Vì sao nữ doanh nhân Phạm Mỹ Hạnh bị cáo buộc chiếm đoạt 600 tỷ?
Phạm Mỹ Hạnh dùng thủ đoạn huy động vốn bằng phương thức đa cấp, lấy tiền của người góp vốn sau trả tiền cho người đã góp vốn trước.
Liên quan vụ khởi tố bị can, bắt tạm giam Phạm Mỹ Hạnh (SN 1980, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần tập đoàn Mỹ Hạnh) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Công an Hà Nội cho biết đây là vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận và báo chí hết sức quan tâm.
Vụ án còn tiềm ẩn phức tạp về an ninh trật tự do các nhà đầu tư bức xúc tụ tập đông người, yêu cầu công ty trên thanh toán tiền gốc lãi.
Trước đó, một nguồn tin tố giác Phạm Mỹ Hạnh có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hoạt động quảng cáo, giới thiệu về việc Công ty cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh đang thực hiện dự án trồng cây sâm Ngọc Linh tại địa bàn tỉnh Kon Tum, Quảng Nam.
Video đang HOT
Cơ quan điều tra công bố lệnh tố tụng đối với bà Hạnh.
Vào cuộc điều tra, Công an quận Cầu Giấy làm rõ, từ tháng 10/2020 đến tháng 11/2022, Công ty cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh không có dự án đầu tư về cây sâm Ngọc Linh, nhưng bà Hạnh vẫn đưa ra thông tin quảng cáo sai sự thật về việc công ty này đang thực hiện dự án.
Sau đó, nữ bị can kêu gọi các nhà đầu tư nộp tiền góp vốn vào công ty. Bà ta hứa hẹn trả lợi nhuận cao với mức lãi suất 24-48%/năm cho các nhà đầu tư, rồi chiếm đoạt tiền để sử dụng vào hoạt động đầu tư bất động sản nhằm hưởng lợi cá nhân.
Tài liệu điều tra cho thấy Phạm Mỹ Hạnh dùng thủ đoạn huy động vốn bằng phương thức đa cấp, lấy tiền của người góp vốn sau trả tiền gốc lãi cho người đã góp vốn trước, thu của hơn 1.000 cá nhân với tổng số tiền trên 1.200 tỷ đồng.
Số tiền huy động nêu trên Hạnh không đưa vào nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh, không hạch toán tài chính doanh nghiệp mà chuyển vào tài khoản của mình.
Đáng chú ý, sau khi huy động hơn 1.200 tỷ đồng, nữ chủ tịch HĐQT chỉ dùng khoảng 1% để sản xuất kinh doanh, còn lại bị can mang trả lãi cho các hợp đồng tất toán có thời hạn ngắn, chi tiêu cá nhân, mua bất động sản đứng tên Mỹ Hạnh.
Kết quả điều tra bước đầu làm rõ Phạm Mỹ Hạnh chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn khoảng hơn 600 tỷ đồng.
Công an quận Cầu Giấy tiếp tục củng cố tài liệu chứng cứ, làm rõ các đối tượng liên quan đồng phạm giúp sức Phạm Mỹ Hạnh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, triệt để xác minh thu hồi tài sản đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư.
"Gọi vốn" 10 tỷ đồng rồi bỏ trốn
Mạo danh là nhân viên Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương, Nguyễn Thị Thuỳ Linh (SN 1994, trú tại thôn Thái Mông, xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) đã kêu gọi góp vốn làm ăn rồi chiếm đoạt nhiều tỷ đồng.
Thông tin về vụ án trên, ngày 1/11, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hải Dương cho biết đang tổ chức lực lượng, ráo triết truy bắt đối tượng Linh.
Quá trình điều tra xác định, khoảng đầu năm 2021, do cần tiền tiêu xài, Linh nảy ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản của một số người quen biết. Để "đánh" vào lòng tin của người bị hại, đối tượng tự giới thiệu là cán bộ Văn phòng Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương, có mối quan hệ xã hội rộng, có khả năng ký kết các hợp đồng cung cấp vật tư, linh kiện cho nhà máy...
Trong quá trình này, Linh đã đưa ra thông tin sai sự thật về việc chị ta đang nhập hàng loạt lô linh kiện, vật tư, máy móc từ Trung Quốc về Việt Nam để cung cấp cho nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương làm bảo trì; sẽ thu được lợi nhuận khủng. Đồng thời cho biết, ai có nhu cầu góp vốn sẽ được trả lãi suất cao, dao động từ 10% đến 40% tùy theo giá trị từng chuyến hàng. Đối tượng cam kết sẽ thanh toán toàn bộ tiền gốc và hoa hồng cho người góp vốn trong thời hạn 10 ngày.
Đối tượng Nguyễn Thị Thuỳ Linh.
Kỳ vọng vào khoản siêu lợi nhuận do Linh đưa ra, từ tháng 2/2022 đến tháng 11/2022, một số người dân trên địa bàn thị xã Kinh Môn đã chuyển cho Linh hơn 10 tỷ đồng để nhận phần trăm hoa hồng. Số tiền huy động được trong thời gian góp vốn, đối tượng sử dụng để chi trả một phần trả tiền gốc; dùng để chi trả lãi tiền lãi cho người góp vốn... Số tiền còn lại, đối tượng sử dụng vào mục đích cá nhân. Đến thời hạn thanh toán tiền gốc và lãi cho người góp vốn, do không còn khả năng hoàn trả số tiền đã nhận, Linh đã bỏ trốn khỏi địa phương.
Căn cứ tài liệu điều tra, ngày 14/12/2022, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo quy định tại khoản 4, Điều 174, Bộ luật hình sự. Vụ án theo thẩm quyền sau đó được chuyển vụ ván đến Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hải Dương thụ lý, điều tra theo thẩm quyền.
Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 1/8, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hải Dương ra quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Thuỳ Linh về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"; đồng thời, tổ chức lực lượng truy bắt đối tượng.
Hiện, vụ việc đang được Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hải Dương tiếp tục điều tra, làm rõ
Ông Trịnh Văn Quyết chỉ đạo tăng vốn ảo, giải trình không trung thực Công ty Faros tăng vốn ảo lên hàng ngàn tỷ đồng, nhưng cuối cùng vẫn được Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM có quyết định chấp thuận đăng ký niêm yết cổ phiếu ROS. Theo kết luận điều tra, thời điểm năm 2014, Công ty CP Xây dựng Faros có vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng. Sau 5 đợt tăng vốn điều lệ...