“Bắt mạch” thời tiết Ngành học luôn thiếu nhân lực
Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐH QGHN luôn có các nhà tuyển dụng về tận trường tìm nhân lực, nhưng không đủ sinh viên tốt nghiệp để cung ứng.
Ngành Khí tượng Thủy văn luôn thiếu nhân lực (ảnh minh họa)
Không tuyển được sinh viên
Mùa tuyển sinh, bên cạnh những ngành “ nóng, hấp dẫn”, thu hút rất nhiều những thí sinh quan tâm, nộp hồ sơ, thì lại có những ngành bị “bỏ rơi”, nguội lạnh. Một trong số những ngành chịu cảnh “đìu hiu” trong tuyển sinh đó là Khí tượng, Tài nguyên và Môi trường nước và Hải dương học.
Thông tin về vấn đề này, TS. Nguyễn Quang Hưng, Phó Trưởng khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ, những năm gần đây, các chỉ tiêu tuyển sinh của ngành Khí tượng, Tài nguyên và Môi trường nước, và Hải dương học đều không đạt. Thậm chí, có năm không tuyển được sinh viên.
Đây cũng là tình trạng chung trong ngành học khí tượng thủy văn ở một số trường.
Khi xây dựng các ngành học, các chương trình học đều có tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà tuyển dụng để làm sao bắt kịp được xu hướng, nhu cầu thực tế. Các nhà tuyển dụng cũng luôn song hành với Khoa và Trường, theo sát sinh viên trong quá trình đào tạo, và Trường luôn là nơi đầu tiên họ gửi nhu cầu tuyển dụng đến..
Tuy nhiên, vẫn rất khó để Trường cung cấp được các nhận lực như ý cho các nhà tuyển dụng, vì nhiều lý do khác nhau.
Thứ nhất, là do mọi người chưa hiểu về ngành, quan niệm về ngành học rất sơ sài, chưa nhìn thấy được những công việc, cống hiến của ngành trong xã hội.
Ví dụ, các hoạt động phòng chống thiên tai, điều tiết vận hành hồ chứa thủy điện, thủy lợi, dự báo ngư trường cho ngư dân ven biển… Nếu thiếu đi những dự báo này, rõ ràng sẽ có những tổn thất rất nặng nề. Nhưng những tổn thất này hầu như chỉ được để ý khi nó đã xảy ra rồi.
Video đang HOT
Hoặc mùa hè nắng nóng, ai cũng lo sợ nhất mất điện, nhưng ít ai biết được để đảm bảo điện cung cấp an toàn cho người dân thì một trong những việc phải làm được là dự báo dòng chảy tới hồ, phục vụ cho công tác điều tiết hồ thủy điện. Đấy chính là công việc của người học Thủy văn, hay là ngành Tài nguyên và Môi trường nước hiện đang đào tạo.
Cùng với đó, những cơ chế đãi ngộ đối với người làm trong ngành chưa tốt, mức lương của cán bộ trong ngành rất hạn chế. Để khắc phục, nhiều cơ sở ngành dọc trong Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã phải có những chương trình, đề tài, dự án để cải thiện thêm nguồn sống để chiêu mộ, giữ chân cán bộ.
“Hiện tại, trên website của Khoa cứ khoảng 1 – 2 tuần đều công bố tất cả những nhu cầu nhân lực từ các nhà tuyển dụng gửi về, nhưng kết quả đào tạo của Khoa không đáp ứng được do thiếu sinh viên”, ông Hưng nói.
“Điểm tuyển sinh những năm gần đây vào Khoa khoảng 16,5 điểm, theo tôi không quá cao để các em có thể cân nhắc lựa chọn trong việc chọn nghề cho mình. Tôi có thể khẳng định chắc chắn, đối với ngành khí tượng thủy văn, cơ hội làm việc luôn luôn rộng mở. Đặc biệt, hiện tại, trong tình trạng thiếu người, khi vào ngành, các bạn sẽ là “mỳ chính cánh”", TS Nguyễn Quang Hưng.
Nghề không thể thiếu trong tương lai
Lĩnh vực biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, cơ hội việc làm còn có xu hướng đa dạng và mở rộng hơn. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước như: Chuyên viên trong các cơ quan quản lý các cấp về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, hoặc một số ngành có liên quan (giáo dục, y tế, nông nghiệp, lâm nghiệp);
Các tổ chức phi chính phủ, ban quản lý chương trình, dự án trong nước và quốc tế; Nghiên cứu viên trong các viện nghiên cứu về Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững, Tài nguyên và Môi trường và có thể khởi nghiệp về các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp cũng có thể tham gia giảng dạy các ngành có liên quan về biến đổi khí hậu, phát triển bền vững cho các trường đại học, cao đẳng hoặc phục vụ trong các ngành kinh tế, xã hội và quốc phòng; hoặc có thể tiếp tục học cao học về chuyên ngành Biến đổi khí hậu, Phát triển bền vững, Khí tượng, Thủy văn…
Hiện tại, Nhật Bản đã bán bản tin dự báo thời tiết cho người dân đi du lịch, tương lai sẽ làm dịch vụ như ngành khác. Một số nước như Singapore, Philipine mức lương cho những người làm trong ngành này cũng rất cao.
