Bật mí sáng tác đầu tiên của top nhạc sĩ ăn khách nhất Vpop
Mặc dù là ca khúc đầu tay nhưng “ Tựa như gió phiêu du”, “Mãi cho tình lênh đênh”… đã cho thấy tài năng thiên bẩm và xu hướng sáng tác rõ nét của Đức Trí, Võ Thiện Thanh…
“Tựa như gió phiêu du” – Đức Trí
Tháng 5 vừa qua, nhạc sĩ Đức Trí và ca sĩ Phạm Thu Hà giới thiệu một sản phẩm âm nhạc mới mang tên Tựa như gió phiêu du. Ca khúc chủ đề của đĩa nhạc chính là sáng tác đầu tay, được Đức Trí viết khi mới 16 tuổi nhưng mãi đến bây giờ anh mới công bố. Phạm Thu Hà cũng là người đầu tiên thể hiện ca khúc này. Bài hát mang âm hưởng nhạc xưa, là tâm sự đẹp, buồn, lãng mạn về mối tình của tác giả với một nữ sinh thuở cắp sách đến trường. Chuyện tình không thành nhưng để lại nhiều dư âm dịu ngọt.
Tựa như gió phiêu du – Phạm Thu Hà
Mặc dù là ca khúc đầu tay nhưng Tựa như gió phiêu du đã thể hiện rõ nét thiên hướng âm nhạc của Đức Trí. Anh hay viết về chủ đề tình yêu, những vẻ đẹp không trọn vẹn, những giấc mơ… Âm nhạc của anh phảng phất giai điệu dân gian, có chut nhẹ nhàng, nồng nàn, dễ nhớ, không dùng nhiều kỹ thuật. Ngoài Tựa như gió phiêu du, sự kết hợp giữa cũ và mới, hiện đại và dân gian còn được anh áp dụng trong một số ca khúc khác như Tựa như ánh sao, Có một chút, Nắng có còn xuân…
Được lớn nên trong cái nôi của âm nhạc dân gian và điều này ảnh hưởng nhiều đến các sáng tác của anh.
Không khó để lý giải phong cách trên, bởi từ khi 10 tuổi Đức Trí đã làm quen với các nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, đàn kìm, trống, mõ… 16 tuổi, anh tập tành làm nhạc trong phòng thu rồi nghiên cứu, tự học keyboard, nghe hết mọi thể loại nhạc và viết ca khúc.
Ta chẳng còn ai – Phương Thanh
Ngoài sáng tác đầu tay kể trên, Ta chẳng còn ai là bài hát đầu tiên Đức Trí giới thiệu đến người hâm mộ. Qua giọng hát của Phương Thanh (1996), ca khúc nhanh chóng trở thành hit và đứng đầu các BXH âm nhạc một thời gian dài. Đức Trí cũng là một trong số ít những nhạc sĩ có ảnh hưởng nhất định đến sự nghiệp âm nhạc của Phương Thanh.
“Mãi cho tình lênh đênh” – Võ Thiện Thanh
Mãi cho tình lênh đênh là ca khúc đầu tiên nhạc sĩ Võ Thiện Thanh tặng vợ – chị Trần Minh Nhã. Lúc đó, anh theo học lớp nhiếp ảnh ở Vũng Tàu và ở trọ tại nhà thầy, người sau này trở thành bố vợ của mình.
Sáng tác đầu tay được Võ Thiện Thanh viết tăng vợ.
Khi đó, Minh Nhã đang là học sinh lớp 11 nên cứ gọi Thiện Thanh bằng chú. Đêm đêm, thấy “chú” Thanh ôm đàn hát và sáng tác nhạc hay quá nên cô bé Nhã đang ở lứa tuổi mộng mơ cứ len lén nhìn trộm. Xúc động trước vẻ đẹp và tình cảm ngây thơ của chị, anh đã tặng chị ca khúc Mãi cho tình lênh đênh và tình yêu bắt đầu từ đó.
