Bất động sản Cam Ranh bước vào chu kỳ bứt tốc
Thị trường bất động sản Cam Ranh bước vào chu kỳ bứt tốc nhờ sức bật của quy hoạch, hạ tầng cũng như sự hồi phục của du lịch.
Cam Ranh – điểm sáng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng 2022
Khảo sát trên các nền tảng bán nhà trực tuyến, giá bất động sản Cam Ranh hiện nay dao động ở mức 45-50 triệu/m2 đối với căn hộ mặt biển và từ 90-100 triệu/m2 đối với loại hình biệt thự.
Với mặt bằng giá này, so với các thị trường ven biển như Nha Trang, Quy Nhơn, bất động sản Cam Ranh đang ở mức tương đối mềm. Tại Nha Trang, giá bất động sản trung bình vào khoảng 80-90 triệu/m2 đối với căn hộ mặt biển, các biệt thự mặt biển ghi nhận mức giá lên tới 500-600 triệu/m2. Còn ở Quy Nhơn, một thị trường tương đối mới cũng ghi nhận mức giá căn hộ mặt biển khoảng 56 triệu/m2, biệt thự mặt biển giá từ 250-300 triệu/m2. Nhờ đó, bất động sản Cam Ranh nhanh chóng lọt vào tầm ngắm với kỳ vọng tăng giá mạnh mẽ.
Cùng với lợi thế về giá, bất động sản Cam Ranh còn được trợ lực bởi hạ tầng, quy hoạch và du lịch. Với 21.000 tỷ đồng giai đoạn 2021-2025 tập trung cho xây dựng hạ tầng và phục hồi kinh tế, hệ thống hạ tầng giao thông không – thuỷ – bộ tại Cam Ranh được khớp nối và hoàn thiện.
Đầu tháng 6 vừa qua, đường bay Cam Ranh – Singapore được khai trương, hàng triệu du khách quốc tế sẽ đến Cam Ranh trong tương lai gần, mục tiêu đón 45 triệu hành khách một năm vào năm 2050.
Du lịch tăng trưởng ổn định là một trong những động lực giúp bất động sản Cam Ranh tăng tốc. (Ảnh được chụp tại phố đi bộ dự án The Arena, do CĐT cung cấp)
Theo thống kê, riêng 5 tháng đầu năm 2022, tổng lượt khách lưu trú đến Khánh Hòa ước đạt gần 700.000 lượt, tăng gần 58% so với cùng kỳ, doanh thu đạt gần 3.900 tỷ đồng, tăng 218%.
Video đang HOT
Lợi thế thuộc về sản phẩm có thể sớm khai thác kinh doanh
Tín hiệu tích cực về quy hoạch hạ tầng cùng sự tăng tốc của du lịch đã thúc đẩy thị trường bất động sản Cam Ranh trở nên sôi động. Hiện trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà đã có 26 dự án du lịch nghỉ dưỡng đã triển khai với hơn 12.100 căn hộ du lịch và hơn 2.580 biệt thự du lịch (đặc biệt là Khu du lịch bán đảo Cam Ranh). Trong đó các sản phẩm có pháp lý hoàn chỉnh, đã hiện hữu, mang đến mô hình nghỉ dưỡng mới, sớm đi vào vận hành chiếm ưu thế, nhằm đón chân sóng phát triển của bất động sản tại địa phương.
Sẵn sàng vận hành đúng thời điểm tâm lý du lịch bùng nổ và khởi sắc trở lại, kéo theo tương lai tươi sáng cho dòng tiền của nhà đầu tư, The Arena là dự án duy nhất tại Cam Ranh có thể đi vào vận hành giai đoạn 2022-2023. Chính vì thế, nhà đầu tư ngay khi nhận bàn giao có thể khai thác kinh doanh, đón hàng triệu lượt khách đến Khánh Hòa nghỉ dưỡng ngay dịp hè này. Diện mạo dự án thay đổi từng ngày, đẩy nhanh tiến độ bàn giao, hoàn thiện cảnh quan, khuôn viên, phát triển thêm các tiện ích nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trú dài ngày của du khách, thổi bừng sức sống cho khu vực Bãi Dài.
The Arena hấp dẫn nhà đầu tư nhờ lợi thế về vốn
Mang đến cơ hội đầu tư hấp dẫn chỉ từ 400 triệu đồng, nhận bàn giao ngay căn hộ và sớm đưa vào khai thác sinh lời, The Arena trở thành lựa chọn phù hợp với đa dạng đối tượng khách hàng. Đặc biệt, dự án có đầy đủ giấy tờ pháp lý, được quản lý bởi Tập đoàn AHS – đơn vị nhiều kinh nghiệm sẽ giúp đảm bảo khả năng vận hành, đảm bảo tỷ lệ lấp đầy phòng luôn ở mức cao quanh năm, mang lại lợi ích đầu tư cho khách hàng, khả năng xoay vòng vốn và sinh lời cao.
