“Bắt mạch” căn bệnh đi học muộn của teen
Đã từ lâu, đi học muộn đã trở thành căn bệnh kinh niên của nhiều teen. Rất nhiều teen đổ lỗi cho việc đi học muộn bằng nhiều lý do khác nhau, thậm chí có cả những lý do vô lý, khó có thể tin.
Ngủ dậy muộn
Đây có thể coi là lý do phổ biến nhất cho việc đi học muộn của nhiều teen. Thức đêm học bài muộn nên sáng hôm sau không dậy được, ngủ nướng, quên không đặt chuông…
Minh Phương (Lớp 12, THPT Đống Đa, Hà Nội) từng khóc dở mếu dở khi chỉ trong một tuần mà bị ghi đi muộn tới 3 lần. Vì là năm cuối cấp nên một ngày học của Phương khép lại khi đồng hồ đã điểm 1giờ sáng. Liên tiếp như vậy trong vòng vài tháng dẫn tình trạng thiếu ngủ trầm trọng. Dậy đi học đúng giờ quả là khó đối với Phương. Mặc dù đã đặt chuông 3, 4 lần nhưng cơn buồn ngủ cứ đeo bám khiến Phương không thể dậy được. Hậu quả là đi muộn rất nhiều lần.
Thói quen ngủ nướng cũng khiến nhiều bạn phải trả giá bằng việc bị ghi tên vào sổ đầu bài. T.Hằng, cô bạn chuyên bị đi học muộn do ngủ nướng chia sẻ: “Với mình, dậy đi học vào buổi sáng mùa đông thật khó. Thời tiết dạo gần đây lạnh lạnh nên ngủ rất ngon, khó mà chui ra khỏi chăn được. Cứ nấn ná ngủ thêm 5, 10 phút nên bị đi muộn thường xuyên”.
Tắc đường
Giao thông vào buổi sáng trên một số con đường thường xảy ra tắc nghẽn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc đi học của teen. Nhiều bạn đi học bằng xe bus nên khó có thể kiểm soát được vấn đề này.
M.Tuấn (THPT Lê Quý Đôn, Hà Nội) nói: “Thỉnh thoảng mình cũng bị đi muộn vì lý do tắc đường. Mặc dù đã khắc phục bằng cách đi sớm hơn rồi nhưng đôi khi vẫn không tránh khỏi được.”
Nhiều teen có thể là do tắc đường thật nên mới bị đi muộn nhưng cũng có không ít bạn mượn lý do chính đáng này để bao biện cho lý do đi muộn thực sự của mình.
Q.Thắng một teen chuyên gia đi muộn chia sẻ bí quyết thoát nạn “tra khảo” lý do của thầy cô bằng cách đổ lỗi cho việc tắc đường. Lý do này được Thắng áp dụng khá nhiều lần.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Hỏng xe
Trường hợp teen đi muộn do hỏng xe khá hi hữu, ít khi xảy ra nhưng lại rất hay được các bạn nêu ra nhằm chạy tội thay cho lý do thực sự là ngủ dậy muộn.
Nhiều bạn cũng không ngại bịa chuyện rằng mình bị ngã xe trên đường, xe hỏng nên không thể đến kịp giờ. Thầy cô có thể biết bạn đang nói dối nhưng rất khó để kiểm chứng điều này mà chỉ có thể nhắc nhở bạn lần sau nên đi cẩn thận và không lặp lại việc đi muộn thêm một lần nào nữa.
Ngoài những lý do nêu trên, nhiều teen còn có những lý do đi muộn khó có thể biết là thật hay giả. X.Tùng nói: “Là lớp trưởng, hằng ngày mình phải nhận không biết bao nhiêu lý do đi muộn của các bạn trong lớp. Người thì tắc đường, người thì hỏng xe, người lại bảo đau đầu, ốm nên bị muộn, có bạn còn bảo mẹ ốm, đi bệnh viện nên phải vào thăm. Mình cũng chẳng biết ai thật ai giả nữa.
Hậu quả đi học muộn
Đi học muộn tưởng chừng chỉ là việc vào lớp trễ 5, 10 phút nhưng có rất nhiều hậu quả phía sau mà có thể bạn không để ý.
Tâm lý đi học muộn sợ bị đánh dấu khiến nhiều bạn phải đi trong tình trạng lo lắng, phóng nhanh. Chưa kể nhiều bạn còn phải chạy thục mạng vào trường cho kịp. Bước vào tới lớp cũng là lúc thở không ra hơi, không còn sức để học.
