Bất động sản sẽ được “giải cứu” từ gói kích cầu 180.000 tỷ đồng?
Bộ Tài chính đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia vào dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Trong đó, lĩnh vực bất động sản (BĐS) chính thức được bổ sung vào nhóm các ngành nghề được hỗ trợ.
Bất động sản được “giải cứu”
Sau khi Bộ Tài chính có Tờ trình 47/TTr-BTC ngày 26/3 trình Chính phủ về các đối tượng, ngành nghề được gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, đã có nhiều ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành và địa phương về việc bổ sung thêm một số ngành nghề trong trong danh mục này. Mới đây, Bộ này đã có văn bản trình Chính phủ bổ sung 4 đối tượng được gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất.
BĐS được Bộ Tài chính bổ sung vào danh sách các ngành nghề được hỗ trợ trong đại dịch Covid-19 (Ảnh: Doãn Thành).
Cụ thể, bổ sung một số ngành sản xuất: Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất sản phẩm từ plastic; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; sản xuất kim loại; gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại; sản xuất xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế; xây dựng;
Bổ sung một số hoạt động kinh doanh vào đối tượng được gia hạn: Hoạt động kinh doanh BĐS; hoạt động dịch vụ lao động và việc làm; hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; hoạt động vui chơi giải trí;
Bổ sung DN, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; sản phẩm cơ khí trọng điểm;
Bổ sung tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng là DN, tổ chức, cá nhân chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 theo quy định của NHNN và giao NHNN công bố danh sách tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia hỗ trợ khách hàng.
Dự kiến với những bổ sung trên, tổng số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 180.000 tỷ đồng, tức tăng gần 100.000 tỷ đồng so với nội dung đã trình Chính phủ tại Tờ trình số 47/TTr-BTC.
Cơ hội để thanh lọc thị trường
Theo Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam Nguyên Văn Đính, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang ngày càng ảnh hưởng nặng nền lên thị trường BĐS, khiến cho các hoạt động rơi vào trạng thái “ngủ đông”. Nhưng đây cũng là một khoảng thời gian cần thiết giúp các DN BĐS thực hiện tái cấu trúc DN, trong đó việc vận hành bộ máy, nhân sự và các phương án kinh doanh sẽ phải tinh gọn; cùng với đó là việc đẩy mạnh công nghệ hóa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu quả, giảm chi phí sản xuất, vừa tăng chất lượng vừa giảm giá thành sản phẩm.
Video đang HOT
“Nhưng điều quan trọng nhất trong giai đoạn này là sẽ giúp cho thị trường được thanh lọc, những DN có đủ tiềm lực sẽ trụ lại được, còn những nhà đầu tư không đủ năng lực sẽ bị đào thải” – ông Đính nhìn nhận.
Các DN BĐS cũng phải quan tâm đến việc hỗ trợ người dân có thu nhập thấp. (Ảnh: Doãn Thành).
Đồng quan điểm, chuyên gia nghiên cứu thị trường (Hiệp hội BĐS Việt Nam) Trần Quốc Việt cho rằng, thị trường BĐS hàng năm đóng góp khoảng 30% thu nhập của nền kinh tế Việt Nam. Nhưng quan trọng hơn thị trường BĐS lại có gắn kết với nhiều ngành nghề khác, để tạo ra giá trị gia tăng. Việc Chính phủ quan tâm tới thị trường BĐS trong giai đoạn này khiến cho các DN có thêm động lực để vượt qua khó khăn, nếu để BĐS chìm vào khủng hoảng thì kinh tế sẽ bị giảm sút.
“Nhưng qua bối cảnh như thế này thì các DN cũng cần phải có sự điều chỉnh lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh với mục tiêu giảm giá thành sản phẩm để hỗ trợ người dân có thu nhập thấp có nhu cầu sở hữu BĐS. Không nên chỉ vì quyền lợi của DN lúc khó khăn thì kêu gọi trợ giúp, nhưng lúc ổn định rồi thì mọi gánh nặng về chi phí sản xuất, lợi nhuận… lại đẩy sang người dân thông qua hình thức tăng giá bán” – ông Việt nhìn nhận.