Không biết có phải vì bị cái tên ca khúc ám ảnh mà chuyện tình của hai người cũng khá lênh đênh. Học xong lớp nhiếp ảnh, Võ Thiện Thanh rời Vũng Tàu thi vào Nhạc viện TP.HCM và hai người xa cách nhau. Đến khi Mãi cho tình lênh đênh được đông đảo bạn trẻ yêu thích qua giọng ca Lam Trường, hai người mới tìm lại được nhau và nên duyên duyên từ đó.
Video đang HOT
Mãi cho tình lênh đênh – Lam Trường
Mãi cho tình lênh đênh cùng với Xích lô, Bạn tôi, Tình 2000…đã đưa tên tuổi Võ Thiện Thanh trở thành nhạc sĩ ăn khách nhất suốt những năm 1996 – 2000. Khi đó, nhạc trẻ đang bước vào thời ky thịnh vượng và anh được đánh giá là một trong những người đem lại làn gió mới hiện đại và hoàn toàn khác biệt với thế hệ trước.
Sau này, Võ Thiện Thanh thử sức và đặc biệt thành công với thể loại chillout và dance. Sự phóng khoáng, trẻ trung, sắc sảo nhưng vẫn không kém phần lãng mạn từ những ca khúc đầu tiên vẫn tiếp tục được anh kế thừa và phát huy.
“Bài ca chưa viết hết lời “- Bảo Chấn
Bảo Chấn là một trong những nhạc sĩ ăn khách nhất của nhạc trẻ Việt Nam sau thời kỳ đổi mới. Tên tuổi ông gắn liền với giai đoạn hưng thịnh của chương trình Làn sóng xanh. Các ca khúc của Bảo Chấn chủ yếu mang âm hưởng lãng mạn, trữ tình, dễ nghe của nhạc nhẹ. Vị nhạc sĩ này cũng được coi như một trong những nhân vật tiên phong ở lĩnh vực hòa âm phối khí tại Việt Nam.
Nhạc sĩ Bảo Chấn.
Sự nghiệp của Bảo Chấn khởi sắc với ca khúc Tình thôi xót xa. Về sau, cũng chính ca khúc này đã đẩy Bảo Chấn vào hậu trường khi bị vướng phải nghi án đạo nhạc. Nhiều khán giả từng nghĩ đây là ca khúc đầu tiên của Bảo Chấn, thực ra không phải.
Sáng tác đầu tay của Bảo Chấn lại là một bài đậm tính cổ động có tên gọi Bài ca chưa viết hết lời được ông viết trong những ngày đi công tác tại nông trường Phạm Văn Hai từ đầu thập kỷ 80. Với giai điệu đơn giản, vui tươi, ca khúc kêu gọi thanh niên đi xây dựng quê hương, thể hiện niềm tin tưởng vào tương lai đất nước.
Bài ca chưa viết hết lời – Hiền Thục
Từ sáng tác đầu tiên này, có thể thấy âm nhạc Bảo Chấn có khúc thức khá đơn giản nhưng giai điệu mượt mà, nhiều lúc bay bổng cùng với lời ca trong sáng, lãng mạn. Chính điều này giúp ông thành công và ghi dấu ấn riêng trong lòng khán giả.
“Tháng ngày chờ mong” – Đỗ Bảo
Sáng tác đầu tay – Tháng ngày chờ mong được Đỗ Bảo viết trong giai đoạn khủng hoảng nhất.
Trước khi được biết đến với tư cách là nhạc si sáng tác, Đỗ Bảo đã nổi danh với vai trò hòa âm hiệu quả trong album Nhật thực cho Hà Trần (2002). Nhưng thực ra, sáng tác của Đỗ Bảo đã được công bố từ trước đó khá lâu. Năm 1998, ca khúc Ngày tháng mong chờ do tam ca 3A thể hiện đã lọt vào top ten Làn sóng xanh và được hầu hết bạn trẻ thời đó thuộc nằm lòng.
