Bất động sản TP.HCM: Thỏi nam châm hút vốn FDI
Thị trường bất động sản TP.HCM đang thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian vừa qua, đặc biệt là các thương vụ thâu tóm cổ phần của nhà đầu tư ngoại vẫn diễn ra sôi động.
‘Vững ngôi đầu’
Theo số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, 9 tháng đầu năm 2018, ngành bất động sản tiếp tục dẫn đầu về thu hút vốn FDI lẫn vốn thành lập mới của doanh nghiệp trong nước.Cụ thể, tính chung tổng vốn đăng ký và bổ sung 9 tháng đầu năm 2018 trên địa bàn TP là 673.486 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ. Trong đó, có 30.634 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 372.432 tỷ đồng (tăng 4,1% số lượng doanh nghiệp và bằng 95,5% vốn đăng ký so cùng kỳ). Có 47.173 lượt doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, trong đó vốn điều chỉnh bổ sung tăng 301.054 tỷ đồng.
Về số lượng doanh nghiệp thành lập mới, lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm tỷ trọng cao nhất (37,4%), hoạt động kinh doanh bất động sản chỉ chiếm 7%. Tuy nhiên, về vốn đăng ký, thì hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng cao nhất (40,7%).
Không chỉ dòng vốn trong nước, dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng chảy mạnh vào lĩnh vực bất động sản TP.HCM. Tính chung, 9 tháng, TP.HCM thu hút, 5,47 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (cả cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần), tăng 50% so với cùng kỳ. Trong đó, góp vốn mua cổ phần có 4,28 tỷ USD đăng ký, tăng gấp 2,1 lần so với cùng kỳ.
Trong số vốn khối ngoại đăng ký thông qua góp vốn, mua cổ phần, thì lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ trọng lớn nhất (47,3%). Tiếp theo là hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ chiếm 18,4%…
Trong thời gian qua, lĩnh vực bất động sản nhận được nhiều sự ưu ái của nhà đầu tư nước ngoài, thường chỉ xếp sau lĩnh vực công nghệ chế biến, chế tạo về lượng vốn FDI đăng ký đầu tư.
Nhà đầu tư ngoại “sốt sắng”
Video đang HOT
Trong thời gian qua, lĩnh vực bất động sản nhận được nhiều sự ưu ái của nhà đầu tư nước ngoài, thường chỉ xếp sau lĩnh vực công nghệ chế biến, chế tạo về lượng vốn FDI đăng ký đầu tư. Trong năm 2018, liên tiếp nhiều thương vụ mua lại, thâu tóm dự án đã được các nhà đầu tư ngoại thực hiện trên địa bàn TP.HCM.
Keppel Land, công ty bất động sản thuộc Tập đoàn Keppel Corporation, một trong những tập đoàn đa quốc gia lớn nhất Singapore, đã chi khoảng 11,4 triệu USD để mua lại 10% cổ phần còn lại của Jenclub tại Jencity Limited – chủ đầu tư dự án Saigon Sports City. Sau khi mua lại, Keppel Land sẽ nắm giữ 100% cổ phần tại dự án này và được quyền sở hữu toàn bộ dự án.
Dự án Saigon Sports City là dự án khu đô thị rộng 64 ha, tọa lạc trên khu đất vàng quận 2, TP HCM. Tổng chi phí phát triển dự án này dự kiến hơn 500 triệu USD. Dự án gồm khoảng 4.300 căn hộ cao cấp, đại lộ ven sông, quảng trường mở, trung tâm lối sống đầu tiên của Việt Nam với các tiện ích như các khu thể thao, giải trí, mua sắm và ăn uống.
Frasers Property thuộc tập đoàn bất động sản đa quốc gia Frasers Centrepoint Limited (FCL) có trụ sở chính tại Singapore, nhưng là “cánh tay” đầu tư của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi cũng đạt được thỏa thuận mua lại Công ty Bất động sản Phú An Điền – thành viên của Công ty Bất động sản Trần Thái.Tại Việt Nam, Keppel Land có khoảng 20 dự án được cấp phép trên cả nước, trong đó tập trung tại TP HCM với những dự án quy mô lớn đang triển khai như Palm City (30ha) và Empire City (tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD).
