Bất động sản tỉnh lẻ xuất hiện tình trạng cắt lỗ tới 50% nhưng vẫn “trắng” thanh khoản
Đã có những lô đất cắt lỗ tới 40-50% so với thời điểm sốt nóng, nhưng tốc độ thanh khoản vẫn chậm, thậm chí khó tìm được người mua.
Cắt lỗ sâu nhưng không có người mua
Ảnh hưởng lớn từ sự trầm lắng của thị trường đó là bức tranh ảm đạm của bất động sản tỉnh. Chỉ hơn 1 năm trước, bất động sản tỉnh được ví như kênh đầu tư “cứ mua là thắng” thì đến hiện tại, khu vực này đang trầm lắng, vắng bóng người mua.
Cuối năm 2021, theo chân đội “cá mập” đi săn hàng, chị Thuỳ Anh (Hà Nội) xuống tiền vào 2 lô đất ở Hải Phòng. Một lô, chị sử dụng hoàn toàn 100% vốn của chính mình và một lô góp chung với bạn. Đây là đội “cá mập” mà chị chưa từng thấy thất bại trong bất kỳ thương vụ xuống tiền và đó cũng chính là lý do chị xuống tiền theo. Thế nhưng, không ai có thể nói trước được diễn biến thị trường nhất là sau khoảng thời gian giá bất động sản đã tăng quá nóng.
Hiện tại, chị Thuỳ Anh chưa nhờ môi giới rao bán lô đất của mình bởi chị biết, ngay cả khi hạ giá so với mức giá mua vào 20-30% cũng rất khó bán. Thông qua tìm hiểu với môi giới, một lô đất có vị trí đẹp ở Thuỷ Nguyên (Hải Phòng) ở thời điểm sốt cao, giá lên tới 120 triệu đồng/m2 thì hiện tại mức giá này giảm còn 60 triệu đồng/m2. Nếu so với mặt bằng giá chung, những lô đất tương đương có giá 70-80 triệu đồng/m2. Thế nhưng, hơn 1 tháng nay, môi giới vẫn chưa tìm được người “chốt”.
Anh Thanh (môi giới ở Hải Dương) cũng cho biết, lượng hàng cắt lỗ tăng dần. Một lô đất liền kề 85m2 ở khu đô thị mới Đại An (thành phố Hải Dương) ở thời điểm thị trường sôi động, giá 34 triệu đồng/m2 không có hàng để bán trong khi người có nhu cầu rất nhiều. Đây là lô đất nằm ở đường bên trong.
Lô đất giảm giá nằm ở khu đô thị mới Đại An, đường lớn 2 làn, vỉa hè rộng.
Video đang HOT
Thế nhưng mới đây, một chủ đất nhờ anh Thanh rao bán lô đất có vị trí đẹp hơn, nằm ở trục đường ngoài, với giá 2,3 tỷ đồng và có thương lượng thêm. Mức giá bán này tương đương với giá 27 triệu đồng/m2.
“Song tìm khách để chốt cũng khó. Vì mọi người đều trong tâm lý chờ đợi, thăm dò. Loại hình đất hay nhà mà người dân muốn mua để ở còn có thanh khoản. Với lô đất giá trị cao, nằm ở vùng ven thành phố hoặc trong các khu đô thị mới, khả năng thanh khoản rất chậm”, anh Thanh cho biết thêm.
Cũng theo môi giới này, trước đó, nhiều huyện ở Hải Dương còn ghi nhận tình trạng bỏ cọc hàng loạt khi đấu giá đất. Mức giá giảm 10-25% khá phổ biến ở thị trường tỉnh. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư còn giảm tới 40% so với mức giá ở thời điểm sốt đất.
Thị trường tỉnh đang “đóng băng”
Diễn biến hiện tại của thị trường bất động sản tỉnh đã được các chuyên gia dự báo từ trước. Bởi theo đánh giá của giới chuyên gia, giá bất động sản tỉnh tăng quá nhanh, quá mạnh trong một thời gian ngắn, đặc biệt giai đoạn 2019-2021. Nhưng cơ sở cho sự tăng giá chỉ là tin đồn hoặc hạ tầng giao thông hay dự án đổ về. So với đổi thay của hạ tầng giao thông hay tiến độ các dự án nhà ở xây dựng thì giá bất động sản tăng quá mạnh.
