Bất đồng về nợ công đe dọa an ninh quốc gia Mỹ
Ngày 21/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho rằng những tranh cãi về giải pháp cho vấn đề nợ công và ngân sách quốc gia đang đe dọa an ninh nước này.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta. (Ảnh: Getty)
Phát biểu tại buổi lễ nhận giải thưởng vì sự nghiệp phục vụ cộng đồng ở thủ đô Washington, Bộ trưởng Panetta nhận định những bất đồng giữa các lãnh đạo hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Quốc hội trong việc nhất trí về một thỏa thuận nhằm tránh nguy cơ vỡ nợ làm dấy lên những câu hỏi về khả năng đối phó với khủng hoảng của Mỹ.
Ông Panetta cũng bày tỏ lo ngại về một đợt cắt giảm chi tiêu quốc phòng dự kiến được thực hiện vào tháng 1/2013 trong trường hợp Quốc hội không thể đạt được thỏa thuận nhằm giải quyết khoản nợ công khổng lồ 15,8 nghìn tỷ USD.
Ông nhấn mạnh đợt cắt giảm này sẽ buộc Lầu Năm Góc phải từ bỏ một chiến lược quốc phòng mới và tạo ra một nguy cơ “không thể chấp nhận được” đối với khả năng bảo vệ đất nước.
Theo đạo luật nâng mức trần nợ công được Tổng thống Barack Obama ký ban hành hồi năm ngoái, ngân sách quốc phòng sẽ bị tự động cắt giảm khoảng 500 tỷ USD nếu Quốc hội Mỹ không thống nhất được về cách thức cắt giảm thâm hụt ngân sách trước tháng Giêng tới.
Video đang HOT
Hiện các nghị sĩ đảng Cộng hòa đang đòi cắt giảm mạnh chi tiêu, trong khi các nghị sĩ đảng Dân chủ kêu gọi tăng thuế hơn nữa đối với tầng lớp giàu có./.
Theo TTXVN
Trung Quốc sẽ có 106 tàu chiến cỡ lớn trong 10 năm tới
Đến năm 2020, Trung Quốc sẽ có 106 tàu chiến cỡ lớn, trong đó có 72 tàu ngầm tấn công, trong khi Mỹ có 109 tàu chiến cỡ lớn và 29 tàu ngầm tại khu vực.
Tàu hộ tống 054A ở nhà máy đóng tàu Hoàng Phố, Quảng Châu, Trung Quốc.
Đầu tháng 6/2012, tại Hội nghị Shangri-La tổ chức tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuyên bố Mỹ sẽ triển khai 60% lực lượng hải quân ở khu vực Thái Bình Dương trước năm 2020.
Gần đây, Robert Haddick, Tổng biên tập tạp chí "Nhật ký chiến tranh quy mô nhỏ" Mỹ đã viết bài cho tạp chí "Chính sách Ngoại giao" Mỹ cho rằng, thai đô này của Panetta không còn mới mẻ gì, Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus ngay từ tháng 3/2012 đã từng tiết lộ ý đồ này của Mỹ.
Haddick cho rằng, Panetta có thể là hy vọng thái độ của ông có thể tăng cường mức độ tin cậy cho đồng minh đối với chiến lược của Mỹ. Nhưng, các quan chức ngành tình báo Hải quân Mỹ dự kiến, trong 10 năm tới, sức mạnh quân sự của Hải quân Trung Quốc sẽ tăng cường rất lớn, đặc biệt là lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc.
Mỹ không nên trông chờ vào việc giành được thắng lợi trong cuộc chạy đua vũ trang với Trung Quốc ở khu vực Tây Thái Bình Dương, nếu Mỹ muốn giữ được chiến lược tiếp tục ở khu vực này, thì phải tìm kiếm các ưu thế lâu dài khác.
Haddick chỉ ra, Panetta tuyên bố tỷ lệ phân bố Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương vào khoảng 50% với 50%, nhưng không thực sự rõ ràng.
Hạm đội Hải quân Mỹ.
Số liệu trên trang mạng của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, trong 186 tàu chiến cỡ lớn của Mỹ (tàu sân bay, tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu đổ bộ và tàu ngầm tấn công/tên lửa hành trình), có 101 triển khai ở các cảng ở vùng biển Thái Bình Dương, tỷ lệ này chiếm khoảng 54%.
Căn cứ vào kế hoạch đóng tàu 30 năm tới của Hải quân Mỹ, đến năm 2020, Mỹ sẽ duy trì 181 tàu chiến cỡ lớn, theo đó 60% tàu chiến của Hải quân Mỹ như Panetta nói sẽ là 109 chiếc, chỉ triển khai tăng thêm 8 chiếc so với hiện nay.
Haddick dẫn số liệu của Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ cho biết, đến năm 2020 Trung Quốc sẽ có 106 tàu chiến cỡ lớn, con số này nhiều hơn 86 chiếc so với năm 2009. Trong đó sẽ có 72 tàu ngầm tấn công, trái lại, đến năm 2020, tàu ngầm mà Mỹ triển khai ở khu vực Thái Bình Dương là 29 chiếc.
Trong 20 năm sau 2020, Hải quân Mỹ hoàn toàn không có kế hoạch đóng thêm tàu chiến cỡ lớn, kế hoạch đóng tàu lâu dài của Trung Quốc thì còn chưa biết, nhưng căn cứ vào mức tăng ngân sách hai năm gần đây của Trung Quốc để phán đoán, xu thế chế tạo tàu chiến cỡ lớn của Trung Quốc sẽ không có bất cứ thay đổi nào.
Biên đội tàu sân bay Quân đội Mỹ.
Haddick cho rằng, Mỹ không thể giành chiến thắng trong cuộc chạy đua vũ trang với Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương, hơn nữa hiện nay Mỹ cũng không có kế hoạch chạy đua vũ trang.
Điều này không chỉ là do Lầu Năm Góc không thể tiếp tục dựa vào ưu thế siêu công nghệ của mình, mà còn do sức mạnh khoa học kỹ thuật của Trung Quốc đã đạt được tiến bộ to lớn, sức mạnh đó sẽ ngày càng mạnh.
Tuy nhiên, đứng trước thách thức này ở Tây Thái Bình Dương, Haddick cho rằng, Mỹ cũng có ưu thế của mình, đó là Mỹ và đồng minh có kinh nghiệm hợp đồng tác chiến rất phong phú, ưu thế lớn nhất của Mỹ là thông qua các hoạt động ngoại giao thành công để xây dựng mạng lưới đồng minh tại khu vực này, mạng lưới đó có tính răn đe rất mạnh, rủi ro cho các thành viên sẽ càng nhỏ.
Biên đội tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc.
Theo GDVN
Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện tại Hàn Quốc Khẳng định này được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đưa ra tại cuộc đối thoại cấp Bộ trưởng 2 2 Mỹ-Hàn Quốc Ngày 14/6, Hàn Quốc và Mỹ đã tổ chức các cuộc đối thoại cấp Bộ trưởng tại Washington (Mỹ) để thảo luận các vấn đề song phương và những vấn đề an ninh trên bán đảo Triều Tiên. Cuộc đối thoại...