Yếu tố gia tăng sức hút cho The Arena còn bởi loại hình sản phẩm hấp dẫn: Homeliday 5.0 đã hoàn thiện. Dự án sở hữu các lợi thế: vị trí phù hợp nghỉ dưỡng, gần giao lộ/ sân bay/ bến cảng quốc tế, di chuyển thuận tiện, thời gian di chuyển nhanh, cho tới thiết kế đẳng cấp, nằm trong khu vực được quy hoạch, xây dựng bài bản, đa dạng tiện ích… gia chủ tận hưởng không gian sống – nghỉ dưỡng “hai trong một” trọn vẹn suốt bốn mùa trong năm.
Nhiều hoạt động cộng đồng sôi động được tổ chức tại The Arena, mang đến sức sống mới cho khu vực Bãi Dài. Ảnh sự kiện The Arena mới diễn ra ngày 19/6 vừa qua. (Ảnh Chủ đầu tư cung cấp)
Lựa chọn dòng sản phẩm Homeliday hoàn thiện còn giúp nhà đầu tư sở hữu bất động sản mặt biển với mức giá hấp dẫn, không bị ảnh hưởng bởi bão giá nguyên vật liệu. Theo tính toán, các dự án nhà ở hình thành trong tương lai đang chịu áp lực tăng giá lớn do yếu tố đầu vào tăng, chỉ riêng giá thép xây dựng tăng khoảng 40% thì giá nhà đã tăng đáng kể. Bên cạnh đó, mức lãi suất ngân hàng thấp cũng là lực đẩy giúp nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận khi lựa chọn dòng sản phẩm này.
Homeliday 5.0 The Arena với lợi thế căn hộ mặt biển đã hoàn thiện, sẵn sàng vận hành vào tháng 8/2022, khu nghỉ dưỡng được kỳ vọng mang đến một màu sắc mới kết hợp giữa ở, nghỉ dưỡng, lễ hội và vui chơi giải trí tầm cỡ. Thông qua tổ hợp giải trí, nghệ thuật quy mô, The Arena mang đến “6 kỳ nghỉ, 1 điểm đến”, nơi hội tụ giữa kỳ quan lễ hội với di sản thời đại, hứa hẹn thu hút khách du lịch đến trải nghiệm cùng cơ hội sinh lời hấp dẫn cho nhà đầu tư thức thời.
Thông tin liên hệ:
Đơn vị phát triển kinh doanh: An Bình Invest
Đại lý bán hàng:
MLand Miền Bắc – Hotline: 0899 55 66 86
Nguyên Đà Group – Hotline: 0968 54 65 86
An Vượng Land – Hotline: 0976 18 22 55
Cenland – Hotline: 0983 93 03 60
Mai Việt Land – Hotline: 0966 40 84 94
G.Empire – Hotline: 0915 45 23 68
Website: http://thearena.vn/
Dòng tiền cho vay bất động sản tập trung vào phân khúc cá nhân
Mặc dù dư nợ tín dụng bất động sản (BĐS) tăng trưởng mạnh trong các năm qua nhưng phần lớn chảy vào cá nhân mua nhà, trong khi các khoản rót vốn cho chủ đầu tư dự án lại bị thu hẹp.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến ngày 31/3/2022, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS đạt 783.942 tỷ đồng, tăng khoảng 84.000 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2021 (tương ứng mức tăng 12%). Trong đó, tỷ trọng cho vay kinh doanh bất động sản chiếm khoảng 7% tổng dư nợ tín dụng. Đây là mức đã được duy trì từ cuối năm ngoái đến nay và được đánh giá là an toàn.
Tín dụng bất động sản sẽ hạn chế vay đầu cơ, đầu tư mà tập trung vào những khách hàng cá nhân có nhu cầu mua nhà ở thật.
Theo các ngân hàng, tỷ lệ cho vay BĐS tuy có cao nhưng vẫn trong mức cho phép. Hầu hết, các nguồn vốn vay này đều đi vào nhu cầu mua nhà thật nên rủi ro nợ xấu ngân hàng không cao. Cụ thể, tại ngân hàng ABBank, tỷ lệ cho vay BĐS của ngân hàng chỉ khoảng 6%, cho mua nhà ở khoảng 17%; nợ xấu liên quan đến BĐS và xây dựng cũng ở mức 0,1-0,15%.