Nam sinh ĐH Quốc Gia sở hữu bảng điểm full A+, GPA tuyệt đối 4.0, kỳ nào cũng được học bổng
Bảng điểm của chàng sinh viên năm 3 Trần Bùi Anh Tuấn có đến 6/7 môn đạt A (cộng). Anh Tuấn là một trong những sinh viên có thành tích học tập tốt của Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Mới đây, dân mạng thi nhau truyền tay nhau một bảng điểm tổng kết đúng chuẩn 'con người ta' của nam sinh Trần Bùi Anh Tuấn, sinh viên năm 3 Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, trường Đại học Quốc Gia Hà Nội. Theo đó, hàng dài điểm xếp hạng A (cộng) nối đuôi nhau ở tất cả các môn, chỉ duy nhất một môn đạt B (cộng).
Điểm GPA năm 2 của Anh Tuấn đạt tuyệt đối 4.0/4.0, điểm tổng kết cả 3 năm đạt 3.67/4. Thành tích của chàng trai sinh năm 1999 'kể đến sáng mai' không hết khi giành HCV môn Địa lý cấp Quốc gia, giấy khen của hiệu trưởng trường ĐHQG cho sinh viên có kết quả học tập xuất sắc năm 2018 - 2019, bằng khen, học bổng ngay khi còn là sinh viên năm nhất,...
Bảng điểm tổng kết full A (cộng) của Anh Tuấn.
Liên hệ với chủ nhân, Trần Bùi Anh Tuấn cho biết bản thân khá bất ngờ khi những môn khó lại đạt được điểm cao hơn kỳ vọng: 'Phương trình Toán lý, Cơ học chất lỏng, hay Khí tượng Động lực, đây là những môn khá nặng về Toán và Vật lý.
Sinh viên ngành khí tượng thường hay đùa rằng 'Ở trường Tự nhiên, ngành khí tượng nặng Toán sau ngành Toán học, nặng Lý sau ngành Vật lý'. Nhưng may mắn, các môn mình đều qua và giành học bổng'.
Chân dung chàng trai 'nhà người ta' Trần Bùi Anh Tuấn
Nam sinh cho biết bí quyết học đạt điểm số cao như vậy là do em luôn đặt mục tiêu cụ thể và rõ ràng ngay từ năm thứ nhất. Tuấn cho rằng, không nên đặt nặng vấn đề điểm số, quan trọng nhất là mình học được những gì, áp dụng vào thực tiễn ra sao.
'Một điều rất thực tế đó là phương pháp tự học ở đại học rất khác so với quá trình học tập phổ thông. Các bạn phải tập trung nghiên cứu và những điều được giảng dạy trên lớp hoàn toàn chỉ là bộ khung, sườn.
Đối mặt với phương pháp mới, có rất nhiều bạn bỡ ngỡ, đồng thời những chuyện ngoài giảng đường có thể làm các bạn mất tập trung và lơ là việc học. Đặc biệt là các bạn sinh viên năm nhất hay mắc phải lỗi này nên có nhiều bạn cảm thấy hụt hơi khi vừa mới vào đại học.' - Tuấn chia sẻ.
Song, khó khăn lớn nhất của nam sinh quê Quảng Ngãi là phải học các môn hoàn toàn bằng giáo trình tiếng Anh. Nam sinh này vẫn thường chịu khó tìm tòi các tài liệu bằng tiếng Anh để cập nhật kiến thức cho bản thân.
3 năm học ở ĐH Quốc Gia, năm nào Anh Tuấn cũng đạt học bổng.
Dù sở hữu bảng thành tích khủng nhưng 9X tự nhận bản thân không phải dân 'mọt sách'. Ngoài thời gian học, Anh Tuấn còn tham gia các hoạt động ngoại khóa tại khoa và trường, là thành viên ban tổ chức nhiều sự kiện do Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải Dương học phụ trách, hoạt động ngoại khóa tại Ký túc xá Mễ Trì.
Ngoài thời gian học, Tuấn dành thời gian để chơi thể thao để nâng cao sức khỏe. Một ngày, em thường dành từ 2 - 3 tiếng để chơi đá cầu, bóng rổ hoặc chạy bộ, đây là những môn giúp em tăng sự tập trung và phản xạ.
Tuấn mong đạt nhiều điểm số khá giỏi làm món quà tặng mẹ.
Anh Tuấn cho biết sẽ tăng tốc, dành thời gian học tập tuyệt đối cho năm cuối. Tuấn hy vọng sẽ phấn đấu bằng giỏi, xuất sắc, tuy nhiên 9X vẫn đặt kỹ năng cao hơn điểm số học tập:
'Quan điểm của mình là điểm số không quan trọng, kỹ năng mới là điều quan trọng. Quan trọng là khi xin việc, bản thân mình có đáp ứng được chuyên môn, phẩm chất của mình có phù hợp ở vị trí mình ứng tuyển không'.
Ảnh: NVCC
TS. Lê Công Lợi: Nói trường chuyên chỉ đào tạo "gà nòi" là sai lầm Người ủng hộ, người phản đối, người thì cho rằng bỏ mô hình trường chuyên là điều đáng tiếc. Nhưng mô hình giáo dục này đến lúc cần phải thay đổi. "Nên bán trường chuyên Hà Nội - Amsterdam, mô hình trường chuyên đã hết vai trò lịch sử của nó..."... phát biểu của TS. Nguyễn Đức Thành làm "dậy sóng" đời sống...