Mỹ tốn thêm 100 triệu USD/tháng vì Pakistan đóng cửa đường tiếp liệu
Việc đóng cửa đường tiếp liệu vào Afghanistan của Pakistan đã khiến căng thẳng giữa Mỹ và Pakistan càng thêm trầm trọng
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết, mỗi tháng Mỹ phải tiêu tốn thêm 100 triệu USD vì Pakistan đóng cửa tuyến đường tiếp liệu vào Afghanistan.
Tháng 11/2011, Pakistan chính thức đóng cửa tuyến đường tiếp nguyên liệu vào Afghanistan cho quân đội Mỹ và NATO, sau khi 24 binh sỹ nước này bị giết hại trong một vụ không kích của quân đội Mỹ.
Hàng loạt xe chở nhiên liệu và tiếp tế cho lực lượng NATO làm việc tại Afghanistan bị chặn ở biên giới sau khi chính phủ Pakistan quyết định đóng cửa tuyến đường vận chuyển (Ảnh: Internet)
Việc làm này của chính quyền Islamabad đã đẩy căng thẳng giữa Mỹ và Pakistan lên cao. Quốc hội Mỹ ngay lập tức đã cắt giảm mạnh viện trợ cho Pakistan. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Quốc hội nước này không nên cắt giảm khoản viện trợ đó.
Trong phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ, mặc dù, ông Panetta không cho biết con số chính xác mà Lầu Năm góc phải chi thêm là bao nhiêu từ khi tuyến đường tiếp liệu bị đóng cửa nhưng ông Panetta đã yêu cầu Quốc hội nước này bổ sung thêm ngân sách do Bộ Quốc phòng Mỹ phải chi thêm 100 triệu USD mỗi tháng.
Các nghị sỹ Mỹ chất vấn ông Panetta rằng liệu có phải Pakistan yêu cầu Mỹ xin lỗi về vấn đề giết nhầm binh sỹ nước này là cản trở chính trong việc mở lại tuyến đường tiếp liệu vào Afghanistan hay không? Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết: “Đây không phải là vấn đề duy nhất đang được đưa ra thảo luận hiện nay, những vấn đề này cần phải được giải quyết sớm để mở lại tuyến đường tiếp liệu đó”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng ủng hộ quan điểm cấp viện trợ cho Pakistan phải kèm theo những điều kiện để giải quyết các vấn đề tồn tại hiện nay giữa Mỹ và Pakistan.
Trong một diễn biến liên quan, Ngoại trưởng Pakistan Hina Rabbani Khar khi hội đàm với Ngoại trưởng Đan Mạch Villy Soevndal đã lên tiếng bác bỏ thông tin cho rằng nước này đang đòi tăng các khoản phí trước khi mở cửa trở lại các tuyến tiếp vận cho lực lượng liên quân đang tham chiến tại nước láng giềng Afghanistan.
Bà Rabbani Khar nhấn mạnh: “Ngay lúc này Pakistan không có bất kỳ cuộc thảo luận nào về mức giá cắt cổ. Vì vậy, những lập luận đó hoàn toàn không chính xác, sai trái và cần được loại bỏ sớm nhất có thể. Phía Mỹ hiểu rất rõ điều cần làm và những đòi hỏi của chúng tôi, để chúng tôi có thể thực thi quyết định mở cửa trở lại các tuyến tiếp vận”./.
Theo VOV
Trung Quốc không còn che giấu tham vọng?
Sau hơn 3 thập kỷ, câu nói của Đặng Tiểu Bình, "Che giấu sức mạnh, chờ đợi thời cơ" đã không còn hợp thời nữa.
Trong những năm đầu phát triển kinh tế và sức mạnh quân sự, "kim chỉ nam" của chính phủ Trung Quốc là câu châm ngôn của Đặng Tiểu Bình: "Che giấu sức mạnh, chờ đợi thời cơ".
Hải quân đóng vai trò quan trọng trong sức mạnh quân sự của Trung Quốc (Ảnh AFP)
Ngày nay, sau hơn ba thập kỷ ông Đặng Tiểu Bình đưa ra các chính sách cải cách, câu châm ngôn đó dường như đã mất hiệu lực hoặc đơn giản là không còn hợp thời, bởi sức mạnh của Trung Quốc đã quá lớn.
Các cuộc tranh cãi hiện nay giữa Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á về tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông giàu năng lượng là một biểu hiện chính của sự thay đổi này, đặc biệt là bế tắc trong việc giải quyết tranh chấp với Philippines đối với bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham.
