nội để được tiếp tục cống hiến cho ngành này”.
Gia đình không tạo áp lực
Trong niềm vui mới, anh Bùi Quang Tuấn, bố của Tú chia sẻ về thành tích của con trai mình: “Tú là người chủ động trong việc học hành. Khi biết con được giải thưởng tôi cũng hơi bất ngờ vì tính cháu hơi hấp tấp”.
Còn lại mẹ Tú tâm sự: “Cháu còn nhiều kỳ thi khác, giờ mà vui mừng quá, đến khi cháu không đạt được gì đó thì lại gây áp lực cho cháu”.
Ngay bản thân Tú, em làm bài với tinh thần rất thoải mái: “Trước khi đi thi mục tiêu của em là cố gắng hết sức mình. Em hoàn toàn không bị tâm lý trong lúc làm bài, không có sức ép”.
Đoàn dự thi Olympic Vật lý châu Á chụp ảnh kỷ niệm cùng lãnh đạo Bộ GD&ĐT.
Vui mừng và tự hào trước thành tích này, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển trong lúc ra sân bay đón đoàn dự thi cũng đã chia sẻ: “Hôm nay đoàn chúng ta về có hai thành công lớn, đó là toàn bộ thành viên đều khỏe mạnh và đạt thành tích cao. Đó là sự động viên với các đoàn tiếp theo. Đây là nhờ sự cố gắng của các em qua nhiều năm, là sản phẩm của mặt bằng giáo dục tốt ở các địa phương, sự chăm lo của nhà trường và gia đình. Các em đã đạt thành tích cao rồi, đây là bước đầu, các em cần tiếp tục nghiên cứu, phát huy tính sáng tạo để xây dựng đất nước trong tương lai”.
Được biết, phần thưởng dành cho HS đoạt gải trong kỳ thi Olympic Vật lý châu Átại Indonesia như sau: Huy chương vàng:10 triệu đồng, Huy chương bạc: 7 triệu đồng, Huy chương đồng: 3 triệu đồng, bằng khen: 1 triệu đồng.
HUỲNH ANH
Theo Infonet
Nghe học sinh dân tộc thiểu số chia sẻ đam mê học Sử
"Hãy học Sử để biết! Hãy học Sử giống như khi mình chơi một trò giải trí gì đó thì sẽ thấy rất hiệu quả...". Đó là chia sẻ của em Mông Thị Bích Vân, người dân tộc Nùng, học sinh lớp 11A3, Trường THPT DTNT Nơ Trang Lơng, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.
Phóng viên Dân trí vừa có cuộc trò chuyện ngắn đầy thú vị cùng với 2 em học sinh Trường THPT DTNT Nơ Trang Lơng sau khi các em trở về từ kỳthi Olympic truyền thống 30/4 diễn ratại TPHCM. Trong kỳ thi này, Bích Vân giành Huy chương Bạc, còn Lý Đại Hùng giành Huy chương Đồng ở bộ môn Lịch sử. Trước đó, vào tháng 3, trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, em Vân đã đạt giải Nhất, còn em Hùng đạt giải Nhì cũng ở môn thi này.
Đừng quá nặng nề khi học Sử
Qua trò chuyện với cô học trò người dân tộc Nùng Mông Thị Bích Vân xung quanh việc học Lịch sử như thế nào cho hiệu quả, Vân thổ lộ, em đến với Lịch sử là bằng sự đam mê, vì môn học này đã đem lại cho em nhiều kiến thức bổ ích, sau mỗi bài học thì lại càng thấy yêu mến quê hương, đất nước Việt Nam hơn.
Khi đã yêu thích môn Sử, ngoài học ở trong sách vở, Vân còn tâm sự những lúc rảnh rỗi em lại tìm kiếm sách báo, tài liệu... để đọc thêm. Cứ thế, bức tranh hào hùng về lịch sử dân tộc mỗi ngày lại được nối dài trong trí nhớ của Vân như một chuỗi sự kiện logic. "Những năm còn học cấp 2, được học những bài học Lịch sử quá hay ở trên lớp, bản thân em đã thấy ham và rất thích! Thế là em tìm các trò chơi ô chữ ở trên báo để giải, có khi bạn bè xúm lại "đố" nhau xem ai là người nhớ được nhiều sự kiện Lịch sử nhất! Rồi em lại thấy chương trình "Theo dòng Lịch sử" phát ở trên tivi quá hay nên càng mê Sử hơn", Vân bộc bạch.
Em Mông Thị Bích Vân, người đồng bào dân tộc Nùng, học sinh lớp 11A3, Trường THPT DTNT Nơ Trang Lơng .
