Bật mí tuyệt chiêu làm dưa muối kiểu Nhật giòn ngon, giải ngấy bữa cơm nhiều dầu mỡ
Chỉ mất 15 phút là bạn đã có ngay đĩa dưa muối lạ miệng rồi!
Bạn có thể ăn kèm dưa muối với các món ăn chính.
Nguyên liệu làm dưa muối: (cho 8 người ăn)
4 lá cải thảo (khoảng 300gr)
170gr củ cải
1 quả dưa chuột (khoảng 128gr)
củ cải đỏ (khoảng 100gr)
1/3-1/2 củ cà rốt (khoảng 45gr)
Muối
thìa cà phê đường
1 miếng tảo bẹ khô
5 lá tía tô
Dầu mè rang
Hạt vừng trắng rang
Vỏ quả cam vàng
Cách làm dưa muối:
Video đang HOT
Thái 4 lá cải thảo thành từng miếng khoảng 2,5 cm. Sau đó, thái thành từng miếng vừa ăn. Gắp cải thảo vào bát to.
Gọt vỏ 1 quả dưa chuột theo chiều sọc, sau đó thái thành từng lát mỏng dày khoảng 3 mm.
Gọt vỏ củ cải rồi thái đôi theo chiều dọc. Tiếp theo, thái củ cải thành từng lát mỏng dày khoảng 3 mm.
Gọt vỏ củ cải đỏ và thái thành từng lát mỏng dày khoảng 3 mm. Có thể thái đôi hoặc thái tư tùy theo sở thích.
Cà rốt gọt vỏ và thái thành từng sợi dài.
Lá tía tôi thái sợi.
Lấy cân nhà bếp kỹ thuật số để đo tổng trọng lượng rau (nhớ trừ đi trọng lượng của bát). Nhân tổng trọng lượng rau với 0,025 để tính lượng muối cần thêm vào rau. Ví dụ, nếu tổng trọng lượng rau là 500 gram, lượng muối cần thêm là 12,5 gram.
Cho thìa cà phê đường vào rau. Rang 1 miếng tảo bẹ khô để làm mềm rồi thái thành từng dải mỏng và cho vào bát. Cuối cùng, thêm lá tía tô thái sợi vào.
Dùng tay xoa muối vào rau. Sau đó, đặt nhiều bát thủy tinh lên trên để ấn rau xuống. Đậy nắp và cho vào tủ lạnh trong 1-3 giờ (ít nhất một giờ và tối đa là để qua đêm).
Sau khi ngâm, lấy bát thủy tinh ra. Đổ bỏ phần nước mà rau chảy ra trong bát. Gắp dưa muối vào hộp đựng sạch, kín khí.
Lấy phần dưa muối sẽ ăn ra bát. Thêm vỏ quả cam vàng, dầu mè rang và hạt mè trắng rang vào. Trộn đều và ăn ngay.
Cho dưa muối còn thừa vào hộp kín và bảo quản trong tủ lạnh trong 3-4 ngày. Nhớ sử dụng dụng cụ sạch để lấy dưa muối ra khỏi hộp.
Chúc bạn làm dưa muối thành công!
Vì sao dưa muối bị khú?
Dưa muối rất dễ làm nhưng nếu không cẩn thận sẽ rất dễ hỏng; có nhiều nguyên nhân khiến dưa muối bị khú.
Dưa muối, món ăn truyền thống trong ẩm thực Việt Nam, được ưa chuộng bởi hương vị chua ngọt đặc trưng giúp giải ngán khi ăn những món nhiều chất béo và khả năng kích thích vị giác. Dù dễ làm, không phải lúc nào quá trình muối dưa cũng diễn ra suôn sẻ.
Vì sao dưa muối bị khú?
Dưa muối bị khú có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến nhất là:
Chất lượng nguyên liệu kém
Nguyên liệu không tươi hoặc bị hư hỏng là nguyên nhân hàng đầu khiến dưa muối bị khú. Rau, củ dùng để muối cần được chọn lựa kỹ càng, đảm bảo tươi ngon và không có dấu hiệu hư hỏng. Bất kỳ phần rau nào bị thối hay ẩm mốc đều có thể làm ảnh hưởng đến cả mẻ dưa. Vì vậy, sau khi mua rau về muối, bạn cần nhặt rửa sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất và đảm bảo không có dấu hiệu thối hỏng.
Vệ sinh không đảm bảo
Tình trạng dụng cụ không được vệ sinh sạch sẽ hoặc tay người muối dưa không đảm bảo vệ sinh có thể làm dưa bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm mốc, gây khú hỏng. Trước khi muối dưa, bạn cần đảm bảo dụng cụ và tay người muối đã được rửa sạch và tiệt trùng kỹ lưỡng.
Chất lượng nước cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình muối dưa. Nên sử dụng nước sạch, không chứa các tạp chất hay vi khuẩn có hại. Nếu có thể, nên dùng nước đun sôi để nguội để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Vì sao dưa muối bị khú?
