Tây Ban Nha sẽ được viện trợ 100 tỉ euro
Liên minh châu Âu sẽ bơm 100 tỉ euro cho Tây Ban Nha để giải cứu hệ thống ngân hàng của nước này khỏi bị sụp đổ, căn cứ theo một thỏa thuận đạt được giữa hai bên hôm 9.6.
Sau một cuộc họp khẩn bằng vô tuyến kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ, các bộ trưởng tài chính của khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu đã đưa ra một thông báo cho biết họ đã “sẵn sàng đáp lại một cách tích cực” lời kêu cứu của Tây Ban Nha.
Thỏa thuận nói trên được xem là một sự nhượng bộ lớn của chính phủ Tây Ban Nha, vốn đã từng thẳng thừng tuyên bố không cần các viện trợ từ bên ngoài, theo AFP.
Thỏa thuận này được Đức, Mỹ và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ủng hộ.
Giới phân tích cho rằng chính phủ bảo thủ của Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy cuối cùng cũng đã chịu cúi mình trước sức ép từ lãnh đạo các nước và từ thị trường tài chính toàn cầu, vốn đã đẩy chi phí vay nợ của nước này lên rất cao.
Được biết, Tây Ban Nha là nền kinh tế lớn thứ 4 tại châu Âu và có quy mô lớn gấp đôi của cả Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha cộng lại.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Bộ trưởng kinh tế Tây Ban Nha Luis de Guindos thừa nhận chính phủ đã kêu gọi sự “giúp đỡ về mặt tài chính” từ khối eurozone để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, nhưng bác bỏ nhận định cho rằng thỏa thuận giúp đỡ này là một “sự giải cứu”.
Ông cũng cho hay là viện trợ tài chính nói trên sẽ được bơm cho 30% số ngân hàng đang bị thiệt hại nặng nề nhất từ tình trạng vỡ bong bóng nhà đất.
Thỏa thuận không bao gồm điều kiện gì đối với nền kinh tế Tây Ban Nha và cũng không kèm theo bất kỳ yêu cầu nào về các chính sách thắt lưng buộc bụng mới, ông de Guindos cho biết.
Theo Thanh Niên
Tân Tổng thống Serbia cam kết bảo vệ chủ quyền
Tổng thống mới đắc cử của Serbia Tomislav Nikolic ngày 31/5 đã chính thức nhậm chức nhiệm kỳ 5 năm sau khi tuyên thệ tại Quốc hội.
Tổng thống mới đắc cử của Serbia Tomislav Nikolic. (Nguồn: Reuters)
Trong lời tuyên thệ, ông Nikolic cam kết nỗ lực giữ gìn chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Cộng hòa Serbia, bao gồm cả Kosovo như một phần không thể tách rời của đất nước. Ông tuyên bố Serbia sẽ gia nhập Liên minh châu Âu (EU) trên cơ sở bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình.Tân Tổng thống Nikolic cũng khẳng định ông chủ trương xây dựng một nước Serbia pháp quyền, dân chủ và công bằng, vượt qua cuộc khủng hoảng một cách thành công, chống tham nhũng hữu hiệu, phát triển phồn vinh đất nước để dân chúng tin tưởng vào chính quyền và không phải lo lắng cho tương lai của đất nước.
Ông Nikolic trở thành Tổng thống Serbia sau khi giành chiến thắng trong vòng 2 cuộc bầu cử ngày 20/5 trước cựu Tổng thống Boris Tadich. Ông Nikolic sinh ngày 15/2/1952, từng ứng cử tổng thống Serbia vào các năm 2003, 2004, 2008, tuy nhiên đều thất bại trong vòng 2.
Ông Nikolic nhậm chức Tổng thống Serbia trong bối cảnh đất nước vùng Balkan này đang phải đương đầu với các bất ổn chính trị và khó khăn kinh tế. Hiện tỉ giá đồng nội tệ dinar của Serbia đã giảm xuống mức thấp kỷ lục so với đồng euro và các chuyên gia cảnh báo nước này sẽ lâm vào khủng hoảng nợ công trầm trọng nếu chính phủ không kiềm chế chi tiêu và giành được những khoản hỗ trợ mới của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Tỉ lệ thất nghiệp của quốc gia 7,3 triệu dân này hiện ở mức 24%, và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được dự báo suy giảm 1,3% trong quý đầu năm nay./.
Theo TTXVN
Italy bắt nghi can trong vụ đánh bom trường học Cảnh sát Italy đã bắt giữ 2 người đàn ông bị tình nghi có liên quan đến vụ đánh bom ngày 19/5 nhằm vào một trường học ở thành phố Brindisi, miền Nam Italy, làm một học sinh nữ thiệt mạng và 7 em bị thương nặng. Nạn nhân vụ đánh bom ở thành phố Brindisi. (Nguồn: AP) Truyền thông Italy ngày 20/5...