Tổng sản phẩm chào bán trên cả nước (gồm cả hàng tồn kho và mới mở bán) đạt 53.236 sản phẩm. Giao dịch: 7.641 sản phẩm (Tỷ lệ hấp thụ: 14,3%). Lượng cung, giao dịch, tỷ lệ hấp thụ ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua.
DOÃN THÀNH
Hà Nội, giá đất khung thấp hơn thực tế 5 lần
Dù tại các khu "đất vàng" như phố Hàng Đào, Hàng Ngang..., giá đất theo quy định mới tăng lên tới 188 triệu/m2, nhưng giá thực tế ngoài thị trường trao tay vẫn đắt gấp 5 lần.
Giá đất năm 2020 dự kiến sẽ tăng nhưng không ảnh hưởng nhiều tới doanh nghiệp và người dân.
Hoàn Kiếm cao nhất gần 200 triệu
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung mới đây đã ký ban hành quy định và bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bảng giá mới này áp dụng từ ngày 1/1/2020 - 31/12/2024.
Theo quy định, giai đoạn từ 2020 - 2024, bảng giá các loại đất của Hà Nội tăng bình quân 15% so với giai đoạn 2014 - 2019, chỉ riêng mức giá đất nông nghiệp được giữ nguyên.
Cụ thể, đối với đất ở tại các quận điều chỉnh tăng bình quân 16% đối với các tuyến đường trục chính 2 chiều; tăng bình quân 12% đối với các tuyến đường 1 chiều; các tuyến đường còn lại bình quân tăng 15%.
Đất thương mại, dịch vụ tại các quận được điều chỉnh bằng 62 - 65% giá đất ở sau khi điều chỉnh. Trong đó, đối với 4 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng được điều chỉnh bằng 65%, các quận còn lại điều chỉnh bằng 62%.
Giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ ở các quận cũng tăng bình quân 16% đối với các tuyến đường trục chính 2 chiều; tăng 12% đối với các tuyến đường 1 chiều; tăng 15% với các tuyến đường còn lại.
Như vậy, lấy ví dụ tại quận Hoàn Kiếm, theo bảng giá đất mới do Hà Nội quy định, giá đất cao nhất là gần 188 triệu đồng/m2; giá đất thấp nhất thuộc quận Hà Đông, hơn 4,5 triệu đồng/m2.
Tăng như không
Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Hà Quang Hưng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản Bộ Xây dựng cho rằng, thị trường trong vòng 6 tháng đến hết năm 2020 sẽ không có nhiều biến động trên nền tảng khá ảm đạm của năm 2019.
Theo dự đoán của ông Hưng, nguồn cung nhà đất tại Hà Nội sẽ khá ổn định với mức giá chỉ tăng khoảng từ 1 - 2%, với TPHCM giá có thể tăng từ 4 - 5% do nguồn cung dự án mới giảm sút.
Trong khi đó, ý kiến của ông Trần Khánh Quang - Tổng Giám đốc Công ty Việt An Hòa - cho rằng, trong khoảng từ 6 tháng tới đến hết năm 2020 sẽ là giai đoạn khó khăn của thị trường. Trong đó, những nhà đầu tư vay vốn quá nhiều và tham gia vào nhiều danh mục bất động sản có thể phải ra hàng với mức giá thấp hơn từ 5 - 10% giá vốn để trả nợ.
Trên thực tế, vào cuối năm 2019 tại kỳ họp Quốc hội, các đại biểu đã thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, trong đó chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) tăng bình quân dưới mức 4%. Nếu so sánh tương quan chỉ số CPI mục tiêu năm 2020 với mức giá nhà đất theo dự báo thì coi như không tăng.
