Bật mí 4 loại nước dùng ngon cho các món ăn chay thêm hấp dẫn
Ăn chay có thể mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và được rất nhiều người yêu thích. Nếu bạn là người thích ăn chay hãy thử làm ngay 4 loại nước dùng này.
1. Nước dùng từ các loại rau
Với đặc tính có thể tiết ra chất ngọt trong quá trình chế biến, các loại rau thường là một trong những loại nguyên liệu được sử dụng phổ biến để nấu nước dùng như bắp cải, cải thảo, dọc mùng,… Khi nấu loại nước dùng cho món ăn chay này, bạn nên chú ý tách riêng phần lá và phần cồi của rau để nấu chứ không để chung.
Chẳng hạn như, nếu bạn muốn dùng súp lơ để nấu nước dùng, trước khi nấu, bạn nên tách riêng phấn lá và phần hoa ra làm hai. Đến khi nấu, bạn cho phần lá vào xào sơ qua trước, sau đó mới cho phần hoa vào, đổ nước và đun đến khi nước sôi là được.
Bên cạnh đó, bạn không nên nấu phần nước dùng từ các loại rau củ quá lâu, sẽ khiến cho phần nước chuyển sang màu đục và có mùi ôi kém hấp dẫn. Bạn có thể sử dụng loại nước dùng này để nấu canh, súp hay mì… đều rất phù hợp và thơm ngon.
2. Nước dùng từ các loại nấm
Một trong những loại nước dùng rất phù hợp cho nhiều loại đồ ăn chay khác nhau cùng cách làm đơn giản và dễ dàng đó là nước dùng với các loại nấm. Tuy nhiên, để có thể nấu được một nồi nước dùng ngon, chuẩn vị, người nấu cần có thêm một chút tỉ mỉ và vài bí quyết nhỏ. Để nấu món nước dùng này cho các món ăn chay, bạn có thể tham khảo công thức và một số mẹo sau: Không nên dùng các loại nấm đã bị hư hỏng, thối ẩm hay có mùi lạ để đem vào chế biến. Để đảm bảo hương vị thơm ngon của món ăn và an toàn đối với sức khỏe, bạn nên sử dụng các loại nấm tươi là tốt nhất.
Đầu tiên khi mua nấm về, bạn đem chúng đi rửa qua nhẹ nhàng với nước, đồng thời cắt bỏ đi phần chân nấm. Một điều lưu ý khi nấu loại nước dùng này là nấm là một loại thực phẩm tuy có hương vị ngọt nhưng lại thường có một số mùi đặc trưng khác nhau. Có những người thích nhưng có những người không thích thì trước khi nấu, bạn có thể trần qua chúng với nước sôi. Bạn có thể sử dụng loại nước dùng này với các món như lẩu, phở và canh…
3. Nước dùng từ các loại củ
Video đang HOT
Bên cạnh các loại rau các loại củ cũng là một trong những loại thực phẩm được sử dùng phổ biến để làm nước dùng cho các món chay, thậm chí còn xếp vị trí đầu tiên và nhiều nhất. Nguyên nhân là bởi nước dùng mà được chế biến từ rau củ sẽ thường có vị ngọt tự nhiên, mát mà lại chứa rất nhiều dinh dưỡng cần thiết tốt cho sức khỏe. Không những vậy, cách làm cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành các khúc nhỏ vừa ăn. Sau đó, bạn đem chúng hầm là đã có ngay bát nước dùng ưng ý rồi.
Một số loại củ được sử dụng phổ biến như khoai lang, khoai tây, củ cải, cà rốt. Để có thể nấu nước dùng được trong, bạn chú ý hạn chế tối đa việc sử dụng các loại củ có nhiều chất bột để hầm như khoai môn, khoai lang,… chất bột có trong chúng sẽ làm nước đục. Bạn có thể tham khảo sử dụng các loại củ như cà rốt, củ cải, hành tây,… để giúp cho nước dùng của bạn không những ngọt, thơm mà còn thanh trong nữa. Bạn có thể sử dụng loại nước dùng này để làm các món canh, súp và thậm chí là làm nước sốt,…
4. Nước dùng từ quả và hạt
Ngoài các loại rau, củ, bạn có thể sử dụng một số loại quả để làm nước dùng vô cùng thơm ngon, quả khô hay quả tươi đều có thể sử dụng. Tuy nhiên, nhược điểm của loại nước dùng này là chúng không hợp với tất cả các món ăn mà với mỗi loại quả khác nhau sẽ chỉ phù hợp với một số món ăn nhất định mà thôi. Chẳng hạn như với món hầm, bạn có thể sử dụng các loại quả như táo, lê, kỷ tử,… Đối với các món súp, canh, bún thì bạn hãy dùng cà chua, ớt chuông, đậu bắp,… Tùy thuộc vào món bạn muốn nấu, có thể chọn ra loại quả phù hợp một cách dễ dàng.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng các loại hạt để nấu nước dùng. Khi sử dụng, bạn nên luộc sơ qua chúng trước, tách vỏ sau đó mới cho vào hầm. Nếu bạn muốn nấu các loại nước dùng dạng sệt, bạn có thể đem chúng rang lên rồi xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt để nấu. Các loại nước dùng từ hạt thường được sử dụng ở các món cà ri, súp sệt và dùng làm sốt ăn kèm.