"Đây không phải là những gì chúng ta đã thấy cách đây 20 năm", ông Ross Babbage, một nhà phân tích quốc phòng và là người sáng lập Quỹ Kokoda đặt tại Canberra (Australia) cho biết.
"Trung Quốc bây giờ đóng một vai trò hoàn toàn khác. Các nhà lập kế hoạch an ninh đang tự hỏi nếu hiện nay Trung Quốc mạnh như vậy, nước này sẽ như thế nào trong 20 năm nữa?".
Các chuyên gia an ninh khu vực cho rằng, khi Trung Quốc tiếp tục hiện đại hóa hải quân với tốc độ chóng mặt, đồng nghĩa với mối quan ngại ngày càng gia tăng bởi những tham vọng dài hạn của Bắc Kinh đã khơi dậy những phản ứng mà ông Đặng Tiểu Bình đã từng lo ngại.
Trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, Mỹ buộc phải cơ cấu lại lực lượng quân sự chuyển hướng về khu vực châu Á - Thái Bình Dương để đối trọng lại, mặc dù Washington đã khá mệt mỏi với các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, cũng như trong bối cảnh Lầu Năm Góc đang phải chịu sự cắt giảm chi phí quốc phòng.
Giáo sư Li Mingjang, một chuyên gia nghiên cứu chính sách an ninh Trung Quốc tại Trường Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) cho rằng: "Trong những năm gần đây, do các căng thẳng và tranh chấp ở biển Đông, một số quốc gia trong khu vực dường như đang hoan nghênh sự trở lại và hỗ trợ chiến lược tái cân bằng của Mỹ trong khu vực". "Rất có thể, xu hướng này sẽ tiếp tục trong những năm tới", giáo sư Li nói thêm.
Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta sau khi tham dự Đối thoại Shangri - La 11 tại Singapore đã đến thăm Việt Nam và Ấn Độ- những đối tác quan trọng ở châu Á. Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Martin Dempsey đã có chuyến công du tới Philippines và Thái Lan. Việc hai nhân vật đứng đầu lực lượng quân sự của Mỹ công du tới châu Á được xem là dấu hiệu chính thức bắt đầu cho chiến lược chuyển hướng quân sự của Mỹ.
Tại Singapore, ông Panetta tuyên bố, Mỹ sẽ triển khai 60% lực lượng hải quân trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2020, so với con số 50% hiện nay. Lực lượng này bao gồm 6 tàu sân bay và phần lớn các tàu tuần dương, tàu khu trục của hải quân Mỹ, tàu tuần duyên và tàu ngầm.
Ông Panetta cho biết, Mỹ có kế hoạch tăng cường quan hệ đối tác trong lĩnh vực quân sự và quốc phòng với các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có 6 quốc gia mà Mỹ đã ký các hiệp định quốc phòng là Australia, Nhật Bản, New Zealand, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan. Mỹ đã và sẽ mở rộng, tăng cường các quan hệ đối tác hiện có với các nước như Singapore, Indonessia, Malaysia và Ấn Độ.
Trong một bài bình luận công bố trên các phương tiện truyền thông nhà nước, Thiếu tướng Luo Yuan, Phó Chủ tịch điều hành Hiệp hội Thúc đẩy Văn hoá chiến lược Trung Quốc cho biết, cốt lõi của vấn đề là Mỹ muốn kiềm chế một Trung Quốc đang trỗi dậy.
"Quân đội Mỹ đã triển khai các kế hoạch khác nhau để đối trọng với quân đội Trung Quốc", Thiếu tướng Luo viết, nhưng không đưa ra chi tiết nào cụ thể.
Giáo sư Li Mingjang cho rằng: "Bắc Kinh hiểu rất rõ rằng, bất kỳ cuộc đối đầu quân sự nào cũng sẽ tác động tiêu cực đến vị trí chiến lược của Trung Quốc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trong mối quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia láng giềng".
"Tranh chấp trên biển Đông sẽ luôn là một vấn đề an ninh khu vực nhạy cảm và tiếp tục tác động tiêu cực đến quan hệ giữa Trung Quốc và những quốc gia tranh chấp", Giáo sư Li nói./.
Theo VOV
Tương lai hải quân Mỹ Song hành cùng việc chuyển hướng trọng tâm về châu Á - Thái Bình Dương, Washington đang triển khai kế hoạch đóng mới tàu chiến tiêu tốn hàng trăm tỉ USD. Tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hồi đầu tháng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết đến năm 2020 sẽ bố trí 60% tàu chiến của nước này tại Thái...