Đi học muộn thường xuyên cũng khiến các thầy cô chú ý tới bạn. Ban đầu có thể chỉ là những lời nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng nếu tình trạng ấy lặp đi lặp lại thì rất có thể bạn sẽ bị đánh dấu vào sổ đen và phải mời phụ huynh tới gặp thầy cô đó nha.
Nhiều thầy cô giám thị dễ tính có thể cho phép bạn vào lớp ngay nhưng ngược lại, các thầy cô có thể bắt bạn phải viết xong bạn kiểm điểm mới được vào. Thời gian ngồi viết bản kiểm điểm có thể khiến bạn mất đi một lượng kiến thức mà thầy cô đang giảng trên lớp.
Cuối cùng, nếu bạn nghĩ rằng đi học muộn là việc của bạn và hậu quả ra sao mình bạn chịu thì nhầm rồi nhé. Việc bạn vào muộn có thể làm ảnh hưởng tới việc học của cả lớp và khiến mọi người xung quanh cảm thấy khó chịu. Thầy cô vì thế cũng cảm thấy bực mình và không muốn dạy một lớp học mà có nhiều bạn vô ý thức, vô kỉ luật như vậy đâu.
Để tránh tình trạng đi học muộn, các bạn hãy tự chọn cho mình một biện pháp khắc phục phù hợp như đặt chuông dậy sớm hơn, đi học trước thời gian bình thường 5, 10 phút để tránh tắc đường… Đừng để đi muộn trở thành thói quen không thể sửa của bạn. Vừa khiến bạn gặp nhiều phiền phức vừa để lại ấn tượng không ít trong lòng thầy cô và bè bạn.
Theo PLXH
Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cần có điều kiện và lộ trình
Góp ý Dự thảo luật giáo dục đại học, PGS.TS. Lê Kim Hùng, hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng, cho rằng để thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cần có điều kiện và lộ trình.
Theo PGS.TS. Lê Kim Hùng cho biết: "Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu chúng tôi hoàn toàn ủng hộ, nhất trí cao các điều khoản mới mà dự thảo luật đề cập. Với một hy vọng và tin tưởng Luật Giáo dục Đại học nếu được thông qua Quốc hội lần này sẽ là một dấu ấn quan trọng trong sự phát triển giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Nhìn chung dự thảo luật đã bao quát hầu hết hoạt động giáo dục đại học, phù hợp với các qui định hiện hành của pháp luật Việt Nam".
Đưa dự thảo Luật giáo dục đại học để lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, trình Quốc hội thông qua là một việc mang nhiều ý nghĩa quan trọng.
PGS.TS. Lê Kim Hùng đã đưa ra 4 vấn đề góp ý về dự thảo Luật Giáo dục đại học (GDĐH):
Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm: Cần có bước đi thận trọng!
Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở GDĐH đã được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Việc phân cấp, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cơ sở GDĐH đã được thể hiện trong các chương, có thể nói là xuyên suốt trong dự thảo luật, thể hiện được tư tưởng đổi mới căn bản về quản lý hệ thống, đồng thời để trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cũng cần có điều kiện và lộ trình hợp lý, được xem xét trên cơ sở năng lực quản lý, năng lực giảng viên, cơ sở vật chất của từng cơ sở GDĐH. Qua đó, các trường tự phải nhận thấy tự chủ càng cao sẽ phải gánh vách trách nhiệm càng lớn, càng nặng nề để có các giải pháp nâng cao chất lượng, uy tín của nhà trường.
Trong bối cảnh chung của GDĐH Việt Nam: nhiều cơ sở GDĐH có sự cách biệt khá xa nhau về trình độ quản lý, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất... thì việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm chưa thể thực hiện đồng loạt với tất cả các cơ sở GDĐH được. Nếu cơ sở GDĐH nào đó được trao quyền tự chủ, nhưng nếu thiếu trách nhiệm, non yếu trong quản lý thì sẽ gây hậu quả rất lớn đối với xã hội. Việc quy định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm từng bước có điều kiện, có lộ trình, trước hết cho một số cơ sở GDĐH có uy tín, đủ năng lực là cần thiết, bước đi thận trọng.