“Sau tăng quá nóng thì giá bất động sản buộc phải hạ”, đó là nhận định của một chuyên gia kinh tế.
Nhiều lần trước đó, TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế đã dự báo về tình trạng giảm giá của đất tỉnh. Theo ông Hiển, giá bất động sản tỉnh còn tiếp tục hạ nhiệt.
Nhiều năm kinh nghiệm quan sát và nghiên cứu thị trường, ông Võ Hồng Thắng, Phó giám đốc Nghiên cứu và Phát triển DKRA Vietnam nhận định, thanh khoản thị trường bất động sản đã rơi vào thời kỳ giảm tốc từ tháng 4/2022 và ngày càng ảm đạm hơn. Hiện nay, thanh khoản của thị trường đang ở mức rất thấp, chỉ bằng 10-20% so với thời điểm tháng 4/2022.
Ông Thắng nhận định, điểm đáng chú ý, đó là thị trường ghi nhận nhiều nhà đầu tư kẹt dòng tiền khi chạy theo những cơn sốt đất ở các tỉnh đang chấp nhận bán cắt lỗ, giảm giá đến 40-50% so với cuối năm ngoái. Tuy nhiên, theo ông Thắng, dù cắt lỗ sâu nhưng cũng trắng thanh khoản. Những người không vay tiền để đầu tư bất động sản thì giờ cũng đang kẹt vốn trong đất. Từ đó, thị trường bất động sản không có thanh khoản nên cũng không biết đâu là đáy.
Thực hư chuyện giá căn hộ chung cư đã qua sử dụng Hà Nội bớt “ngáo giá”
Loạt dự án 'chào hàng' thị trường bất động sản TP.HCM dịp cuối năm
Khó khăn về nguồn vốn tín dụng đã đẩy lùi kế hoạch bán hàng, ra dự án của nhiều doanh nghiệp bất động sản TP.HCM.
Song, cuối năm, một số doanh nghiệp vẫn đưa hàng ra thị trường nhằm kích cầu người mua, các phân khúc có mức giá từ hơn 42 triệu đồng/m2 cho đến gần 200 triệu đồng/m2.
Theo thống kê của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), tổng nguồn cung căn hộ mới năm 2018 là gần 180.000 sản phẩm nhưng sang năm 2019 đã giảm xuống còn gần 110.000, năm 2020 chỉ còn hơn 90.000 sản phẩm. Năm 2021, thời điểm thị trường chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, nhiều dự án phải ngừng thi công cũng như các vướng mắc về cơ chế chính sách vẫn chưa được tháo gỡ một cách triệt để khiến nguồn cung căn hộ mới tiếp tục giảm xuống còn hơn 50.000 sản phẩm.
9 tháng năm 2022, nguồn cung bất động sản đang có xu hướng giảm rõ rệt. Nguồn cung trên thị trường chủ yếu thuộc phân khúc trung, cao cấp với mức giá không phù hợp với đa số người dân có nhu cầu ở thực. Tỷ lệ hấp thụ trong quý III/2022 chỉ đạt 33,5%, giảm mạnh so với giai đoạn nửa đầu năm; lượng giao dịch giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch VARS cho biết, dòng tiền "trục trặc" khiến các doanh nghiệp phát triển bất động sản gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp bất động sản buộc phải dừng, giãn, hoãn nhiều dự án đang triển khai. Ngoài 20% khoản tiền mặt phải có sẵn để giải phóng mặt bằng, tiếp tục triển khai dự án, nhà đầu tư vẫn phải đi vay. Trong hệ thống vay, ngoài số tiền của khách hàng, ứng tiền của các nhà cung cấp, nguồn vốn tín dụng ngân hàng và trái phiếu bất động sản là 2 kênh dẫn vốn quan trọng, nhưng 2 kênh này đang bị siết chặt.