Tương tự, tại ngân hàng Sacombank, dư nợ cho vay BĐS chiếm khoảng 22% tổng dư nợ. Trong đó, cho vay người dân xây, sửa nhà chiếm đến 60%; cho vay doanh nghiệp BĐS chỉ chiếm khoảng 20%, tương đương khoảng 30.000 tỷ đồng, rất nhỏ so với tổng dư nợ gần 400.000 tỷ đồng của Sacombank.
Với OCB, tính đến cuối năm 2021, tổng dư nợ bất động sản cả kinh doanh và tiêu dùng, mua nhà ở là 32%, trong đó 72% là cho vay để mua nhà, 9% cho vay liên quan đến các dự án bất động sản. Theo ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc ngân hàng OCB, bản chất các dự án bất động sản mà OCB cho vay phần lớn là các dự án của đối tác, muốn tạo nguồn hàng để tiếp tục cho vay bán lẻ. Chiến lược của OCB là tập trung cho khách hàng cá nhân vay mua nhà có giá tầm trung khoảng 1 - 2 tỷ đồng.
Nhiều ngân hàng cho biết, sở dĩ dư nợ tín dụng phần lớn tập trung vào cá nhân là do NHNN đang siết vốn vay các dự án đầu cơ vì nhiều rủi ro và tránh nợ xấu cao, nhất là trong thời điểm nền kinh tế trải qua 2 năm ảnh hưởng dịch COVID-19, nhưng khuyến khích đối với tín dụng cho cá nhân vay mua nhà, nhất là đối với những người có thu nhập trung bình. Đây là phân khúc lâu nay nhiều ngân hàng "đang bỏ quên" nay sẽ là tiềm năng trong tương lai.
NHNN hiện đã giảm dần tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn và nâng hệ số rủi ro. Cụ thể, từ ngày 1/10/2021 đến 30/9/2022, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn giảm về 37%; từ ngày 1/10/2022 đến 30/9/2023 còn 34% và giảm xuống 30% từ ngày 1/10/2023. Bên cạnh đó, từ ngày 1/1/2020, hệ số rủi ro với các khoản vay bất động sản tăng từ mức 150% lên 200%. NHNN cũng áp dụng hệ số rủi ro từ 50% đến 150% đối với các khoản cho vay cá nhân phục vụ nhu cầu mua nhà dưới 4 tỷ đồng.
Xét về con số tuyệt đối, các ngân hàng vẫn có dư địa cho bất động sản, bởi tổng dư nợ tín dụng tính đến cuối năm 2021 vào khoảng 10,44 triệu tỷ đồng, trong đó tín dụng bất động sản chiếm 20%, tương đương 2,09 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, theo kế hoạch của NHNN, tỷ trọng tín dụng bất động sản năm 2022 vẫn giữ nguyên 20%, tương ứng 2,38 triệu tỷ đồng, tăng gần 300.000 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2021, nhưng chủ yếu cho cá nhân vay mua nhà.
Ông Phạm Lâm, Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, việc hạn chế hoặc ngừng cho vay mua bất động sản của một số ngân hàng đến từ tình trạng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực này tới ngưỡng, cần siết lại. Tuy nhiên, bất động sản vẫn là lĩnh vực đem lại lợi nhuận nhờ nhu cầu của thị trường lớn, lãi suất cho vay cao nên ngân hàng không thể bỏ qua.
Ông Lâm đưa ra khuyến nghị rằng, các ngân hàng sẽ siết tín dụng bất động sản một cách chọn lọc, không nên khóa van tín dụng bất động sản. Trường hợp tín dụng bị khoá đột ngột, nhiều dự án dở dang sẽ gặp trở ngại trong thanh khoản, doanh nghiệp không trả được nợ vay, ngân hàng lại đối diện với nguy cơ nợ xấu và phải mất nhiều năm mới xử lý được.
Tuy nhiên, theo NHNN, việc kiểm soát tín dụng trên nhằm hạn chế vào những phân khúc đầu cơ, những dự án rủi ro lớn... Với những hồ sơ có nhu cầu vay vốn chính đáng về nhu cầu ở, mua nhà ở xã hội, các hợp đồng vay đúng chuẩn, đúng quy định vẫn được xét duyệt cho vay.
Sẽ có tuyến bus điện VinFast tại các khu nhà ở xã hội Vinhomes Theo Vinhomes, do các dự án nằm ở vùng ven nên Vinhomes sẽ triển khai tuyến bus điện VinFast kết nối khu nhà ở xã hội với các nút giao thông quan trọng. Thông tin này được ông Phạm Thiếu Hoa, Chủ tịch Vinhomes tiết lộ. Theo ông Hoa: "Do các dự án nằm ở vùng ven nên chúng tôi sẽ triển khai...