Đỗ Bảo viết ca khúc này trong giai đoạn khủng hoảng nhất. Sau một thời gian dài chơi nhạc trong các quán bar, vũ trường, anh rơi vào trạng thái sợ âm thanh, không nghe được nhạc và trầm cảm. Có lẽ bởi vậy mà Tháng ngày chờ mongthấm đẫm chất tự sự, chất chứa suy tư về con người, cuộc đời. Ca từ trong ca khúc của anh đậm tính triết lý: “Trong gió bụi bao la, trong kiếp người bôn ba/ Có mấy khi lòng thảnh thơi/ Khi cõi đời phôi pha, khi rã mòn đôi vai/ Ta sẽ đi về đâu ?”. Đó cũng là dấu ấn riêng trong âm nhạc của anh mãi cho đến tận bây giờ.
“Nhớ làng xưa” – Dương Thụ
Dương Thụ là một nhạc sĩ nhạc nhẹ, ghi dấu ấn trong đời sống âm nhạc đương đại với những tình khúc êm ái, nhẹ nhàng, tình tứ. Các sáng tác của ông khúc chiết, trữ tình, có phong cách riêng độc đáo nhưng vẫn mang hơi thở hiện đại, phảng phất âm hưởng dân tộc và trở nên quen thuộc với khán giả Việt Nam trong nhiều thập ky.
Nhạc sĩ Dương Thụ.
Vào thập niên 1990, những sáng tác của Dương Thụ bắt đầu được công chúng biết đến và đón nhận. Nhiều ca khúc của ông được phát trên sóng phát thanh truyền hình, xuất hiện trong nhiều chương trình, băng đĩa, được rất nhiều ca sĩ thể hiện như Lệ Quyên, Thanh Lam, Mỹ Linh, Hồng Nhung, Bằng Kiều… Ca khúc đầu tiên Dương Thụ viết năm 19 tuổi có tên gọi Nhớ làng xưa từng được phát trên Đài tiếng nói Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay bản thu gần như đã thất lạc.
Bài hát ru cho anh – Hồng Nhung
Vốn xuất thân là người học văn nên âm nhạc của Dương Thụ luôn có ca từ đẹp. Ông sử dụng một cách hài hòa chất liệu cổ điển, dân gian và một chút gần với nhạc nhẹ. Bởi vậy, công chúng của Dương Thụ đa dạng bao gồm cả người trẻ lẫn trung niên, cả nông dân lẫn trí thức. Hồng Nhung được đánh giá là người hát tốt nhất nhạc Dương Thụ, sau đó là Mỹ Linh, Khánh Linh, Nguyên Thảo
Theo zing
Đạo nhạc - vấn đề nóng không dễ dàng xác định
Đạo nhạc, đạo beat hay chỉ trùng hòa thanh, khán giả phải thật tinh tường để lắng nghe và phân biệt rõ ràng.
Đã khá lâu rồi vấn đề đạo nhái trong âm nhạc lại trở nên nóng bỏng như hiện nay tại Vpop. Bắt nguồn từ cái tên hot hàng đầu hiện nay - Sơn Tùng M-TP, không ít anti đã liên tục tố cáo anh chàng sử dụng trái phép những chất liệu nước ngoài đưa vào sáng tác của mình. Vấn đề càng căng thẳng hơn bao giờ hết khi nhiều nhạc sĩ, ca sĩ cũng vào cuộc khi đưa ra suy nghĩ, chính kiến cũng như hiểu biết của mình trước các khái niệm chuyên môn. Cùng nhau tìm hiểu 3 hình thức dễ gây lẫn lộn nhất hiện nay trong sáng tác: đạo nhạc, đạo beat và trùng hòa thanh.
Như thế nào mới gọi là đạo nhạc?
Như mọi người vẫn biết, đạo nhạc có nghĩa là ăn cắp giai điệu ca khúc và tự nhận đó là sáng tạo của bản thân mình. Từng có thông tin cho rằng, để xác định 1 ca khúc đạo nhạc thì dựa vào việc nó có 12 nốt liên tục giống ca khúc được cho là bị đạo. Tuy nhiên, đến nay Việt Nam vẫn chưa có cơ sở cũng như những quy định cụ thể về vấn đề này. Việc trùng hợp 12 nốt nhưng cách hòa âm, cách hát, nhấn nhá, nhịp phách khác nhau cũng khiến 2 ca khúc khác biệt. Do đó, đạo nhạc phải được xác định kỹ lưỡng ở nhiều yếu tố trên các đoạn nhạc đem ra so sánh.
