Bắt kẻ lừa ‘chạy’ chế độ chính sách, chiếm đoạt hàng tỷ đồng
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hải Dương khởi tố kẻ nhận và chiếm đoạt gần 2,3 tỷ đồng của gần 100 người để lừa chạy chế độ.
Tối 28/9, Công an tỉnh Hải Dương cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hải Dương ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với Bùi Xuân Dư (SN 1953, trú tại thôn Mỹ Trì, xã Ngũ Hùng, Thanh Miện, Hải Dương) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo kết quả điều tra, Bùi Xuân Dư không có nghề nghiệp ổn định, không có chức năng, nhiệm vụ thực hiện, giải quyết chế độ chính sách cho người có công với cách mạng.
Trong quá trình khám chữa bệnh tại bệnh viện, thấy nhiều người từng tham gia quân ngũ có nhu cầu làm chế độ chính sách, Dư giới thiệu bản thân có quen biết với người ở Cục Chính sách, Bộ Quốc phòng nên có thể làm mọi chế độ từ chất độc màu da cam, mất sức, thương bệnh binh, nâng hạng thương binh đến chế độ thân nhân đối với liệt sĩ.
Mục đích của Dư là sau khi nhận hồ sơ và tiền của những người có nhu cầu, hắn sẽ tìm người có khả năng thực hiện để móc nối làm hồ sơ, lấy tiền hoa hồng.
Bùi Xuân Dư tại cơ quan công an.
Không trực tiếp ra mặt, Bùi Xuân Dư thực hiện hành vi lừa đảo thông qua ông Lê Thái Loạn (SN 1951, tại Ninh Giang, Hải Dương). Ông Loạn là cựu chiến binh, trước đây được hưởng chế độ bệnh binh nhưng từ năm 1977 đến nay bị cắt chế độ.
Ông Loạn cũng được Dư hứa hẹn làm lại chế độ bị cắt, đồng thời nhờ ông Loạn tìm thêm các trường hợp có nhu cầu. Dư hướng dẫn ông Loạn tỉ mỉ từ cách thức giới thiệu, làm hồ sơ và thu tiền.
Theo đó, người nào muốn “chạy” chế độ thì nộp khoản tiền dao động từ 10 đến 30 triệu đồng, tùy loại chế độ trợ cấp hàng tháng dưới hình thức “cho vay” để đề phòng trường hợp thời hạn hết mà giấy tờ chưa làm xong, có thể khất, gia hạn, tránh bị kiện cáo.
Video đang HOT
Cụ thể, mức phí làm chế độ nâng hạng thương binh, trợ cấp thân nhân liệt sỹ, chế độ thương bệnh binh là 30 triệu đồng; chế độ chất độc da cam, trợ cấp mất sức là 25 triệu đồng… Thời gian làm thủ tục từ 6 đến 18 tháng, nếu không làm được sẽ trả tiền và hồ sơ. Khi nào có quyết định hưởng chế độ sẽ thu thêm mỗi người 5 triệu đồng để chia cho những người “có công” tìm người giúp đỡ giải quyết chế độ như ông Loạn.
Vài ngày sau khi nộp tiền và hồ sơ cho ông Loạn, nhiều người cũng được đưa đi kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện mà không có hội đồng giám định, sau đó về nhà đợi quyết định. Tiền và hồ sơ của các cựu chiến binh được ông Loạn chuyển cho Dư ngay trong ngày. Địa điểm giao nhận có thể ở bệnh viện hoặc ngay trên đường cho “nhanh và tiện”.
Với thủ đoạn nói trên, từ năm 2014 đến 2017, thông qua Lê Thái Loạn, Dư nhận hồ sơ và tiền của gần 100 trường hợp tại tỉnh Hải Dương. Tổng số tiền nhận và chiếm đoạt gần 2,3 tỷ đồng.
Vụ việc đang được cơ quan công an tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Khó hiểu bệnh nhân ngộ độc thiếc: Thiếc ở đâu ra?
"Thực tế bệnh nghề nghiệp hoặc ngộ độc kim loại nặng trong tái chế nhựa gần như không có", ông Quốc Anh nói.
Liên quan tới thông tin 6 công nhân làm việc tại bộ phận nghiền nhựa tái chế của một công ty sản xuất mành rèm ở Thanh Miện, Hải Dương bị ngộ độc, dẫn tới một trường hợp tử vong, ông Nguyễn Quốc Anh Chủ Tịch Hội nhựa - cao su TP.HCM tỏ ra khó hiểu.
Chuyên gia khó lý giải các ca ngộ độc thiếc cấp tính đầu tiên tại Việt Nam ...
Ông Quốc Anh giải thích, nghiền, tái chế nhựa được chia làm hai loại, một là xử lý tái chế nhựa theo biện pháp cơ học (băm, rửa, nấu lại nhựa). Với biện pháp này, ông Quốc Anh cho biết hoàn toàn không có khả năng gây ngộ độc do không có kim loại nặng. Người lao động làm việc ở khâu đoạn này chỉ phải đối diện với nguy cơ bụi bẩn và chịu nhiệt cao khi thực hiện nấu lại nhựa.
Loại thứ hai là tái chế hợp chất nhựa, ví dụ như nhựa PVC. Theo ông Quốc Anh, với loại nhựa này thì trong hợp chất có chất Clo, nếu người lao động tiếp xúc nhiều trong môi trường có nhiều chất này sẽ khiến người nhộn nhạo, khó chịu nhưng không đến mức gây ngộ độc.
