“Bật mí” cách chống thi thể thối rữa cực đỉnh của người xưa dù hoàng đế băng hà trước hàng tháng cho đến vài năm
Ít ai biết rằng, để bảo quản thi thể các vị hoàng đế trong nhiều ngày tháng, người xưa đã kỳ công chuẩn bị nhiều bước như thế nào.
Tục lệ từ hàng ngàn năm trước
Từ hàng ngàn năm trước, việc tổ chức tang lễ của người châu Á đã được đặt ra một cách có quy củ. Theo tục lệ xưa, một người ra đi sẽ được tắm gội sạch sẽ bằng nước lá thơm, cắt móng chân móng tay rồi gói chúng đặt vào quan tài. Người mất được thay một bộ quần áo mới. Việc chạy tang thường không để quá ba ngày.
Khi hoàng đế băng hà, ngài sẽ không được chôn cất ngay mà thường chờ vài tháng tới vài năm sau đó. (Ảnh: Sohu)
Không giống như dân thường, khi một vị hoàng đế băng hà, quần thần sẽ chọn lấy ngày lành tháng tốt mới an táng để đảm bảo long mạch nơi chôn cất không ảnh hưởng xấu tới hậu thế. Bởi người xưa quan niệm, vua là con của trời vì vậy khi ngài qua đời mọi sự cần phải sắp đặt cẩn thận.
Trong quan niệm của các hoàng đế Trung Quốc, chết không phải là hết, họ cho rằng, đó chỉ là cái chết về mặt thể xác, sau khi sang thế giới bên kia, họ sẽ tiếp tục sống cuộc đời thiên tử của mình. Do đó, nhiều vị hoàng đế ngay từ khi lên ngôi đã bắt đầu xây dựng lăng tẩm của mình. Sự xa hoa của lăng tẩm không thể tách rời với cuộc sống khi còn trên dương thế. Chúng ta có thể thấy qua việc Tần Thủy Hoàng dành tới 39 năm để xây lăng mộ cho mình, lăng mộ của Hán Vũ Đế được xây trong 54 năm.
Ngoài chờ ngày lành tháng tốt, xây dựng lăng mộ, lựa chọn đồ tùy táng… cũng là những yếu tố khiến cho thời gian chôn cất bị kéo dài. (Ảnh: Sohu)
Không chỉ chờ ngày lành tháng tốt, cùng với việc hoàn thành xây dựng lăng mộ, lựa chọn đồ tùy táng, vật liệu làm quan tài cũng là những yếu tố khiến cho thời điểm chôn cất bị kéo dài.
Video đang HOT
Trong quá khứ, tang lễ của hoàng đế Quang Tự và Từ Hi thái hậu là những ví dụ cụ thể về việc tổ chức bị kéo dài. Vua Quang Tự mất vào ngày 14 tháng 11 năm 1908, còn Từ Hi thái hậu mất sau đó một ngày, nhưng mãi tới năm 1909, tang lễ của họ mới được tổ chức.
Hay như hoàng đế Thuận Trị, thi hài của ngài được bảo quản tới 2 năm rưỡi mới được chôn cất. Hầu hết, các vị hoàng đế nhà Thanh khác cũng đều phải chờ từ vài tháng đến vài năm mới chôn cất.
Từ Hi thái hậu và hoàng đế Quang Tự được chôn cất 1 năm sau khi mất. (Ảnh: Sohu)
Vậy người xưa đã làm thế nào để xử lý thi thể hoàng đế trước khi chôn cất?
Quy trình xử lý thi hài sau khi hoàng đế băng hà
Công đoạn đầu tiên, người phụ trách việc mai táng sẽ tắm rửa và lau sạch sẽ thi hài của hoàng đế bằng nước nấu từ hoa uất kim hương, rượu trắng làm từ gạo nếp đen cùng nhiều loại ngũ cốc khác. Bước làm này sẽ giúp ức chế sự thối rữa của thi thể sau khi con người qua đời.
Ở một số thời đại, họ còn ngâm xác của nhà vua trong thủy ngân để làm chậm quá trình phân hủy.
Một số hoàng đế hoặc thái hậu được ngậm dạ minh châu trong miệng để ngăn ngừa sự thối rữa. (Ảnh: Sohu)
Bước thứ hai là mặc loại trang phục có tác dụng hạn chế thối rữa. Một số vị hoàng đế được mặc y phục làm bằng ngọc hoặc ngậm dạ minh châu trong miệng. Sau đó, thi hài sẽ được đặt vào quan tài. Người ta sẽ cho thêm một vài hương liệu giúp khử mùi, hạn chế vi khuẩn.
Bước ba, quan tài của hoàng đế phải được làm từ gỗ nam mộc tơ vàng chất lượng cao. Quan tài được thiết kế kín nhất có thể, xung quanh rắc vôi sống. Sau đó, quan tài được đặt trên một chiếc giường băng, bên dưới giường đều là đá băng. Nhờ hơi lạnh tỏa ra từ giường băng, thi thể của hoàng đế luôn được giữ ở mức nhiệt thấp nhất, như vậy việc phân hủy cũng diễn ra chậm hơn rất nhiều lần.
Quan tài của hoàng đế thường được làm từ gỗ nam mộc tơ vàng quý hiếm. (Ảnh: Sohu)
Ngoài ra, bên ngoài quan tài, người ta còn phủ rất nhiều lớp màn phủ kèm theo than và tro thực vật giúp cho độ ẩm trong không khí giảm xuống. Sau khi xử lý bằng rất nhiều bước, thi hài của hoàng đế không những phân hủy rất lâu mà ngay cả mùi cũng không thể ngửi được. Từ đây có thể thấy, trí tuệ của người xưa quả là không đơn giản, dù trong điều kiện không có công nghệ hiện đại, họ vẫn luôn có cách để xử lý vấn đề vô cùng hiệu quả.