Không phơi héo dưa cải tươi
Nếu sau khi mua dưa cải về, bạn rửa sạch rồi muối ngay để tiết kiệm thời gian thì dưa rất dễ bị khú. Dưa cải khi trồng thường được bón phân urê hoặc hút nhiều nitrat. Nếu các chất này tồn dư nhiều, quá trình lên men sẽ sản sinh khí NO2, làm dưa sùi bọt và nhanh hỏng. Để khắc phục, bạn nên chọn loại dưa cải bánh tẻ, hơi hanh vàng, nhặt bỏ lá sâu, dập nát rồi để ra chỗ thoáng cho héo để giảm bớt lượng nước và bay bớt các chất tồn dư. Nếu trời không có nắng, bạn có thể ngâm nước muối loãng.
Nước muối quá nhạt
Nồng độ muối không đủ cũng là một trong những nguyên nhân khiến dưa muối bị khú. Dưa muối lên men là nhờ lợi khuẩn Lactobacillus, chúng có khả năng chịu nồng độ muối từ 2,5-3%, đây là nồng độ mà nhiều vi khuẩn có hại khác không chịu được. Nếu pha nước muối nhạt quá, các vi khuẩn có hại sẽ phát triển, làm dưa bị mốc, nhớt và khú ủng.
Ngược lại, nồng độ muối quá cao sẽ tiêu diệt lợi khuẩn Lactobacillus, khiến dưa khó lên men, lâu chua và có thể mặn chát mà không chín vàng.
Tỷ lệ nồng độ muối phù hợp là 25-30gr muối cho mỗi lít nước sạch (2-3 thìa canh muối hạt). Nên dùng muối hạt (muối biển) vì nó chứa nhiều vi chất như sulfat, carbonate, kali, magiê, canxi, sắt, kẽm, giúp muối dưa ngon hơn và ít bị nổi váng.
Lượng đường không phù hợp
Quá trình lên men thực phẩm dựa trên sự phân giải hợp chất hữu cơ đường trong rau củ quả và protein thành acid lactic và các acid amin. Lợi khuẩn Lactobacillus dùng đường làm thức ăn, chuyển hóa thành acid lactic. Lượng đường ít sẽ khiến acid được chuyển hóa không đủ, dưa lâu chua. Nếu đường nhiều quá, dưa lên men nhanh, chưa kịp rút nước nên dễ bị mềm oặt, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển, khiến dưa muối bị khú, úng.
Nồng độ đường để lên men tốt nhất là 1,5%, có thể điều chỉnh theo điều kiện thời tiết. chẳng hạn thêm đường vào mùa đông, hoặc thêm vài lát mía, pha nước muối ấm để hỗ trợ quá trình lên men.
Nhiệt độ không thích hợp
Môi trường lên men không thích hợp cũng là một yếu tố khiến dưa muối bị khú. Quá trình lên men acid lactic diễn ra mạnh nhất ở nhiệt độ 30C. Nhiệt độ thấp hoặc cao quá sẽ làm giảm quá trình lên men, là nguyên nhân khiến dưa muối bị khú?
Biết vì sao dưa muối bị khú, bạn sẽ tránh được những sai lầm.
Khi muối dưa, bạn cần lèn (chèn) bằng vỉ tre sạch hoặc đá cuội, đổ ngập nước rồi đậy kín, đặt ở nơi thoáng mát. Nếu không ngập hoàn toàn trong nước muối, phần dưa tiếp xúc với không khí sẽ dễ bị mốc và hư. Vào mùa đông, nên để dưa gần bếp ấm để giữ nhiệt độ ổn định.
Thiếu khí
Quá trình lên men của dưa cần một lượng oxy vừa đủ. Nếu dưa bị nén quá chặt hoặc không được đảo đều trong quá trình muối, khí CO2 sinh ra không thể thoát ra ngoài, gây nên tình trạng khú. Vì vậy, cần đảm bảo dưa được xếp một cách thoáng khí và thường xuyên đảo đều.
Khi sử dụng, cần hạn chế mở nắp vại/lọ dưa để tránh vi khuẩn lạ xâm nhập gây hỏng nhưng không bọc kín quá, tạo môi trường kỵ khí, có nguy cơ khiến vi khuẩn C.botulinum phát triển, sinh ra độc tố botulinum ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Chỉ cần đậy kín và đặt nơi thoáng mát là môi trường lý tưởng để dưa cải lên men đều và đảm bảo chất lượng.
Bảo quản sau khi muối
Sau khi dưa đã lên men và đạt được độ chua mong muốn, bạn cần bảo quản đúng cách để duy trì chất lượng. Dưa muối nên được bảo quản ở nơi thoáng mát và có nhiệt độ ổn định hoặc trong ngăn mát tủ lạnh để ngăn chặn quá trình lên men tiếp tục, giữ dưa tươi ngon lâu hơn. Tránh để dưa muối ở nơi có nhiệt độ cao hoặc tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.
Cách làm dưa cải củ chua giòn ngon, vàng ươm không váng ủng, chỉ 1 ngày sau là ăn được Để dưa muối ngon, giòn, vàng ươm không màng hỏng cũng cần bí quyết. Dưa cải củ muối chua là món ăn dân dã, rẻ tiền nhưng rất được lòng người thưởng thức vì ngon miệng và đưa cơm. Tuy nhiên nhiều người muối dưa cải củ không thành công, bị khú, màng hỏng, màu dưa không vàng đẹp. Chính vì thế, các...