Thương vụ này có giá trị khoảng 34,3 triệu USD và giúp Frasers Property nắm giữ 75% cổ phần của Phú An Điền. Phú An Điền đang phát triển dự án căn hộ kết hợp với thương mại tại phường Linh Trung (quận Thủ Đức, TP.HCM).
Cách đây không lâu, Frasers Property cũng chi ra 18 triệu USD để thâu tóm một một dự án tại Thảo Điền (quận 2, TP.HCM) của Trần Thái. Chỉ tính riêng thị trường TP.HCM, Frasers Property đang sở hữu 3 dự án nhà ở thông qua con đường thâu tóm, đều nằm ở khu Đông thành phố năng động nhất Việt Nam.
Đặc biệt, hầu hết những đối tác mà tỷ phú Thái nhắm đến đều là những doanh nghiệp “khét tiếng” trên thị trường Việt Nam. Đơn cử, ở lĩnh vực bất động sản, Công ty Bất động sản Trần Thái thuộc nhóm “ông lớn” địa ốc phía Nam, sở hữu khoảng 10 dự án nghỉ dưỡng tại Phú Quốc.
Ở phân khúc nhà ở, Tập đoàn Nam Long tiếp tục hợp tác với các nhà đầu tư Nhật Bản (Tập đoàn Hankyu Hanshin Properties và Nishi Nippon Railroad) để phát triển dự Akari City – khu dân cư 8,8 ha tại quận Bình Tân, TP.HCM.
Tháng 9 năm nay, Tập đoàn Nam Long chính thức công bố các nhà đầu tư chiến lược đến từ Nhật Bản là Nishi Nippon Railroad, TBS Group cùng hợp tác phát triển đối với giai đoạn 1 của khu đô thị Waterpoint (Long An).
Theo thỏa thuận, Nam Long, nhà đầu tư Nhật Nishi Nippon Railroad, TBS Group và Công ty TNHH Đầu tư Tân Hiệp sẽ cùng góp vốn theo tỷ lệ dự kiến tương ứng 50%-35%-10% và 5% để cùng thực hiện giai đoạn 1 khu đô thị Waterpoint với tổng vốn đầu tư 6.900 tỷ đồng. Dự án WaterPoint tọa lạc ngay mặt tiền Tỉnh lộ 830 kéo dài từ thị trấn Đức Hòa đến cao tốc TP. HCM – Trung Lương và Quốc lộ 1, thị trấn Bến Lức.
Trước đó, Nam Long cũng công bố thương vụ hợp tác phát triển khu đô thị Akari tại Quận Bình Tân với các đối tác Nhật. Khu đô thị Akari City tọa lạc tại quận Bình Tân (TP.HCM), kết nối trực tiếp với đại lộ Võ Văn Kiệt. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 341 triệu USD do liên doanh Nam Long và hai tập đoàn Nhật là Hankyu Hanshin Properties Corp và Nishi Nippon Railroad thực hiện.
Ở phân khúc tòa nhà văn phòng, tập đoàn bất động sản Nomura Real Estate của Nhật Bản mua lại 24% vốn của tòa nhà văn phòng SunWah Tower, Quận 1. Sau dự án “Phú Mỹ Hưng Midtown” tại Quận 7, TP.HCM, tòa nhà SunWah là dự án thứ hai của Nomura tại Việt Nam, và cũng là cao ốc văn phòng hạng A đầu tiên Nomura rót vốn đầu tư tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tòa nhà Sunwah Tower tọa lạc ngay khu vực lõi trung tâm Quận 1, TP.HCM, quy mô một tầng trệt, 22 tầng nổi, tổng diện tích sử dụng 20.800 m2. Cao ốc được đầu tư xây dựng và khai thác bởi SunWah Group, một tập đoàn đa quốc gia chuyên phát triển bất động sản và kinh doanh dịch vụ tài chính đến từ Hồng Kông.
Với vốn đầu tư vào bất động sản liên tục tăng trong 9 tháng qua, giới chuyên môn cho rằng, dòng vốn này còn đổ bộ nhiều hơn trong những tháng còn lại của năm 2018. Đặc biệt, vốn FDI được kỳ vọng rất lớn, bởi gần đây, các doanh nghiệp ngoại nhắm đến các dự án được cam kết triển khai ngay.
