Bật mí về căn cứ tàu ngầm bí mật của Trung Quốc ở Biển Đông
Căn cứ Du Lâm nằm trong vịnh Á Long ở cực Nam đảo Hải Nam được xem là căn cứ quân sự mang tính chiến lược quan trọng nhất của Hải quân Trung Quốc tại Biển Đông.
Các tàu ngầm của Trung Quốc ở căn cứ Du Lâm
Mặc dù đã có từ năm 1946, nhưng mãi đến năm 2000, căn cứ Du Lâm mới được biết đến rộng rãi hơn nhờ thông tin tình báo và vệ tinh do thám của Mỹ khi Trung Quốc xây dựng thêm những cơ sở dưới mặt đất, sâu vào trong lòng núi, dùng cho các tàu ngầm nguyên tử.
Căn cứ quân sự Du Lâm có diện tích khoảng 25 km2, có các cửa vào cho tàu ngầm với chiều rộng mỗi cửa hơn 23 m. Tại Du Lâm có ít nhất 5 công trình được xây dựng, mỗi công trình cách nhau bởi các bức tường chắn gió, trong đó có 2 công trình có chiều dài 55m, 3 công trình có chiều dài 78m, tất cả đều được lắp đặt tên lửa đối đất phòng không tầm ngắn và tầm dài.
Vòng ngoài của các công trình được bảo vệ bởi tên lửa hành trình chống hạm như C802 và YJ83. Điều này giúp Du Lâm trở thành một căn cứ “bất khả xâm phạm” và trở thành “hậu phương” vững chắc của Trung Quốc trong tham vọng biến Biển Đông thành “sân sau” của nước này.
Điểm khiến căn cứ này trở nên đặc biệt lợi hại là tại đây có các tàu ngầm hạt nhân đồn trú tại vị trí chiến lược đó là gần quần đảo Hoàng Sa đồng thời cách không quá xa quần đảo Trường Sa của Việt Nam và eo Malacca nơi có lưu lượng giao thông qua lại dày bậc nhất thế giới.
Video đang HOT
Do đó, Du Lâm giúp Trung Quốc có khả năng kiểm soát được eo biển Malacca và Biển Đông, phong tỏa các hoạt động thương mại trên tuyến đường này trong trường hợp có khủng hoảng xảy ra cũng như hạn chế sự can thiệp quân sự của Mỹ đối với vấn đề Đài Loan.
Thêm vào đó, căn cứ này có sức chứa 20 tàu ngầm phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân được trang bị tên lửa đạn đạo JL-2 có tầm bắn 7.200 km và có thể cải tiến tầm bắn lên đến 12.800 km.
Căn cứ Du Lâm sử dụng công nghệ chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD), điều này giúp Trung Quốc có thể ngăn cản được tàu Mỹ tiến lại gần khu vực. Bên cạnh đó, tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn ở Du Lâm có khả năng đánh chặn bất cứ cuộc tấn công vũ khí hạt nhân trên biển vào Trung Quốc.
Hiện nay tên lửa phòng không HQ-9 cũng đang được triển khai ở Du Lâm, và trong tương lai hệ thống S-400 cũng có khả năng được đặt tại căn cứ này.
Điều này khiến Du Lâm thực sự là mối lo an ninh cho các nước ASEAN cũng như Ấn Độ và trở thành căn cứ quân sự chiến lược đặc biệt quan trọng giúp Bắc Kinh thực hiện học thuyết “Monroe” – biến Trung Quốc thành một cường quốc biển thực sự.
Theo Danviet
Viện thiết kế Trung Quốc tham gia lập quy hoạch bờ sông Hồng
Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) được mời tham gia nghiên cứu và lập quy hoạch 1/5000 cho đô thị hai bên sông Hồng và đã đi khảo sát thực địa.
Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch thành phố về việc cung cấp hồ sơ, số liệu nghiên cứu lập đồ án quy hoạch hai bên sông Hồng theo đề nghị của nhà đầu tư (Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội - Geleximco).
Nhà đầu tư đã mời đối tác Trung Quốc tham gia lập đồ án quy hoạch đô thị hai bên sông Hồng. Ảnh minh hoạ: Giang Huy.
Theo đó, lãnh đạo thành phố yêu cầu các đơn vị liên quan tập hợp các thông tin, tài liệu phục vụ nghiên cứu, lập đồ án quy hoạch giao nhà đầu tư để cung cấp cho đơn vị tư vấn nước ngoài.
Trong văn bản gửi thành phố, Geleximco cho biết đơn vị này đã chủ động mời đối tác Trung Quốc tham gia nghiên cứu và lập quy hoạch cho đô thị hai bên sông Hồng.
Ngày 4/2, Geleximco cùng Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu đã khảo sát thực địa dọc hai bên bờ sông Hồng, làm việc với Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội và đã được Sở bàn giao tài liệu lập quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5000.
Tiếp đó, ngày 1/3, Geleximco và đối tác Trung Quốc đã làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tại buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp, Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu đề nghị được cung cấp số liệu thủy văn, lưu lượng nước, mặt cắt ngang đê, số liệu quan trắc, khí tượng thủy văn... và các tài liệu liên quan.
Bộ Nông nghiệp đã hướng dẫn Geleximco liên hệ với UBND thành phố Hà Nội có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Bộ Tài nguyên để được cung cấp các số liệu trên.
Trước đó, ngày 12/1, UBND TP Hà Nội có thông báo giao Sở Quy hoạch Kiến trúc chủ trì tập hợp toàn bộ thông tin phục vụ nghiên cứu, lập đồ án Quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.
Lãnh đạo thành phố yêu cầu việc quy hoạch phải theo hướng đảm bảo phòng chống lũ, tạo lập một đô thị hiện đại, khai thác hiệu quả quỹ đất, ưu tiên tái định cư tại chỗ, phát triển giao thông vận tải và du lịch đường sông.
Việc nghiên cứu quy hoạch được phân làm 2 giai đoạn: Giai đoạn một là lập quy hoạch hai bên sông Hồng đoạn từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì. Giai đoạn 2 là quy hoạch 2 bên sông Hồng đoạn còn lại trên địa bàn thành phố.
Các nhà đầu tư có thể mời thêm nhiều đơn vị tư vấn thiết kế tham gia nghiên cứu lập nhiều phương án quy hoạch để lựa chọn được phương án khả thi nhất. Việc xem xét, lựa chọn ý tưởng thiết kế được thực hiện trước ngày 30/3.
Trao đổi với báo chí sáng 20/3, Chi cục đê điều thành phố Hà Nội xác nhận Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu đã vào làm việc và đề nghị cung cấp tài liệu. Chi cục đã cung cấp cho đơn vị của Trung Quốc các tài liệu: Nghị quyết số 17 năm 2009 của HĐND TP Hà Nội về phê duyệt quy hoạch phòng chống lũ chi tiết; Nghị quyết số 21 của HĐND TP Hà Nội năm 2013 về quy hoạch đê điều trên địa bàn Hà Nội; Quyết định 257 (năm 2016) của Thủ tướng về phê duyệt quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.
Võ Hải
Theo VNE
Hai Bộ xác định cá chim trắng phóng sinh ở sông Hồng được sản xuất, kinh doanh Chuyên gia Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan đã có kết luận về loài cá chim trắng phóng sinh ở sông Hồng hôm 5/2. Trao đổi với chúng tôi vào sáng 11/2, ông Hoàng Tiến Minh, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển...