‘Bắt đền’ nhà trường vì con học lớp 5 vẫn không biết đọc
Bức xúc trước việc con mình đã học đến lớp 5 mà không biết đọc, cũng chẳng biết viết, gia đình chị Nguyễn Thị Vinh (Bắc Giang) dự định “bắt đền” nhà trường.
Học 5 năm, không viết được họ tên
Sau 15 phút xoay đi, xoay lại nhiều lần cuốn Tiếng Việt lớp 5, Nguyễn Văn Vịnh, thôn Nghĩa An, xã Nghĩa Phương (lớp 5B, Trường Tiểu học Nghĩa Phương I) quay sang nhìn mọi người rồi lắc đầu: “Con không đọc được”. Tôi đưa bút bảo em viết họ tên, lớp và trường của mình. Lại mất từng ấy thời gian, Vịnh cũng chỉ viết đúng chữ “Vịnh” và “5B”, còn phần họ, tên đệm, lớp và trường… em viết nguệch ngoạc không ra chữ gì. Mẹ em đọc tên ông, bà, anh chị trong gia đình… Vịnh đều cắn bút.
Sau 15 phút cố gắng, Vịnh không đọc được một chữ nào trong quyển Tiếng Việt lớp 5.
“Cháu học đến lớp 5 mà không biết đọc, biết viết. Gia đình tôi rất buồn và thắc mắc tại sao học sinh không biết chữ mà nhà trường vẫn cho lên lớp. Nếu các thầy, cô giáo nghiêm khắc hơn thì cháu không đến nỗi thế này”- Chị Nguyễn Thị Vinh, thôn Nghĩa An, xã Nghĩa Phương (mẹ Vịnh) nói.
Chị Vinh còn cho biết, một số học sinh trong thôn học chung lớp với Vịnh cũng không biết đọc, biết viết; nhiều cháu đọc, viết rất kém nhưng vẫn lên lớp đều đều. trong số đó có Vịnh. Chúng tôi đã gặp học sinh lớp 4, lớp 5 ở thôn Nghĩa An thì đúng như thông tin chị Vinh cho biết, đa số các cháu đều đọc và viết rất kém. Có cháu ngoài tên mình ra không biết viết chữ gì khác.
Sản phẩm của Vịnh sau 15 phút viết.
Video đang HOT
“Gia đình tôi định bắt đền nhà trường theo hai hướng, một là dạy cháu biết đọc, biết viết; hai là phải trả gia đình 50 triệu đồng, trong đó 2 triệu đồng tiền đóng học trong 4 năm và 48 triệu đồng nuôi dạy cháu”- Chị Vinh quả quyết.
Cần lớp học chuyên biệt
Bí thư chi bộ thôn Nghĩa An Nguyễn Văn Hưng và một số người dân trong thôn xác nhận có một vài học sinh lớp 4, lớp 5 không biết đọc, biết viết, trong đó có cháu Nguyễn Văn Vịnh. Tuy nhiên nhiều người cho rằng chị Vinh đổ hết lỗi cho nhà trường là thiếu khách quan, gia đình chị cũng phải chịu trách nhiệm về việc này.
Ông Lưu Đức Sóc, người cùng thôn cho rằng: “Vịnh là đứa trẻ hiếu động, nghịch và hay quên. Vợ, chồng chị Vinh cũng bỏ bê dạy con, nên cháu học trước quên sau”. Điều này cũng được gia đình chị Vinh thừa nhận: “Do phải đi làm xa nhà nên ít khi vợ chồng tôi dạy Vịnh học”.
Đề cập đến tình trạng học sinh lớp 4, lớp 5 không biết đọc, biết viết, thầy Thân Văn Lăng, hiệu trưởng trường tiểu học Nghĩa Phương I cho biết, trường hiện có 6 học sinh có vấn đề về trí tuệ đang theo học diện hòa nhập cộng đồng là: Nguyễn Văn Vịnh, Nguyễn Thị Nhật Lệ, Hoàng Văn Xuân, Nguyễn Văn Phượng, Dương Thị Thùy (lớp 5) và Nguyễn Thị Huế (lớp 4). Những em này đều đọc, viết rất chậm, trong đó Nguyễn Văn Vịnh và Nguyễn Thị Nhật Lệ không biết đọc, viết.
Nhà trường đã cử nhiều thầy cô dạy giỏi đến kèm, nhưng các em vẫn không có tiến bộ, nhớ được vài hôm lại quên kiến thức. Nhà trường đang tích cực phối hợp với gia đình để rèn dạy các em. “Cần có lớp chuyên biệt cho những học sinh thuộc diện này để bảo đảm chính sách, đồng thời giúp các em hòa nhập cộng đồng. Nhà trường đã đề nghị việc này lên cấp trên xem xét”- Thầy Lăng cho hay.
Trả lời câu hỏi tại sao các em không biết đọc, biết viết vẫn được lên lớp, thầy hiệu trưởng cho rằng vì sợ để ở lại lớp, chênh lệch độ tuổi không hòa nhập được, học sinh lớn tuổi bắt nạt bạn ít tuổi, gây phức tạp trong nhà trường!?
Qua sự việc này đề nghị ban giám hiệu trường tiểu học Nghĩa Phương I sớm rà soát chất lượng học sinh, bố trí lớp học phù hợp giúp các em hòa nhập cộng đồng.