Cũng theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, phần lớn dòng vốn ngoại đã được phân bổ đầu tư vào các danh mục bất động sản như thương mại, khách sạn, công nghiệp và phân khúc nhà ở thương mại giá tầm trung.
“Theo xu hướng này, có rất nhiều nhà đầu tư đang cân nhắc và sẵn sàng tham gia liên doanh, góp vốn với các chủ đầu tư Việt Nam có uy tín tốt. Lợi thế của các chủ đầu tư trong nước là sự thông hiểu về thị trường, hệ thống hành lang pháp lý, danh mục bất động sản đã được xác lập, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực lớn về vốn và kinh nghiệm phát triển dự án, nên việc kết hợp sẽ làm gia tăng giá trị dự án”, Công ty JLL (Jones Lang LaSalle) nhận định
Cũng theo thông tin từ JLL, hiện tại, các quỹ đầu tư tín thác (REITs) đang mở rộng nguồn vốn vào Việt Nam, trong đó, điểm quan tâm lớn nhất là TP.HCM.
Thu Phương
Theo nhadautu.vn
"Không có biểu hiện bong bóng bất động sản"
Theo đánh giá của Hội môi giới bất động sản VN, quý 3/2018 thị trường bất động sản vẫn giữ ổn định về giao dịch, chưa có dấu hiệu nào cho thấy thị trường có biểu hiện 'sốt" ảo hoặc bong bóng bất động sản.
Về tổng quan thị trường quý 3/2018, TP. Hà Nội Và TP. HCM vẫn là 2 thị trường phát triển bền vững và tốc độ ổn định nhất. Các dự án bất động sản vẫn tiếp tục được đầu tư mạnh và liên tục cung cấp ra thị trường. Chỉ tính riêng trong quý III/2018, 2 TP này đã đưa vào thị trường bất động sản đạt 20.328 sản phẩm mới. Cơ cấu sản phẩm rất hợp lý.
Bên cạnh đó, giá bất động sản tại 2 khu vực này không tăng, ổn định so với Quý II/2018. Giao dịch thành công đạt 12.720 sản phẩm, nâng tỷ lệ hấp thụ đạt 63,5% (mặc dù trong quý III có tháng ngâu và mùa khai giảng). Người mua nhà phần lớn từ nhu cầu thực. Cho thấy không có biểu hiện của thị trường ảo hoặc bong bóng bất động sản.
Ngoài sự ổn định và phát triển bền vững từ 2 thị trường lớn, hầu hết bất động sản tại các tỉnh thành trên cả nước cũng phát triển mạnh. Cụ thể, những tỉnh thành như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, và hầu hết các tỉnh ĐBSCL... đều xuất hiện ít nhất không dưới 10 dự án phát triển Bất động sản.
Theo số liệu báo cáo từ các sàn giao dịch bất động sản là thành viên Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, chỉ tính riêng trong quý III/2018 tại các địa phương, con số giao dịch thành công tại các dự án bất động sản đạt trên 10.000 sản phẩm. Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trong quý III/2018 ghi nhận sự sụt giảm của cả nguồn cung và lượng giao dịch.
Đặc biệt, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam khuyến nghị đã đến thời điểm nên tạm dừng phát triển mới các dự án bất động sản nghỉ dưỡng. Các dự án đã và đang triển khai, cần tập trung để hoàn thành dự án. Đồng thời, tập trung đưa dự án vào khai thác kinh doanh, đáp ứng các mục tiêu của Nhà nước và doanh nghiệp đã đặt ra ban đầu. Như vậy mới tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.
Theo Khánh An
Vnmedia
CEO Tập đoàn Hưng Thịnh: Là doanh nhân, có 2 chữ nhất định phải đặt lên vị trí hàng đầu "Ngay từ đầu, tôi luôn tâm niệm rằng muốn trụ vững trong một thị trường lớn như thế này thì phải đặt uy tín lên hàng đầu. Mà muốn có được uy tín, không cách nào khác là tự mình phải là nhà đầu tư và nhà bán hàng", ông Nguyễn Đình Trung - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty...