‘Bật mí’ cách lựa chọn phương thức tuyển sinh đại học
Có khoảng hơn 10 phương thức xét tuyển đã được các trường đại học công bố cho mùa tuyển sinh năm 2022.
Phương thức ngày càng đa dạng nên các chuyên gia khuyên phụ huynh, học sinh lọc thông tin theo trình tự, tránh tình trạng càng đọc càng rối.
Mùa tuyển sinh năm 2022 ghi nhận sự đổi mới trong phương thức tuyển sinh của hầu hết các trường. Tính đến thời điểm hiện tại, có đến hơn 10 phương thức xét tuyển sẽ được các trường sử dụng.
Các phương thức gồm: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ GĐĐT và quy định của trường, xét tuyển học sinh giỏi; xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022; xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, kỳ thi đánh giá tư duy, xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT (xét học bạ) theo tổ hợp môn, xét tuyển học lực kết hợp phỏng vấn; xét tuyển dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ, xét tuyển bằng học bạ kết hợp thi tuyển các môn năng khiếu…
Trong đó không ít trường đồng thời áp dụng đến 6, 7 phương thức bằng xét tuyển và tổ chức thi tuyển riêng. Điều này khiến không ít phụ huynh, thí sinh băn khoăn trước khi quyết định lựa chọn xét tuyển đại học theo phương thức nào.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại Hà Nội. Ảnh: Giang Huy
Trao đổi với các cơ quan báo chí, Hiệu phó Đại học Giao thông Vận tải – ông Nguyễn Thanh Chương – cho rằng, về mặt tâm lý, phụ huynh, học sinh cần phải bình tĩnh, lạc quan trước tình trạng đa dạng phương án tuyển sinh. Bởi khía cạnh tích cực của vấn đề là, với nhiều lựa chọn, thí sinh sẽ có cơ hội tìm thấy cách thức mình có lợi thế nhất.
Ông Chương nhấn mạnh, học sinh cần xác định rõ ngành học mong muốn trước khi bắt đầu tìm kiếm thông tin. Bước đầu tiên của quá trình này là khoanh vùng các trường có ngành học theo nguyện vọng. Sau đó, dựa vào các dữ liệu năm trước, cần xếp danh sách trường theo thứ tự cao đến thấp về điểm đầu vào, để dễ đối chiếu với năng lực bản thân, từ đó lọc ra một số trường phù hợp.
Sau khi thu hẹp phạm vi ngành, trường quan tâm, các em mới vào website của trường để tìm hiểu về chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh, các tổ hợp xét tuyển, tiêu chí phụ… “Tất cả có trong đề án tuyển sinh mà các trường sẽ công bố vào tháng 2-3 tới. Theo quy chế, các trường đều phải công khai nên thí sinh sẽ không gặp khó khăn trong việc tìm kiếm”, ông Chương nói.
Tới đây, thay vì đọc mọi phương án và rơi vào rối loạn, thí sinh chỉ nên quan tâm tới các cách thức xét tuyển mà mình có đủ điều kiện. Các trường thường áp dụng đồng thời 5-7 phương thức, kết hợp thi tuyển và xét tuyển. Những mỗi thí sinh sẽ tìm thấy 2-3 phương thức phù hợp nhất với mình. Khi đã giới hạn hẹp lại đến mức này, việc so sánh ưu thế giữa các phương thức cũng như tìm hiểu các điều kiện cụ thể sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Cùng chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Viết Thái, Trưởng phòng Đối ngoại và Truyền thông, Trường ĐH Thương mại cho hay, qua từng năm, phương án tuyển sinh của các trường đại học ngày càng đa đạng để bắt kịp với nhu cầu thực tế, phù hợp nhiều đối tượng thí sinh. Tuy nhiên, khi càng nhiều trường có nhiều phương án tuyển sinh, nếu không biết cách phân tích và lọc dữ liệu, thí sinh sẽ dễ bị rối.