Cần có quy định cụ thể về Hội đồng trường
Vấn đề này đã được đề cập từ lâu (Luật GD năm 2005, Điều lệ trường đại học năm 2003 và Điều lệ trường cao đẳng năm 2008), tuy nhiên vẫn chưa thực hiện rộng rãi. Nguyên nhân chính là sự chồng chéo trách nhiệm, các thành viên trong Hội đồng trường chưa được gắn liền trách nhiệm và quyền lợi, hoạt động của Hội đồng trường còn mang tính hình thức, đặc biệt vai trò của các thành viên Hội đồng ở bên ngoài trường còn quá mờ nhạt. Vì vậy, nên chăng trong lần này, luật cần cụ thể và chi tiết hơn về thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng.
Nếu Chủ tịch Hội đồng trường là Hiệu trưởng, Giám đốc thì tổ chức của Hội đồng trường sẽ nhiều thuận lợi hơn trong vấn đề điều hành, trong việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nghị quyết của hội đồng trường đến hoạt động dạy và học của nhà trường, mạnh dạn hơn trong việc đưa ra các quyết sách cho sự phát triển nhà trường, dễ tạo ra được sự đồng thuận cao trong nhà trường.
Kiểm định chất lượng GD: Chỉ nên khuyến khích
Dự thảo Luật GDĐH đã xác định rõ mục tiêu kiểm định chất lượng GDĐH là bao đam va nâng cao chất lượng GDĐH xác nhận mức độ cơ sở GDĐH hoặc chương trình đào tạo đáp ứng mục tiêu GDĐH và công khai chất lượng GDĐH, trên nguyên tắc độc lập, khách quan, đúng pháp luật trung thực, công khai, minh bạch và bình đẳng, tự nguyện, định kỳ.
Trên cơ sở quy định này, cơ sở GDĐH có nhiệm vụ lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng GD để định kỳ kiểm định chất lượng cơ sở GDĐH và chương trình đào tạo và có quyền yêu cầu cơ quan kiểm định chất lượng giải thích về việc kiểm định chất lượng khiếu nại, tố cáo với cơ quan có thẩm quyền về các quyết định, kết luận, hành vi vi pham phap luât của tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm định chất lượng GDĐH.
Chúng tôi cho rằng, quy định như trên là phù hợp, vì kiểm định chất lượng GD ở nước ta đang ở giai đoạn hình thành bước đầu, ta chưa có thực tiễn và kinh nghiệm về việc này, nên không nên quy định là bắt buộc cơ sở GDĐH phải thực hiện kiểm định chất lượng GD ngay, mà chỉ nên khuyến khích các cơ sở GDĐH tự nguyện tham gia. Các cơ sở GDĐH, nếu tự nguyện tham gia kiểm định chất lượng GD và được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng, thì sẽ được xem xét giao quyền tự chủ trong việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, mở ngành đào tạo.
Phân tầng đào tạo phù hợp với hội nhập
Việc phân tầng đào tạo được Dự thảo Luật GDĐH nêu ra trong Khoản 5 Điều 10 như sau:"Thực hiện phân tầng cơ sở GDĐH để có chính sách đầu tư, giao nhiệm vụ và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm phù hợp với vị trí, vai trò, năng lực bảo đảm chất lượng đào tạo của cơ sở GDĐH" ở khoản 3 Điều 24 "Phát triển các chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu hoặc định hướng nghề nghiệp bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo".
Như vậy, tinh thần của Dự thảo luật đã định hướng rõ nét việc phân tầng trong đào tạo gắn liền với giao trách nhiệm và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở GD. Mức độ phân tầng phụ thuộc vào năng lực của từng trường. Có thể nói đây là một ý tưởng mới và rất cần thiết nhằm định hướng cho sự phát triển GD trong thời gian sắp tới.
Qua kinh nghiệm thực tế tại trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng, các chương trình đạo tạo Chất lượng cao, chương trình tiên tiến triển khai tại trường trong những năm qua đã minh chứng nếu phân tầng rõ nét, liên thông mềm dẻo sẽ là động lực tốt cho việc nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên, nâng cao uy tín cơ sở GD trong xã hội và phù hợp trong xu thế hội nhập nền kinh tế tri thức.
PGS.TS. Lê Kim Hùng
Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng
Theo dân trí
Đau đầu tìm "đầu mối" cải tổ giáo dục đại học "Ồ t nâng cấp trường từ cao đẳng, thậm chí trung cấp lên đc, thành lập trường mới một cách vội vàng, bà An cho là đi đôi với việc "h cấp" chất lượng" - đi biểu Bùi Thị An "quy tội" việc chất lượng giáo dục đc giảm mnh thời gian qua. Nâng cấp trường = h cấp chất lượng Chất lượng...