Không ảnh hưởng người dân
Khi quyết định thông qua bảng khung giá đất mới giai đoạn 2020 - 2024, UBND TP Hà Nội cho biết, để tránh tác động lớn đến các hoạt động của doanh nghiệp và người dân, Hà Nội chỉ đề xuất tăng giá đất giai đoạn 2020 - 2024 lên bình quân 15% thay vì mức 30% như tính toán ban đầu.
Trong tờ trình gửi HĐND, UBND TP Hà Nội cũng thừa nhận giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường cao hơn giá cùng vị trí quy định tại bảng giá đất. Tuy nhiên, không thể tăng bằng với giá thị trường bởi như vậy gây tác động rất lớn tới người dân và doanh nghiệp.
"Bảng giá mới phải từng bước đảm bảo sự cân đối về giá đất, góp phần bình ổn giá nói chung, đồng thời đảm bảo nguyên tắc tiếp cận dần với giá thị trường, cân đối giá giữa các vùng", tờ trình UBND TP Hà Nội nêu rõ.
Còn theo Cục Thuế TP Hà Nội, việc tăng giá đất 15% trong giai đoạn 5 năm tới làm tăng nguồn thu cho ngân sách khoảng 3.810 tỉ đồng từ các khoản thuế, phí, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất...
Với mức tăng này, sau năm 2022, mỗi hộ dân ở Hà Nội sẽ đóng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cao hơn hiện tại 45.000 đồng/năm. Tổng số tiền thuế Nhà nước thu thêm tăng khoảng 57 tỉ đồng nhưng không gây ảnh hưởng nhiều tới đời sống của người dân.
Xét trên yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp, ông Nguyễn Đình Thọ - Cục trưởng Cục Kinh tế và Phát triển quỹ đất, Tổng cục Quản lý đất đai mới đây trả lời báo chí khẳng định, khung giá đất này không được áp dụng tính tiền bồi thường trong các dự án Nhà nước thu hồi.
Theo ông Thọ, khung giá đất và bảng giá đất do Nhà nước ban hành không ảnh hưởng đến việc xác định giá đất cụ thể nên không gây thất thoát trong tính tiền sử dụng đất trong trường hợp giao đất, cho thuê đất, tính giá trị sử dụng đất trong sắp xếp, xử lý tài sản công.
Ông Thọ khẳng định: "Về nguyên tắc, khung giá đất và bảng giá đất sẽ không ảnh hưởng tới thị trường bất động sản trong thời gian tới. Việc tăng nghĩa vụ tài chính sẽ làm giảm đầu cơ đất đai. Mức tăng 20% áp dụng cho cả chu kỳ 5 năm chứ không chỉ 1 năm nên sẽ tác động không đáng kể tới thị trường".
Trong năm 2020, Ngân hàng Nhà nước siết mạnh cho vay bất động sản. Trong đó, đáng chú ý có việc ngân hàng này tăng cường siết mạnh với cho vay bất động sản khi chính thức đưa ra lộ trình giảm dần tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn. Cụ thể, từ 1/1/2020 - 30/9/2020 tỷ lệ này là 40%; 1/10/2020 - 30/9/2020 là 37%; 1/10/2021 - 30/9/2022 là 34% và kể từ 1/10/2022 sẽ giảm xuống còn 30%.
Đặc biệt, bên cạnh việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, Ngân hàng Nhà nước còn tăng hệ số rủi ro khi kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%. Điều này khiến thị trường bất động sản đầu năm 2020 được dự đoán là khá ảm đạm và nguồn cung bất động sản nhà ở sẽ giảm, đẩy giá nhà đất thị trường tăng dần theo thời gian.
Xuân Phú
Theo giaoducthoidai.vn
'Tác dụng phụ' tiềm tàng của chính sách tiền tệ siêu lỏng Tại cuộc họp tháng 12/2019, các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã nhấn mạnh những "tác dụng phụ" tiềm tàng của chính sách tiền tệ siêu lỏng. Trụ sở Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tại Frankfurt am Main (Đức). (Nguồn: Reuters) Trong thông báo đăng tải trên trang web chính thức, ECB cho...