Bắt giữ ô tô biển nước ngoài chở 2,5 tấn nội tạng bẩn
Một xe khách chở hơn 2,5 tấn nội tạng bẩn bị lực lượng CSGT phát hiện, bắt giữ khi lưu thông qua địa phận Thừa Thiên- Huế.
Chiều nay (28.11), Phòng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết, lực lượng của đơn vị vừa phát hiện, bắt giữ xe khách chở lượng lớn nội tạng bẩn không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Trước đó, vào khoảng 10h30 ngày 28.11, tại km 860 quốc lộ 1A đoạn qua xã Lộc Điền (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên- Huế), lực lượng của Trạm CSGT Phú Lộc thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên- Huế phát hiện xe khách mang biển số Lào UN5679 do tài xế Nguyễn Đức Thịnh (SN 1979, trú xã Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) điều khiển có nhiều dấu hiệu vi phạm.
Lượng lớn nội tạng động vật bẩn vừa được lực lượng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên- Huế phát hiện, bắt giữ.
Ngay sau khi phát hiện sự việc, lực lượng CSGT ra hiệu lệnh yêu cầu tài xế xe khách dừng xe để kiểm tra. Qua kiểm tra, lực lượng CSGT phát hiện trên xe đang vận chuyển 37 thùng nội tạng động vật với tổng trọng lượng hơn 2.500kg có màu sắc bất thường đi bán cho các nhà hàng, quán nhậu.
Tại thời điểm kiểm tra, tài xế không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ cũng như giấy tờ về kiểm dịch của số nội tạng này.
Video đang HOT
Số nội tạng bị bắt giữ có màu sắc khác thường.
Hiện Trạm CSGT Phú Lộc đã bàn giao số nội tạng trên cho Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Thừa Thiên- Huế điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo Danviet
Khi nỗi sợ bị đem ra... kinh doanh
Theo TS.Jason Sandahl - chuyên viên kỹ thuật về an toàn thực phẩm (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ), khi nỗi lo lắng của người tiêu dùng về vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng trở nên thường trực, có khi chính nỗi sợ của bạn cũng bị đem ra để kinh doanh và trục lợi.
Chia sẻ về vấn đề này tại hội thảo: "An toàn thực phẩm & vai trò của truyền thông khoa học" do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Croplife Việt Nam tổ chức, TS.Jason Sandahl cho rằng, sự thiếu sót trong việc cung cấp thông tin đầy đủ tới công chúng về thuốc bảo vệ thực phẩm, về những vấn đề an toàn thực phẩm đã đẩy lo lắng của công chúng lên cao và dẫn tới những hiểu lầm rằng "thuốc BVTV là không an toàn".
"Sau nỗi sợ về biến đổi khí hậu khiến trái đất có thể bị diệt vong, giờ đây, con người đối mặt với nỗi sợ mang tên ung thư. Ai cũng nghĩ thủ phạm gây nên bệnh này là thuốc bảo vệ thực vật và thực phẩm bẩn. Nỗi sợ này chính là cơ hội để nhiều người kinh doanh những thực phẩm được gắn mác hữu cơ với mức giá không hề dễ chịu", ông Jason nói.
Các diễn giả chia sẻ tại hội thảo.
Ông Jason cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc sử dụng các giải pháp bảo vệ thực vật (BVTV) tiên tiến nhằm đảm bảo đủ lương thực cho dân số toàn cầu như hiện nay; vấn đề mấu chốt là cần có một nền tảng pháp lý chuẩn khoa học và có sự tham gia của nhiều bên trong việc thực thi các phương thức thực hành nông nghiệp bền vững. "Nông dân, Chính phủ và các đơn vị sản xuất - phân phối đều có trách nhiệm và nghĩa vụ ngang nhau trong đảm bảo sản xuất ra lương thực an toàn và dinh dưỡng tới người tiêu dùng." - TS.Jason Sandahl chia sẻ.
Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh: "An toàn thực phẩm là một vấn đề được Chính phủ, cộng đồng xã hội đặc biệt quan tâm và là một trong các chủ đề chính được đăng tải và tuyên truyền trên các phương tiện báo chí, truyền thông tại Việt Nam trong những năm gần đây.