Bí ẩn về lăng mộ không bao giờ xanh cỏ của Từ Hi Thái hậu
Không một nhành cỏ nào "dám mọc" trên mộ phần của Từ Hi Thái hậu cho đến tận ngày này, tại sao lại như vậy?
Từ thời phong kiến, người xưa đã quan niệm mộ tổ tiên xây dựng tốt thì con cháu thăng quan tiến chức, hưng vượng suốt nhiều đời. Vì vậy, các vị vua thời phong kiến Trung Quốc rất chú trọng đến phong thủy vị trí đặt lăng mộ, thậm chí chọn vị trí lăng mộ ngay từ khi lên ngôi.
Từ Hi Thái Hậu là mẹ đẻ của Thanh Mục Tông Đồng Trị Hoàng đế. Nhiều nhà sử học hiện đại ở Trung Quốc và hải ngoại miêu tả Từ Hi Thái hậu giống như một bạo chúa.
Trong văn hóa đại chúng thường thức ở Trung Hoa đại lục, Từ Hi Thái hậu cùng với Võ Tắc Thiên (thời Đường) và Lã Hậu (thời Hán) được xem là 3 người phụ nữ quyền lực cao nhất thời phong kiến. 3 người phụ nữ này bị dân gian coi là những "gian hậu loạn triều" tàn ác bất nhân với cả người thân, làm nghiêng đổ xã tắc.
Ảnh minh họa.
Từ Hi Thái hậu xem trọng việc xây mộ phần như bất kỳ vị vua nào. Là người phụ nữ nắm quyền có tiếng tăm bậc nhất lịch sử Trung Quốc, Từ Hi Thái hậu từ khi còn tại thế đã tiến hành xây dựng lăng tẩm cho mình. Đáng chú ý, khi mới khoảng 40 tuổi, nữ vương này đã chi không ít tiền để xây lăng mộ cho mình.
Một điểm đặc biệt ở nấm mồ của Từ Hi Thái hậu đó là cỏ dại không bao giờ mọc được. Vậy nguyên nhân do đâu?
Từ Hi Thái hậu mất nhiều năm để xây dựng "nơi ở" của mình khi sang thế giới bên kia. Thậm chí bà còn nhiều lần đến thị sát, yêu cầu chỉnh sửa bản thiết kế.
Một trong những điều khiến bà phật lòng nhất ở khu lăng mộ này chính là việc cỏ dại mọc um tùm ở phần đất trên mộ. Sau khi về cung, Từ Hi Thái hậu yêu cầu, phần đất trên mộ phải tuyệt đối không được có 1 ngọn cỏ dại nào.
Để không khiến Từ Hi nổi giận, Thuần Thân Vương Dịch Hoàn đành đưa ra phương pháp bí truyền được áp dụng từ các lăng tẩm của vương triều Tây Hạ. Ông đã cho người đem 100 chiếc chảo lớn, sau đó xúc phần đất dùng để đắp lên trên ngôi mộ cho vào chảo đảo qua đảo lại trên lửa nóng để tiêu diệt hết chất dinh dưỡng trong đất.
Tiếp đó, ông đã cho đất thô, muối và lưu huỳnh vào một cái nồi và đun nóng. Kết quả là cỏ không thể mọc trên loại đất này. Thuần Thân Vương Dịch Hoàn chính thức lệnh cho các thuộc hạ đặt 100 cái vạc để ngày đêm "nấu chín", xử lý lớp đất trên cùng của lăng mộ Từ Hi. Cuối cùng, ông cho người đắp phần đất này lên nấm mồ của Từ Hi Thái hậu. Nhờ đó mà cỏ dại không có cơ hội sinh sôi trên mộ nữa.
Đến năm 1908, Từ Hi Thái hậu qua đời và được chôn chất trong lăng mộ này.
Tuy nhiên sau cái chết của Từ Hi nhiều nhà phong thủy lại cho rằng cỏ mọc ở lăng mộ mới là tốt bởi nó tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở của các thế hệ mai sau.
Theo một số sách ghi lại, trong lăng mộ chất đầy châu báu. Số của nả này được Từ Hi chuẩn bị từ khi còn tại thế.
Chỉ tiếc rằng, 2 thập kỷ sau đó, nhà Thanh mạt vận, nơi an nghỉ của Từ Hi Thái hậu bị bè lũ Tôn Điện Anh lấy sạch bảo vật vào năm 1928. Nhưng có giai thoại cho rằng, nhóm mộ tặc của Tôn Điện Anh không chỉ cướp đi bảo vệ mà còn xâm phạm thi thể Từ Hi bằng cách hủy quan vứt xác.
Số phận chìm nổi của viên dạ minh châu giá 3.000 tỷ đặt trong miệng Từ Hi Thái hậu lúc qua đời: Nơi cất giữ hiện tại vô cùng ly kỳ Viên dạ minh châu khổng lồ - bảo vật vô giá yêu thích của Từ Hi đã không thể cùng chủ nhân sang thế giới bên kia mà lưu lạc bốn phương. Từ Hi Thái hậu (1835 - 1908) là người nắm giữ quyền lực "một tay che trời" cuối thời nhà Thanh. Nổi tiếng với lối sống vô cùng xa hoa, hoang...