Cơm Lam Món đặc sản của người con núi rừng Tây Nguyên
Cơm lam mà một món ăn nổi tiếng, thường được các du khách gọi món mỗi khi du lịch lên những vùng cao như Tây Bắc, Tây Nguyên,...
1. Cơm lam là gì?
Đối với những người dân sinh sống lâu năm tại đồng bằng, nấu cơm bằng những chiếc nồi, niêu đã trở thành một việc quá quen thuộc. Nhưng đối với những người vùng cao, đặc biệt là người thường xuyên phải lên núi, vào rừng; món cơm của họ sẽ được nấu trong những ống nứa, được gọi là cơm lam.
Cơm lam trong tiếng Khmer được gọi là Kralan; Khao lam trong tiếng Thái và Lào, còn tiếng trung được gọi là trúc đỗng phạn. Ở Indonesia và Malaysia, món cơm lam được người dân gọi là Lemang.
Cơm lam là món ăn của những người vùng cao
Đây là một loại cơm được làm từ gạo; thông thường người ta sẽ sử dụng gạo nếp. Đối với người Việt, đây là món cơm đặc trưng của những người dân vùng Tây Nguyên, Tây Bắc và Đông Bắc. Đây cũng là món ăn của một số dân tộc khác tại các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, và Trung Quốc.
Tuy đều là gạo nấu chín thành cơm; nhưng cách nấu khác biệt so với người miền xuôi đã khiến cơm lam trở thành một món ăn thú vị; gắn liền với hình ảnh những người con của núi rừng. Khi làm cơm, gạo được cho vào một ống tre, hoặc nứa,... kết hợp cùng một số nguyên liệu khác rồi nướng trên lửa.
Cơm lam có đa dạng màu sắc
"Lam" có thể được hiểu đơn giản là phương thức dùng những ống tre, nứa thay cho nồi, niêu để nấu cơm. Cách chế biến này tuy có vẻ dân dã nhưng lại mang tính chất rất "nghệ sĩ" của những người vùng cao.
2. Cơm lam bắt nguồn từ đâu?
Cụm từ "cơm lam" ngày nay đã vô cùng phổ biến, không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Ở Việt Nam, đây được coi như là một món "đặc sản" của các dân tộc thiểu số như dân tộc Tày, Mường, Dao,...
Không nhiều người biết đến nguồn gốc ra đời của món cơm lam
Các già làng kể lại, khi xưa, những người thuộc dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở trên các đỉnh núi cao; hoặc trong những cánh rừng trập trùng nên thường không ở nơi nào được đến hai mùa vụ.
Bởi vì sống ở trong những cánh rừng, đồi núi cao; những cây gỗ, cây nứa là vật liệu luôn luôn có sẵn. Từ đó, đồng bào ta đã nghĩ ra cách làm gạo chín thành cơm mà không cần chiếc xoong, nồi nào; đó là lam gạo đã vo trong những ống tre, nứa.
Cách nấu tuy đơn giản, nhưng lại tiện lợi đối với người dân miền núi. Hơn nữa, thành phẩm làm ra cũng vô cùng thơm ngon. Vì thế, phương pháp nấu cơm này được duy trì mãi cho đến hiện tại; và món cơm lam đã trở thành một món ăn đặc trưng mà khách du lịch nào khi lên những vùng cao đều muốn thử.
3. Món ăn chay tốt cho sức khỏe
Thông thường, người ta sẽ chỉ ăn cơm lam với muối vừng; ít khi nào ăn cùng những thức ăn kèm khác. Vì vậy, đây đích thị là một món ăn chay thanh đạm của rừng núi; một khi ăn vào sẽ khó mà quên được.
Cơm lam là một món chay có hàm lượng dinh dưỡng cao
Tuy món ăn này không có thịt động vật; nhưng giá trị dinh dưỡng của gạo nếp và lạc, vừng cũng rất dồi dào. Bởi nó bao gồm cả nước, gluxit, lipit, và protit.
Ngoài ra, gạo nếp cũng chứa nhiều loại muối khoáng như canxi, photpho, và vitamin B1. Bên cạnh đó, vừng là một nguyên liệu rất giàu khoáng chất; trong đó bao gồm canxi, photpho, sắt, cùng một số loại vitamin như B1, B2, caroten,... Lạc cũng cung cấp xenlulozơ và một số vitamin đáng kể khác.
Cơm lam đích thị là một món ăn chay bổ dưỡng. Ngoài ra, đồng bào ta ở miền núi cũng thường xuyên hái những loại rau rừng ngon để ăn cùng; bổ sung thêm chất xơ từ rau vào khẩu phần ăn của mình.
Tổng hợp 4 cách làm món ngon từ chao cho bữa ăn thêm đậm đà hương vị Chao là món ăn yêu thích của rất nhiều người, kể cả ăn chay hay ăn mặn. Thế nên nó được chế biến thành nhiều món ăn ngon hấp dẫn khác nhau. Cách làm vịt nấu chao Nguyên liệu 600g thịt vịt 300g khoai môn 100g chao 400ml nước dừa Hành tím, tỏi,ớt, chanh cắt lát Gia vị: nước mắm, đường, dầu ăn,...