Theo Thanh Hải/Báo Bắc Giang
Chủ biên sách lớp 5 giải thích chuyện dạy phụ nữ có thai
Phụ huynh lo lắng khi con phải học thuộc nội dung kiến thức phụ nữ có thai nên làm gì trong sách Khoa học lớp 5.
Lớp 5 phải học thuộc lòng về phụ nữ có thai
Chẳng lẽ cháu không thuộc, cô giáo sẽ ghi lời phê: "Em không hiểu biết gì về phụ nữ có thai sao?"!
Đứng trước ngay bài học "Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe" là bài học về trứng và tinh trùng.
Bà Bùi Phương Nga - chủ biên cuốn sách Khoa học lớp 5 hiện hành cho biết: Không ít nội dung trong sách dạy về sức khỏe sinh sản cho trẻ tiểu học khi đưa vào SGK cũng nhận luồng ý kiến trái chiều.
Theo bà Nga: "Có người nói quá sớm. Có người lại mong SGK đề cập vấn đề này sớm và kỹ hơn. Trên quan điểm của nhà giáo dục, chúng tôi xuất phát quyền lợi các cháu. Trước khi viết sách, từ những năm 1995 đến 1997, chúng tôi đã làm điều tra rất kỹ. Kết quả là không ít em độ tuổi nhỏ đã phát dục sớm, hiện tượng các em trai em gái bị lạm dụng tình dục không phải ít. Vì vậy, nếu dạy càng sớm cho trẻ các kiến thức này càng tốt".
Nội dung cuốn sách được viết ở mức độ vừa phải, mang tính khoa học. Sách cũng được các chuyên gia của nhiều nước như Nhật Bản đánh giá cao.
"Khi thí điểm dạy ở các lớp, học sinh rất hứng thú. Có em nói phải khuyên bố về nhà làm giúp mẹ hơn, giúp mẹ gánh nước hay làm việc nặng. Ở những khu vực miền núi, điều này càng có ý nghĩa khi nhiều ông bố bà mẹ kiến thức chăm sóc bà bầu thấp. Trẻ được dạy kiến thức này chúng tôi luôn dặn giáo viên nói các em về nhà trò chuyện với bố mẹ giúp đỡ người có thai" - bà Nga chia sẻ.
Về bài học cung cấp kiến thức chăm sóc mẹ và em bé với nội dung Phụ nữ có thai nên làm gì?, bà Nga cho rằng: "Đây là việc tốt. Với các cháu, chuyện mẹ có bầu bé rất quan tâm, tò mò. Trong sách giáo viên, chúng tôi chỉ yêu cầu giáo viên dạy cho các em hiểu vấn đề là được".
Là chủ biên, nhưng bản thân bà Nga cũng tâm sự rất đau lòng khi chính kiến thức mình viết ra, cháu ở nhà đi học cô vẫn bắt học thuộc.
"Sâu xa trong những bài học chăm sóc phụ nữ, trẻ em như vậy còn là nội dung chống bạo hành phụ nữ. Với các em trai khi được tiếp thu các kiến thức này từ nhỏ sẽ hình thành ý thức tôn trọng, biết chăm sóc và yêu thương mọi người, đặc biệt là người mẹ, người vợ sau này" - bà Nga phân tích.
Tới đây, bà Nga lấy một ví dụ: "Vừa hôm qua tôi, khi tôi đến nói chuyện giáo dục sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho học trò lớp 8. Không ít em trai hỏi các vấn đề mà nếu tiểu học các em được dạy cẩn thận tự các em đã có thể giải đáp được.
Lớp 5 các em đã được học giữ vệ sinh cơ quan sinh dục cụ thể nhưng không ít bạn vẫn hỏi làm thế nào vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, không viêm nhiễm. Có em hỏi bây giờ trông thấy phụ nữ hay các bạn gái cái của con lên có làm sao không?".
Bà Nga cho rằng: "Dạy cho trẻ các vấn đề này khi các em đã có cảm xúc thì hơi muộn. Nếu dạy sớm thì các em tiếp nhận một cách tự nhiên, biết để đón trước vấn đề một cách chủ động là hết sức cần thiết".
Trò ít nói chuyện ấy với phụ huynh
Khảo sát "Hành vi và thái độ tuổi teen đô thị" của công ty nghiên cứu thị trường TITA thực hiện tại TPHCM và Hà Nội vào tháng 6/2014 chỉ ra, gần 50% học sinh (HS) mặc dù đã vào tuổi dậy thì nhưng vẫn chưa được hướng dẫn các kiến thức liên quan đến sức khỏe tính.
Các em chủ yếu nói chuyện với cha mẹ về chủ đề học hành (70%), tình bạn (41%). Còn các chủ đề "nhạy cảm" hơn như tình yêu, quan hệ tình dục, các em "bưng bít" cha mẹ. Chủ đề về tình yêu, các em đề cập với phụ huynh chỉ 5%, quan hệ tình dục 3%... Các chủ đề này các em có xu hướng tâm sự với bạn bè hoặc im lặng.
Theo Văn Chung/Vietnamnet
Đáp án đề Văn bất ngờ của học sinh lớp 5 Những câu ca dao, tục ngữ khá quen thuộc đã được các học sinh lớp 5 thi tuyển vào trường Lương Thế Vinh biến thể rất sáng tạo khiến thầy Văn Như Cương cũng phải bất ngờ. Sáng 11/6, các học sinh lớp 5 đăng ký vào lớp 6 trường Lương Thế Vinh đã trải qua hai bài kiểm tra Toán, Ngữ văn....