Với thành tích đạt giải Nhất môn Sử cấp tỉnh, Huy chương Bạc tại kỳ thi Olympic 30/4 vừa bế mạc tại TPHCM, qua báo Dân trí, Vân chia sẻ cáchhọc Sử của mình: "Để ghi nhớ các sự kiện Lịch sử, em thường kẽ bảng sắp xếp các sự kiện theo từng giai đoạn, từng mốc thời gian, sau đó sẽ liên hệ nội dung đã được học để ghép vào sự kiện đó. Sau đó lại đọc qua mấy lần, rồi cố gắng ghi nhớ, khi đã nhớ rồi thì gấp lại. Để chóng quên, lâu lâu em lại mở ra xem lại...".
Theo Vân, môn Sử không phải là một môn khó, học Sử không phải là học thuộc lòng giống như ở trong sách giáo khoa (SGK), mà điều quan trọng là người học phải hiểu. Khi đã hiểu rồi thì sẽ say mê, khi cố tìm hiểu nó để muốn biết nhiều hơn thì sẽ thấy hay và khi đó học Sử sẽ không còn thấy khó nữa. "Hãy coi Sử, học Sử để biết! Hãy học Sử giống như khi mình chơi một trò giải trí gì đó thì sẽ thấy rất hiệu quả...", Vân tiết lộ.
Chia sẻ về dự định cho tương lai, Vân cũng cho biết sau khi kết thức tốt nghiệp lớp 12 em sẽ thi vào Trường ĐH Khoa học & Xã hội Nhân văn TPHCM. "Sau này thi đại học có thể em sẽ chọn thi một ngành nào đó liên quan đến Sử, chỉ đơn giản là em yêu thích môn này...", Vân tâm sự.
Hệ thống kiến thức Lịch sử theo lĩnh vực
"Em yêu thích Sử từ lúc còn là học sinh tiểu học! Khi đó em thấy Sử là một môn học hay, qua đọc được một số sách vở, tài liệu Lịch sử ghi lại các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước của nhân dân ta thì em cảm thấy rất thích thú với nó! Nên em đã tìm hiểu thêm, từ đó cảm thấy yêu thích Sử hơn" - đó là tâm sự của em Lý Đại Hùng, người đồng bào dân tộc Dao, hiện học lớp 11A2, Trường THPT DTNT Nơ Trang Lơng, TP Buôn Ma Thuột. Yêu thích học Sử từ sớm, khi đang là học sinh lớp 9 - Trường THCS Lê Hồng Phong (huyện Cư M'Gar, Đắk Lắk), Hùng đã gây bất ngờ giành giải Nhất khi tham gia thi Sử cấp tỉnh.
Em Lý Đại Hùng, người đồng bào dân tộc Dao, lớp 11A2, Trường THPT DTNT Nơ Trang Lơng.
Theo Hùng, học Sử là phải gắn liền với thực tế. "Ngoài kiến thức ở trong sách vở, em nghĩ học Sử kết hợp với việc đi tham quan thực tế các di tích Lịch sử, những nơi xảy ra các sự kiện lịch sử đã được ghi ở trong sách vở để có thể liên hệ thực tế, giúp cho việc ghi nhớ lâu hơn".
Trò chuyện cùng PV Dân trí, cậu học trò người dân tộc Dao cũng chia sẻ, học Sử cốt lõi là phải có niềm đam mê.
"Theo em, học Sử chủ yếu là do mình, mình có đam mê không, mình có siêng không mới là yếu tố quan trọng nhất. Còn việc thầy cô truyền dạy cũng là một phần quan trọng, nhưng mà nếu không có niềm đam mê thì dẫu thầy cô có dạy hay cỡ nào cũng không tiếp thu được", Hùng nói.
"Em nghĩ bài học Lịch sử cũng không hẳn là dài, nhưng khi học mình phải biết cô động ý lại, đến khi làm bài thì triển khai ý đó ra. Để cho logic khi học Sử, em cũng chia thành các hệ thống, cụ thể là hệ thống về các cuộc kháng chiến, hệ thống về các cuộc cải cách, hệ thống về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị của từng thời kỳ Lịch sử để mà học", cậu học trò vừa giành giải Nhì môn Sử tỉnh Đắk Lắk, Huy chương Đồng Olympic 30/4 tiết lộ.
Chia sẻ với PV Dân trí về dự định cho tưong lai, Hùng cũng cho biết sau này em sẽ dự thi khối C vào Trường ĐH An ninh Nhân dân tại TPHCM.
Viết Hảo
Theo Dân trí
Cảnh cáo, phê bình đội ngũ lãnh đạo ĐH Kinh tế Quốc dân Ngày 4/4, Bộ GD-ĐT đã có quyết định kỷ luật công chức Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Nguyễn Văn Nam và phê bình nghiêm khắc 3 phó hiệu trưởng trường này. Lý do Bộ GD-ĐT đưa ra hình thức kỷ luật này là do ông Nguyễn Văn Nam vi phạm một số kỷ luật trong quản lý nhà trường về...