Báo chí đã giúp công chúng ngày càng ý thức hơn tới quy trình sản xuất, cách thức tạo ra thực phẩm họ tiêu dùng hàng ngày và đề cao vấn đề an toàn và dinh dưỡng; bên cạnh đó những lo ngại về an toàn thực phẩm cũng là đề tài thu hút, rất dễ bị khai thác và "cường điệu hoá". Điều đó cho thấy trách nhiệm của báo chí trong việc cung cấp thông tin một cách khoa học, đầy đủ ngày càng trở nên quan trọng, giúp công chúng có kiến thức trước khi đưa ra những lựa chọn tiêu dùng thông minh.
Tiến sỹ Đào Xuân Cường - Giám đốc quỹ Syngenta Foundation, đại diện CropLife Việt Nam cho biết: Tại Việt Nam, 24,5 triệu hộ nông dân nhỏ phụ thuộc vào các giải pháp BVTV để ngăn ngừa dịch hại và áp lực cỏ dại gây hại cho cây trồng làm giảm năng suất khi thu hoạch. Tuy nhiên, lạm dụng sử dụng quá liều các vật tư nông nghiệp đầu vào như thuốc BVTV và phân bón hoá học; việc nhập khẩu thiếu kiểm soát và sai luật các sản phẩm kém chất lượng; thiếu truy xuất nguồn gốc là các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm.
Bên cạnh việc tổ chức các chương trình hướng dẫn nông dân sử dụng có trách nhiệm các sản phẩm thuốc BVTV, công tác truyền thông hướng tới nông dân cần được đẩy mạnh hơn nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của họ trong chuỗi sản xuất nông nghiệp an toàn và các tác động tiêu cực nếu sử dụng sai quy cách và hướng dẫn.
"Quy trình đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, dựa vào nền tảng khoa học sẽ là tiền đề quan trọng giúp loại bỏ các sản phẩm thuốc không còn phù hợp và đẩy nhanh việc giới thiệu các sản phẩm tiên tiến hơn đến với nông dân, giúp tạo ra nguồn thực phẩm an toàn, dinh dưỡng và phong phú hơn." - ông Cường nhấn mạnh.
Cần hướng tới vận động nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn. Ảnh: IT.
Giáo sư David Zaruk - Đại học Odisee (Vương quốc Bỉ), người có hơn 20 năm nghiên cứu về truyền thông đối với các vấn đề khoa học đã đưa ra các ví dụ minh hoạ về tác động của truyền thông trong việc đẩy cao cảm xúc của công chúng một cách có chủ đích hướng tới các mục tiêu thương mại hơn là nhìn nhận bản chất khoa học của vấn đề đó.
Một ví dụ được chỉ ra là hoạt chất Glyphosate - một trong những loại thuốc trừ cỏ được giới hoa học và cơ quan đánh giá an toàn trên toàn cầu khẳng định là an toàn và phổ biến nhất hiện nay đang dưới áp lực phải xem xét lại do một số báo cáo khoa học dựa trên nguy cơ và những hoạt động truyền thông "gây sợ hãi".
"Giới truyền thông làm việc trong một môi trường có tính phản ứng cao. Tuy nhiên cần nhìn nhận rõ rằng 80% công chúng gần như không có quan điểm rõ ràng. Với sự bùng nổ của mạng xã hội và tính tương tác ngày càng cao trong môi trường giao tiếp hiện nay, các kênh truyền thông chính thống muốn giữ mức độ tín nhiệm với công chúng cần đơn giản hoá thông điệp, đối chiếu thông tin thường xuyên hơn với các nhà khoa học và hạn chế suy luận cảm tính" - ông David nói.
TS.Trần Bá Dung - Trưởng ban Nghiệp vụ (Hội Nhà báo Việt Nam) cho rằng, cần nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí về khoa học công nghệ, đưa tin về lĩnh vực an toàn thực phẩm cần chính xác, cụ thể, kịp thời, có phân tích, có định hướng. Đặc biệt, cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, kiến thức cho các nhà báo viết về KHCN, ATTP.
Theo Danviet
2 vựa khô ở Cà Mau "dính" chất cấm có trong thuốc trừ sâu Hai cơ sở kinh doanh cá khô ở Cà Mau sử dụng chất làm thuốc trừ sâu để bảo quản cá khô nhằm tránh bị ruồi và kiến bám vào. Ngày 12-11, thông tin từ Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (ATVSTP) tỉnh Cà Mau cho biết đơn vị đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với...