"Thực tế bệnh nghề nghiệp hoặc ngộ độc kim loại nặng trong tái chế nhựa gần như không có", ông Quốc Anh nói.
Về thông tin, trong sản xuất nhựa có sử dụng các hợp chất thiếc triethyl và thiếc trimethyl là các hợp chất được dùng làm chất ổn định nhựa (plastic stabilizer), ổn định nhiệt (heat stabilizer), cho vào nhựa giúp nhựa bền vững với nhiệt nhưng lại có độc tính rất cao, dễ hấp thu qua đường hô hấp, da và đường tiêu hóa, ông Quốc Anh cho biết hợp chất này gần như không tồn tại ở khâu tái chế nhựa.
"Đúng là ngành nhựa có sử dụng chất này trong sản xuất nhưng số lượng không lớn, không đủ để gây ngộ độc. Hơn nữa, nếu cả 6 công nhân trên chỉ làm việc ở khâu tái chế nhựa thì hợp chất này không thể thoát ra ngoài môi trường để gây hại được.
Hợp chất này chỉ bị thoát ra khỏi môi trường và có nguy cơ gây hại khi được pha chế không đúng quy trình hoặc sử dụng trong khâu đoạn khác.
Vì thế, trường hợp làm việc ở bộ phận tái chế nhựa bị ngộ độc là những trường hợp hiếm thấy", ông Quốc Anh nói.
Đồng quan điểm, PGS.TS Phùng Chí Sỹ. Giám đốc - Trung tâm công nghệ môi trường (ENTEC) cũng thấy khó hiểu khi xuất hiện các ca nhiễm độc thiếc trong sản xuất nhựa tái chế.
Vị chuyên gia cho biết, thiếc là một loại kim loại nặng thường thấy trong sản xuất bột màu, sản xuất sơn, hoặc sử dụng tại các nhà máy đóng, sửa tàu thủy, phá dỡ tàu thủy, nhưng ít thấy trong sản xuất nhựa.
Tuy nhiên, với biểu hiện chung của các bệnh nhân đều bị rối loạn tâm thần, đặc biệt là mất trí nhớ, lú lẫn, kích động, hành vi bất thường là điều khá bất thường, cần phải được tìm hiểu rõ.
"Để ngộ độc thiếc trước hết là phải có hàm lượng bị tỏa ra môi trường đủ lớn và thời gian tiếp xúc đủ dài mới có thể gây ra ngộ độc.
Với những trường hợp này đã có thời gian làm việc từ 4 ngày tới một tháng cũng có khả năng gây ra nhiễm độc nếu ở trong môi trường có sử dụng thiếc rất lớn, tuy nhiên, trong tái chế nhựa lại không sử dụng thiếc nên việc bị ngộ độc mà dẫn tới tử vong vẫn là điều khó hiểu.
Hơn nữa, với trường hợp bị tử vong khi được lấy mẫu máu đi xét nghiệm, kết quả nồng độ thiếc trong máu cao gấp 50 lần ngưỡng cho phép, đây là ngưỡng quá cao, phải được tích tụ từ nhiều năm chứ không phải trong vài ngày hay vài tháng.
Khi tới một ngưỡng cơ thể không chịu được nữa thì bị nhiễm độc và tử vong", PGS Phùng Chí Sỹ nói thêm.
Từ điểm khó hiểu nói trên, vị chuyên gia cho rằng cần phải làm rõ nguyên nhân người bệnh bị ngộ độc có phải do nhiễm độc thiếc hay còn vì nguyên nhân nào khác.
Ông lấy ví dụ, trong sản xuất tái chế nhựa người lao động còn có nguy cơ bị nhiễm độc và có khả năng tử vong nếu phải tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao và lượng khí CO thải ra môi trường quá lớn.
"Ngộ độc khí CO cũng có những biểu hiện tương tự như ngộ độc thiếc, cũng bị rối loạn tâm trí, bị lú lẫn và dẫn tới chết người", vị PGS nói.
Rất khó hiểu 6 bệnh nhân ngộ độc thiếc cấp tính
Trước đó, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết vừa tiếp nhận điều trị 6 bệnh nhân bị nhiễm độc thiếc, phần lớn nhiễm độc nặng. Tất cả trường hợp đều có nồng độ thiếc trong máu cao gấp chục lần ngưỡng cho phép. Đây là những trường hợp nhiễm độc thiếc cấp tính đầu tiên tại Việt Nam được phát hiện.
Trong số những bệnh nhân nhập viện, có một bệnh nhân 35 tuổi, nhập viện trước đã tử vong do não bị tổn thương chất trắng lan tỏa nặng nề, nhiễm toan chuyển hóa và hạ kali máu nặng.
Các bệnh nhân được được bác sĩ cho biết đều mang đặc điểm điển hình của nhiễm độc hợp chất thiếc hữu cơ.
Trung tá Công Thanh Thảo được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Công đoàn CAND Ngày 16-7, Công đoàn Công an nhân dân (CAND) tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ VI và sơ kết công tác Công đoàn 6 tháng đầu năm 2020. Thiếu tướng Nguyễn Đức Minh, Phó Cục trưởng Cục Công tác Đảng và công tác Chính trị (Bộ Công an) và đồng chí Nguyễn Duy Vũ, Phó Trưởng ban Tổ chức Tổng...