Các nhạc sĩ kì cựu như Bảo Chấn hay Quốc Bảo đều từng dính nghi án đạo nhạc
Đạo nhạc cũng khắc hẳn với cover vì đạo nhạc là lấy nhạc trái phép, nhận là của mình, nhưng cover là mua bản quyền đàng hoàng, đầy đủ để thể hiện lại. Do đó, nhiều trường hợp khẳng định hát các ca khúc nhạc ngoại lời Việt như Bảo Thy trước đây là đạo nhạc thì hoàn toàn sai.
Ở Việt Nam, có một số ca khúc gây tranh cãi về đạo nhạc một thời phải kể đến "Tình thôi xót xa" (Bảo Chấn), "Tuổi 16" (Quốc Bảo), "Mẹ yêu" (Phương Uyên)...
Đạo beat có nghiêm trọng hay không?
Đạo beat là vấn đề đang được quan tâm nhiều nhất hiện nay khi nhiều người và thậm chí Sơn Tùng M-TP xác nhận anh không đạo nhạc mà chỉ sáng tác dựa trên nhạc beat (nhạc nền để ca sĩ hát lên) có sẵn của nước ngoài. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, Sơn Tùng còn bê y xì nhạc nền đó đem vào ca khúc của mình. Điều này như nhạc sĩ Dương Khắc Linh vừa chia sẻ là một hành động ăn cắp chất xám vì nhạc nền - phần hòa âm phối khí cũng là những sáng tạo của người nghệ sĩ, cũng được bảo hộ tác quyền hẳn hoi. Do đó, nếu lưu hành và thu lợi nhuận từ một sản phẩm lấy trái phép thì điều đó là không đúng. Phía Hàn Quốc cũng đã thể hiện sự phẫn nộ trước hành động này của M-TP.
Sơn Tùng M-TP làm nóng lên vấn đề đạo beat
Từ trước đến nay, giới Underground thường xuyên sử dụng cách này để sáng tác ca khúc mới. Tuy nhiên, vì chỉ hoạt động chủ yếu trên mạng Internet, những sản phẩm này chưa gây ảnh hưởng gì quá nghiêm trọng liên quan đến quyền tác giả, sở hữu trí tuệ.
Các ca khúc trùng hòa thanh là gì?
Âm nhạc, hội họa hay các bộ môn nghệ thuật khác, đều có những tỷ lệ và nguyên tắc, công thức đẹp được áp dụng. Trong hội họa có những bố cục tỷ lệ chuẩn mực hoặc 1 số công thức kết hợp màu sắc hiệu quả. Tương tự, âm nhạc có những vòng hợp âm đẹp, dễ dàng tạo ra những giai điệu hay và hợp tai người nghe, dẫn đến rất nhiều bài hát có chung vòng hợp âm, nghĩa là có chung cách phát triển giai điệu theo hợp âm giống nhau. Khi sáng tác một giai điệu mới trên beat nhạc của những bài hát có sẵn, người sáng tác sẽ nghiễm nhiên có sẵn vòng hợp âm của ca khúc gốc để viết theo.
Tùy khả năng sáng tạo và thẩm mỹ mà ca khúc mới có hay và độc đáo hay không, vì nếu vụng về thì rất dễ đi vào khuôn mẫu tiết tấu và phát triển giai điệu của ca khúc cũ, là một bài hát sao chép nhạt nhòa và kém cỏi. Tuy nhiên nếu làm tốt thì rất nhiều trường hợp, ca khúc mới khác biệt hoàn toàn với ca khúc được lấy nhạc nền, trở thành 2 tác phẩm khác nhau chỉ còn điểm chung là vòng hòa thanh và hát được trên nhạc nền của nhau.