Zeit River Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức) của GS E&C mở bán giai đoạn 1 với giá bán từ 170-190 triệu đồng/m2. Ảnh: Vũ Phạm
Thật vậy, tại TP.HCM, phần lớn các doanh nghiệp bất động sản như đang "ngồi trên đống lửa" khi mọi kế hoạch chuẩn bị, mở bán dự án gần như bị "phá sản". Tuy nhiên, đối nghịch với những khoảng trầm của thị trường, một số doanh nghiệp vẫn tiếp tục ra mắt, mở bán dự án vào dịp cuối năm 2022 nhằm kích cầu khách hàng. Các dự án này đều thuộc phân khúc trung cấp, cao cấp khi có mức giá từ hơn 42 triệu đồng/m2 cho đến gần 200 triệu đồng/m2.
Đơn cử như dự án The Forest Gem (quận Bình Thạnh) của Công ty CP Xây dựng và Trang trí Nội thất Cát Tường. Dự án có diện tích 972,2m2, 1 block với 60 căn hộ thông tầng (duplex) và 2 căn penthouse, giá bán dự kiến từ 46-50 triệu đồng/m2. Điền Phúc Thành chuẩn bị mở bán toà tháp Diva tại dự án MT Eastmark City (TP. Thủ Đức), với mức giá từ 42 triệu đồng/m2.
Dự án Lumiere Boulevard nằm trong Khu đô thị Vinhomes Grand Park (TP. Thủ Đức) do Masterise Homes phát triển, Vinhomes kinh doanh độc quyền dự kiến mở bán giai đoạn 2. Dự án được xây dựng trên khu đất rộng 3,3ha, với 2.422 căn (1,2,3PN và duplex, penthouse), diện tích từ 50-370m2, giá từ 50-77 triệu đồng/m2.
The 9 Stellars (TP. Thủ Đức) của Sơn Kim Land mở bán giai đoạn 2 với mức giá dự kiến là 68 triệu đồng/m2. Dự án De La Sol (quận 4) của CapitaLand, tổng diện tích 1,45ha, vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng, gồm 3 block, 34 tầng với 880 căn hộ cao cấp, giá bán khoảng 96 triệu đồng/m2.
Zeit River Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức) của chủ đầu tự GS E&C mở bán giai đoạn 1 với giá bán từ 170-190 triệu đồng/m2. Dự án Lancaster Legacy (quận 1) của Trung Thuỷ Group mở bán giai đoạn 2 với giá bán tham khảo 199 triệu/m2.
Tại TP. Thủ Đức, một loạt dự án tiếp tục mở bán các sản phẩm. Trong đó, các phân khu của Vinhomes Grand Park gồm: The Origami, The Beverly, The Beverly Solari mở bán các sản phẩm căn hộ. Moonlight Avenue của Hưng Thịnh tiếp tục mở bán căn hộ, shophouse. The Classia của Khang Điền tiếp tục mở bán sản phẩm nhà phố. One Verandah của Mapletree tiếp tục mở bán các sản phẩm căn hộ.
Trong khi đó, ở quận 1, dự án The Grand Manhattan của Novaland tiếp tục mở bán các sản phẩm căn hộ. Tương tự là The Marq của Hongkong Land; Zenity của chủ đầu tư CapitaLand. Ở quận 7 là dự án Sunshine Sky City của Sunshine Group.
Ngoài ra, dịp cuối năm, các chủ đầu tư cũng khai trương nhà mẫu, ra quân và nhận đặt cọc tại dự án The Global City (TP. Thủ Đức) của Masterise Homes; The Privia (Quận Bình Tân) của Khang Điền; King Crown Infinity (TP. Thủ Đức) của BCG Land tiếp tục nhận giữ chỗ cho giai đoạn mới.
Bất động sản tỉnh lẻ xuất hiện tình trạng cắt lỗ tới 50% nhưng vẫn "trắng" thanh khoản
Bất động sản Quảng Bình đã hết đi 'ngược dòng'? Bất động sản Quảng Bình được đánh giá là đã đi "ngược dòng" bất chấp tình trạng ảm đạm chung của thị trường cả nước từ cuối năm ngoái. Tuy vậy, trong 3 tháng trở lại đây, bất động sản Quảng Bình đã bắt đầu chững lại. Thị trường bất động sản Quảng Bình đang "chững lại" sau thời gian sôi động. Ảnh:...