Tuy nhiên, theo ông Thái, thực tế các trường chỉ sử dụng hai nhóm phương thức xét tuyển chính là xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển theo các phương thức khác (gồm tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD-ĐT hoặc của trường; học bạ; kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ; đánh giá năng lực; đánh giá tư duy).
Với mỗi phương thức này, thí sinh cần tìm kiếm phần cơ cấu chỉ tiêu tương ứng để đo cơ hội.
“Ngoài ra, thí sinh khi đọc cũng cần hiểu rằng tiêu chí đủ điều kiện xét tuyển khác với việc trúng tuyển. Có thể thông tin trường đưa yêu cầu đầu vào là 5.5 IELTS nhưng không có nghĩa thí sinh đạt mức điểm đó là trúng tuyển mà các trường sẽ căn cứ vào chỉ tiêu rồi lấy từ trên xuống dưới và thực tế có thể phải 6.5 mới trúng tuyển,…”, ông Thái chia sẻ.
Ngoài ra, thí sinh cần đọc kỹ, lưu ý các tiêu chí phụ xét tuyển đại học, điều kiện liên quan đến học bạ, tránh trường hợp đủ điểm trúng tuyển nhưng sau đó bị đánh trượt khi các trường hậu kiểm và phát hiện không đạt điều kiện.
Video đang HOT
Dành lời khuyên cho các thí sinh, phụ huynh, TS Nguyễn Trung Nhân – Trưởng Phòng đào tạo Trường Đại học Công nghiệp TPHCM – chia sẻ, bản thân các em cần tìm hiểu kỹ bởi mỗi phương thức có ngưỡng đảm bảo chất lượng khác nhau, cách thức tính điểm khác nhau. Sau đó, dựa vào những kết quả, chứng chỉ mà mình đang có, tận dụng thế mạnh của mình, lựa chọn phương thức phù hợp, tăng cơ hội trúng tuyển vào các trường, các ngành mà em muốn.
“Chúng tôi rất mong muốn chọn được thí sinh phù hợp với ngành đào tạo của nhà trường. Đồng thời, phía thí sinh có cơ hội học ở môi trường mong muốn với điều kiện, khả năng của mình. Trên tinh thần đó, năm 2022, Trường Đại học Công nghiệp TPHCM giữ ổn định các phương thức xét tuyển để thí sinh nắm rõ và có cơ hội trúng tuyển” – TS Nhân chia sẻ.
20 con đường vào đại học cho thí sinh năm 2022
Ngoài những phương thức tuyển sinh quen thuộc như xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, các trường còn có nhiều hình thức xét tuyển kết hợp đa dạng.
Theo phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 mà nhiều trường đã công bố, năm nay, thí sinh có thể lựa chọn đăng ký xét tuyển theo khoảng 20 phương thức.
Tuy nhiên, dù đăng ký xét tuyển vào bao nhiêu trường, thông qua các con đường khác nhau, thí sinh cũng chỉ trúng tuyển một nguyện vọng.
Năm 2022, thí sinh có thể lựa chọn nhiều phương thức để cạnh tranh suất vào đại học. Ảnh minh họa: Việt Hùng.
Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển
Nhiều trường áp dụng phương thức xét tuyển này nhưng dành chỉ tiêu không lớn. Ngoài quy định xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển của Bộ GD&ĐT, một số trường cũng có quy định riêng.
Cụ thể, ĐH Bách khoa Hà Nội xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ GD&ĐT. Đây là một trong 3 phương thức của nhóm xét tuyển tài năng. Chỉ tiêu dành cho 3 phương thức chiếm 20-30% tổng chỉ tiêu.
ĐH Ngoại thương cũng dành chỉ tiêu nhất định để xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và trường.
Các trường thành viên của H Quốc gia TP.HCM đều áp dụng việc tuyển thẳng thí sinh theo quy chế tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 của bộ, ưu tiên xét tuyển thẳng thí sinh giỏi nhất trường THPT theo quy định của H Quốc gia TP.HCM hay ưu tiên xét tuyển theo quy định của H Quốc gia TP.HCM.
Xét điểm thi tốt nghiệp THPT
Đây là phương thức được áp dụng ở hầu hết đại học. Tuy nhiên, xu hướng chung, chỉ tiêu dành cho phương thức này giảm dần trong bối cảnh các trường ngày càng đa dạng hóa phương thức xét tuyển.
Ví dụ, ĐH Bách khoa Hà Nội chỉ dành 10-20% chỉ tiêu cho một số chương trình đào tạo có tổ hợp xét tuyển A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29.
Với phương thức này, trường yêu cầu thí sinh có điểm trung bình chung 6 học kỳ mỗi môn học THPT trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 7 trở lên (hoặc tổng điểm trung bình 6 học kỳ của 3 môn học từ 42 trở lên), được công nhận tốt nghiệp THPT, có điểm thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển do trường quy định.
ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ dành 10-15% cho phương thức này, giảm mạnh so với con số 50% năm 2021.
Tại ĐH ngoại thương, phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 được áp dụng cho các chương trình tiêu chuẩn và định hướng nghề nghiệp quốc tế.
Xét học bạ và xét kết quả thi tốt nghiệp THPT là 2 phương thức tuyển sinh được áp dụng nhiều năm nay. Ảnh minh họa: Chí Hùng.
Xét học bạ
Xét học bạ hay kết quả học tập THPT cũng là phương thức được nhiều trường lựa chọn. ĐH Ngoại thương là một trong số đó.
Trường có phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT nhưng chỉ dành cho 3 nhóm đối tượng, gồm thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia (hoặc tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp điểm xét tuyển của trường); thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12; thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên.
Tại ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, ĐH Công nghệ TP.HCM xét học bạ theo 2 hình thức, gồm xét theo tổng điểm trung bình 3 môn lớp 12 và theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ (lớp 11 và học kỳ I lớp 12).
Ngoài ra, thay vì xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT, Khoa Y, ĐH Quốc gia TP.HCM lại căn cứ vào điểm trung bình chung tích lũy của thí sinh tốt nghiệp đại học để tuyển sinh.
Kết quả thi Đánh giá năng lực, Đánh giá tư duy
Năm nay, ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức kỳ thi Đánh giá tư duy và dùng kết quả để xét tuyển 60-70% tổng chỉ tiêu. Đây là phương thức tuyển sinh chiếm tỷ trọng lớn nhất của trường.
Thí sinh cần có điểm trung bình chung 6 học kỳ của mỗi môn học ở bậc THPT từ 7 trở lên thuộc một trong những tổ hợp môn trường đưa ra.
Năm nay, hai đại học quốc gia là ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM đều tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực. Theo thông tin từ ĐH Quốc gia Hà Nội, đến nay, gần 50 đại học đăng ký sử dụng kết quả từ kỳ thi để tuyển sinh năm 2022.
Trong số đó, ĐH Ngoại thương sử dụng phương thức xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức trong năm 2022 để tuyển sinh cho một số chương trình tiêu chuẩn.
Xét tuyển theo chứng chỉ quốc tế
Năm nay, nhiều trường cũng áp dụng phương thức tuyển sinh theo chứng chỉ quốc tế.
Ở nhóm xét tuyển tài năng, ĐH Bách khoa Hà Nội xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-Level. Thí sinh cần có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và 12 đạt từ 8 trở lên.
ĐH Kinh tế Quốc dân nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh có điểm SAT từ 1200 hoặc ACT từ 26 điểm trở lên. Phương thức này chiếm 1-3% tổng chỉ tiêu tuyển sinh của trường. Điểm xét tuyển quy về thang điểm 30, lấy thí sinh từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu.
