Bắt khẩn cấp Giám đốc Tập đoàn Tâm Lộc Phát huy động hơn 5.100 tỷ đồng để lừa đảo
Dưới mác công ty hoạt động đa ngành nghề và đặc biệt là với lãi suất rất cao trả cho nhà đầu tư.
Nhóm đối tượng do Nguyễn Thị Khuyên cầm đầu đã huy động tới hơn 5.100 tỷ đồng theo dạng đa cấp, đến nay không có khả năng chi trả hơn 1.000 tỷ đồng cho người dân.
Ngày 19/4, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội cho biết, đã ra Quyết định tạm giữ, Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Thị Khuyên và Văn Đình Toàn (đều SN 1982, quê ở TP Sầm Sơn, Thanh Hóa), nơi ở tại phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội, để điều tra xử lý về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thông qua công tác nắm tình hình và quản lý địa bàn, Phòng Cảnh sát Kinh tế cùng với Công an quận Hà Đông đã phát hiện Công ty CP Tập đoàn Tâm Lộc Phát có những dấu hiệu huy động vốn theo hình thức đa cấp, lừa đảo nhà đầu tư, chiếm đoạt tài sản.
Dưới sự chỉ đạo của Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội, Phòng Cảnh sát Kinh tế xác định: Từ tháng 6/2019, Nguyễn Thị Khuyên cùng với Văn Đình Toàn và Bùi Thị Minh Nguyệt (SN 1968, ở phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) thành lập Công ty TNHH Truyền thông Tâm Lộc Phát do Khuyên làm người đại diện pháp luật, với vốn điều lệ 30 tỷ đồng nhưng thực tế không góp vốn. Đến ngày 8/6/2021, các đối tượng tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ nhưng không góp vốn và đầu tháng 12 đổi tên thành Công ty CP Tập đoàn Tâm Lộc Phát.
Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đọc Lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Thị Khuyên.
Thời điểm công ty mới bắt đầu hoạt động, Khuyên lôi kéo một số người thân quen về làm và bàn bạc với những “cổ đông” thống nhất sẽ sử dụng pháp nhân Công ty Tâm Lộc Phát để huy động tiền từ các nhà đầu tư.
Video đang HOT
Có “nghề” truyền thông nên Khuyên còn xây dựng hẳn một phòng thu, ghi hình nhằm quảng bá hoạt động của công ty để dễ “lùa gà”.
Và để các nhà đầu tư tin tưởng nộp tiền vào công ty, các đối tượng làm mọi cách tạo dựng niềm tin nơi người đầu tư và thống nhất phát triển mạng lưới môi giới. Các đối tượng trả phí môi giới cao cho những người giới thiệu được khách hàng cho công ty. Với những nhà đầu tư, các đối tượng còn đưa ra lãi suất cao hơn rất nhiều lần lãi suất ngân hàng để làm “mồi nhử”. Khi nhà đầu tư ham lãi suất cao sẽ ký hợp đồng hợp tác góp vốn, nộp tiền vào đầu tư, số tiền này sẽ được dùng để trả lãi suất cho những nhà đầu tư sau và cho chính họ.
Để tiện quản lý, các đối tượng thành lập hàng chục văn phòng môi giới ở cả miền Bắc và miền Nam. Tại miền Bắc có khoảng 50 văn phòng, mỗi văn phòng gồm 5 người có nhiệm vụ môi giới, lôi kéo nhà đầu tư bỏ tiền vào công ty. Với mỗi hợp đồng ký kết được, nhân viên môi giới sẽ được trả 15% giá trị hợp đồng.
Những gian hàng và sản phẩm của Tâm Lộc Phát được lập ra để đánh bóng tên tuổi giúp dễ lùa nhà đầu tư góp vốn.
Văn phòng nào giới thiệu và mở được thêm văn phòng khác thì văn phòng đó sẽ được hưởng thêm 2% từ các hợp đồng do văn phòng mới mở thành lập. Đối với những văn phòng thứ cấp đứng sau, văn phòng cấp 1 sẽ có trách nhiệm chia từ 10% -15% giá trị hợp đồng. Đối với những văn phòng được đặt ở miền Nam, sẽ được hưởng lợi 25% giá trị hợp đồng của những khách hàng do văn phòng tìm kiếm được.
Quá trình hoạt động, Khuyên với vai trò điều hành chung. Toàn phụ trách chiến lược phát triển khách hàng nhằm “lùa gà”. Nguyệt tìm mua một số mặt hàng trên thị trường nhằm đánh bóng hoạt động của công ty đang kinh doanh rất nhiều mặt hàng để thu hút nhà đầu tư, trực tiếp nhận tiền từ nhà đầu tư.
Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội làm rõ, thực tế các mô hình kinh doanh của Công ty CP Tập đoàn Tâm Lộc Phát được vẽ ra với mục đích đánh bóng hình ảnh, tạo dựng “phông bạt” để các nhà đầu tư tin tưởng, ham lãi suất cao đưa tiền vào đầu tư lấy lãi. Số tiền các đối tượng thu được hầu như không được đưa vào hoạt động kinh doanh mà thay vào đó là sử dụng để trả lãi cho những nhà đầu tư sau, đồng thời phần lớn trong đó được dùng để sử dụng vào mục đích cá nhân.
Từ năm 2019 đến nay, các đối tượng đã huy động được khoảng hơn 5.100 tỷ đồng của các nhà đầu tư. Từ tháng 9/2023 đến nay, Khuyên và các đối tượng không có khả năng chi trả cho các nhà đầu tư như đã cam kết, chiếm đoạt số tiền trên 1.000 tỷ đồng.
Hiện, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.
Lương 6 triệu đồng/tháng, tài xế ông Trịnh Văn Quyết từng có 230 tỷ đồng?
Được sự nhờ vả của em gái ông Quyết, Trương Văn Tài đã ký Hợp đồng nhận chuyển nhượng cổ phần/Giấy nộp tiền để sở hữu 23 triệu cổ phần Công ty Faros, tương đương 230 tỷ đồng.
Trong vụ án Thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, VKSND Tối cao cáo buộc tài xế riêng của ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch Tập đoàn FLC) đã giúp sức để tăng vốn góp khống tại Công ty Faros.
Theo cáo trạng, lái xe của ông Quyết là Trương Văn Tài. Dù không nộp tiền góp vốn nhưng Tài được Trịnh Thị Minh Huế (em gái ông Quyết) nhờ đứng tên là cổ đông góp vốn để hợp thức việc tăng vốn góp khống.
Cụ thể, Tài đã ký Hợp đồng nhận chuyển nhượng cổ phần/Giấy nộp tiền để sở hữu 23 triệu cổ phần, tương đương 230 tỷ đồng.
Sau đó, bị can này chuyển trả lại toàn bộ số cổ phần này cho Lê Thị Ngọc Diệp (vợ ông Quyết) đứng tên là cổ đông góp vốn vào Công ty Faros để hợp thức việc nâng khống vốn góp.
Ông Trịnh Văn Quyết (Ảnh: L.P.).
Cáo trạng cáo buộc, hành vi của Trương Văn tài đã giúp sức để Huế nâng khống vốn chủ sở hữu, để cổ phiếu ROS được niêm yết trên sàn chứng khoán. Từ đó, hành vi này giúp ông Trịnh Văn Quyết bán cổ phiếu, chiếm đoạt hơn 3.600 tỷ đồng của hơn 30.000 nhà đầu tư trên sàn chứng khoán.
Tại cơ quan điều tra, Tài khai nhận hành vi phạm tội và cho biết bản thân chỉ được hưởng lương 6 triệu đồng/tháng. Bị can đã tự nguyện nộp khắc phục hậu quả 20 triệu đồng.
Cơ quan công tố cho rằng, hành vi phạm tội của Tài là rất nghiêm trọng. Bị can biết rõ là không có tiền góp vốn, không nhận tiền vay của Công ty Faros nhưng dùng thủ đoạn gian dối để thực hiện hành vi nâng khống vốn điều lệ. Trương Văn Tài bị VKSND Tối cao truy tố tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo trạng, ông Trịnh Văn Quyết và em gái đã hợp thức việc góp vốn, sử dụng vốn góp, tạo dòng tiền để ghi nhận tăng vốn góp chủ sở hữu từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng trong sổ sách kế toán và Báo cáo tài chính của Công ty Faros trái pháp luật.
VKSND quận Cẩm Lệ hỏi cung bị can có lắp đặt thiết bị ghi âm, ghi hình có âm thanh Kiểm sát viên VKSND quận Cẩm Lệ (TP Đà Nẵng) đã tiến hành hỏi cung, lấy lời khai có lắp đặt thiết bị ghi âm, ghi hình có âm thanh đối với Đào Văn Thành bị khởi tố về tội 'Trộm cắp tài sản' quy định tại Điều 173 BLHS. Trước đó, tại trụ sở VKSND quận Cẩm Lệ đã được bố trí...