Hit đình đám "Nobody" (Wonder Girls) có hòa thành giống khá nhiều ca khúc khác
Do đó, việc dùng beat có sẵn để sáng tác cũng dễ đem đến các ca khúc mới nếu tạo ra một ca khúc không trùng lặp về giai điệu, tiết tấu và hát trên một nhạc nền mới thì sẽ không có gì là sai, vẫn có thể được chấp nhận hoặc thậm chí chẳng ai biết vì trên thế giới, ca khúc có chung vòng hòa thanh là rất nhiều. Nhưng khi sử dụng một beat nhạc của một bài hát khác cho ca khúc của mình và kinh doanh, biểu diễn thì là một việc làm trái pháp luật, không cần biết là bài hát đó do bạn sáng tác trên beat hay chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên dùng 1 vòng hòa thanh giống nhau.
Nhạc sĩ Nguyễn Cường cũng từng chia sẻ: "Việc khẳng định Sơn Tùng đạo nhạc hay ăn cắp trí tuệ là không đúng. Từ những năm 1980, khi học nhạc ở Học viện âm nhạc, tôi đã trải qua một thời gian đào tạo do giáo viên người Nga dạy, tức là làm giai điệu trên bản hòa thanh có sẵn. Đây là một môn học chính thức ở một trường chuyên về âm nhạc, vậy thì việc sử dụng bản beat có sẵn là hoàn toàn hợp lý, và đây cũng là xu hướng làm bài hát của giới trẻ Việt Nam hiện nay mà trên thế giới đã áp dụng cách đây trăm năm.
Vấn đề ở đây là khán giả có chấp nhận xu hướng đó không lại là một câu chuyện khác. Phải khẳng định lại với các bạn là dùng bản hòa thanh có sẵn thì không thể gọi là ăn cắp nhạc".
Như vậy, nhạc sĩ cũng đã khẳng định trong các ca khúc của Sơn Tùng không có hành vi đạo nhạc và việc sáng tác trên beat có sẵn là hoàn toàn không có gì sai trái. Tuy nhiên, ông không đề cập đến việc sử dụng luôn bản beat này để biểu diễn, thu lợi nhuận rộng rãi trên thị trường - vấn đề khiến mọi người tranh cãi nảy lửa những ngày gần đây.
Kết
Việc xác định các khái niệm này rất quan trọng trong việc "quy kết" mỗi hành động, sản phẩm có vi phạm điều gì hay không. Khi phê phán hay "gán tội" cho bất kì ai, mỗi người cũng cần phải hiểu biết rõ và nói cho chính xác để không gây tổn thương, tạo nên sự lệch lạc trong nhận thức của công chúng. Nếu bản thân hiểu sai, nói sai thì việc làm của mình tưởng chừng là "vì chính nghĩa" hóa ra lại đáng lên án nhất. Rất nhiều bạn trẻ khi nhắc đến nhạc Việt lại chậc lưỡi "lại sao chép ở đâu đây mà!" trong khi chưa hiểu rõ mọi khái niệm về vấn đề này. Ngược lại, nhiều người quá hâm mộ nghệ sĩ lại bỏ qua tất cả những lời góp ý và luôn tôn sùng thần tượng lên hàng đầu. Tất cả những hành động này đều chẳng thể giúp âm nhạc nước nhà phát triển tích cực.
Ngăn chặn đạo nhái, tạo môi trường nghệ thuật trong sạch là điều mà cả nghệ sĩ chân chính lẫn khán giả đều mong muốn, và việc này không gì khác hơn nên bắt nguồn từ những đóng góp chân thành, thiện chí và chuẩn xác nhất.
Theo Trithuctre
Tùng Dương coi mình là 'nàng thơ' của Đoàn Chuẩn Để thể hiện tốt các bài hát của Đoàn Chuẩn, anh luôn coi mình là người tri kỷ của nhạc sĩ. Tùng Dương là một trong số 4 ca sĩ tham gia đêm nhạc Gửi người em gái miền Nam, diễn ra vào tối 21/6 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Anh sẽ thể hiện nhiều tác phẩm nổi bật trong sự nghiệp...