ĐH Quốc tế Hồng Bàng cũng có phương thức tuyển sinh theo kết quả kỳ thi SAT. Khoa Y, ĐH Quốc gia TP.HCM, sẽ dành một phần chỉ tiêu để xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi quốc tế.
ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM, xét chứng chỉ tuyển sinh quốc tế hoặc thí sinh người nước ngoài, xét học lực kết hợp phỏng vấn.
Xét tuyển kết hợp đa dạng
Xét tuyển kết hợp là phương thức được nhiều đại học hàng đầu sử dụng trong năm tuyển sinh 2022. Các trường có thể xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế với điểm thi tốt nghiệp THPT hay với học bạ hoặc cả phỏng vấn...
Cụ thể, ĐH Bách khoa Hà Nội xét tuyển dựa trên kết quả và thành tích học tập phổ thông kết hợp phỏng vấn.
Phương thức này dành cho thí sinh có chứng chỉ quốc tế SAT, ACT; điểm thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội hoặc ĐH Quốc gia TP.HCM; điểm thi Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội; chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp điểm thi Đánh giá năng lực; chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp điểm 2 môn thi tốt nghiệp THPT; học sinh hệ chuyên trường THPT chuyên/THPT trọng điểm quốc gia kết hợp điểm 2 môn thi tốt nghiệp THPT; tham gia vòng thi tuần cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia hoặc đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh hay giải khuyến khích học sinh giỏi quốc gia kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT.
Những em có chứng chỉ IELTS (academic) quốc tế 6.0 trở lên (hoặc tương đương) được đăng ký xét tuyển tài năng vào các ngành Ngôn ngữ Anh, Kinh tế - Quản lý theo hình thức xét tuyển kết quả, thành tích học tập phổ thông kết hợp phỏng vấn.
ĐH Ngoại thương áp dụng 3 hình thức xét tuyển kết hợp. Trường xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên; hoặc kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và chứng chỉ năng lực quốc tế (SAT, ACT, A-level), áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại; hay giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại.
ĐH Giao thông Vận tải, ĐH Thăng Long đều có phương thức xét tuyển xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và điểm thi tốt nghiệp THPT.
Đặc biệt, ĐH Kinh tế Quốc dân có đề án xét tuyển riêng, trong đó có 4 nhóm đối tượng theo hình thức kết hợp.
Ngoài phương thức kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và điểm thi tốt nghiệp THPT như các trường trên, ĐH Kinh tế Quốc dân còn xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế với kết quả thi Đánh giá năng lực của ĐH quốc gia; thí sinh là học sinh hệ chuyên của các trường THPT chuyên/THPT trọng điểm quốc gia với điểm 2 môn thi tốt nghiệp THPT; thí sinh đã tham gia vòng thi tuần/tháng/quý/năm Đường lên đỉnh Olympia hoặc đoạt giải HSG cấp tỉnh hoặc giải khuyến khích quốc gia kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT.
Năm 2022, việc xét tuyển kết hợp còn có thêm hình thức xét kết hợp các tiêu chí để đánh giá toàn diện năng lực thí sinh bao gồm năng lực học tập, hoạt động xã hội, hoạt động văn thể mỹ, bài luận, thư giới thiệu, phỏng vấn, dự kiến được áp dụng tại ĐH Bách khoa TP.HCM.
Ngoài ra, nhiều trường dù chưa công bố phương thức tuyển sinh song sẽ duy trình phương thức tương tự các năm trước như kết hợp đ iểm thi tốt nghiệp THPT với điểm bài thi năng khiếu.
Đa dạng phương thức xét tuyển năm 2022 Trong năm 2022, các trường đại học công bố sử dụng nhiều phương thức xét tuyển. Hầu hết các trường đa ngành đều sử dụng nhiều phương thức xét tuyển khác nhau. Thống kê từ các đề án tuyển sinh đã công bố, hiện có ít nhất 14 phương thức xét tuyển sẽ được các trường sử dụng. Phương thức xét tuyển được...