Bắt đầu công bố điểm chuẩn đánh giá năng lực và xét học bạ vào đại học
Các trường đại học đã bắt đầu công bố điểm chuẩn trúng tuyển bằng phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực và điểm học bạ THPT trong mùa tuyển sinh năm 2021.
Nhiều thí sinh sớm biết cơ hội trúng tuyển đại học khi đăng ký xét tuyển bằng phương thức học bạ và điểm thi đánh giá năng lực. Ảnh: GDU
Hội đồng tuyển sinh của Trường Đại học Văn Lang vừa chính thức công bố điểm chuẩn theo phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực năm 2021 do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức và xét học bạ.
Theo đó, ngành có điểm chuẩn cao nhất là Răng-Hàm-Mặt và Dược học với 750 điểm (theo thang điểm 1.200), ngành Điều dưỡng và Kỹ thuật xét nghiệm y học là 700 điểm. Các ngành còn lại là 650 điểm.
Mức điểm này dành cho thí sinh là học sinh phổ thông khu vực 3 (không ưu tiên đối tượng – khu vực).
Với thí sinh thuộc diện được hưởng điểm ưu tiên đối tượng – khu vực, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 40 điểm, giữa hai khu vực kế tiếp là 10 điểm.
Nhà trường cũng lưu ý, đối với nhóm ngành Sức khỏe, ngoài đạt điểm chuẩn tuyển sinh, thí sinh phải đảm bảo điều kiện về học lực theo quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.
Đối với tuyển sinh theo phương thức xét học bạ, điểm chuẩn của trường là từ 18 đến 24 điểm, tuỳ từng ngành.
Video đang HOT
Điểm chuẩn xét học bạ của Trường Đại học Văn Lang.
Tương tự, theo công bố của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành về điểm chuẩn ở phương thức này của các ngành, cao điểm nhất cũng là ngành Y khoa với 650 điểm, Dược là 570 điểm, các ngành còn lại là 550 điểm.
Điểm chuẩn học bạ của trường này cũng có nhiều mức từ 6 đến 8,3 điểm.
Trong khi đó, Trường Đại học Gia Định công bố kết quả xét tuyển học bạ đợt 2 (1.4 – 28.4). Nhà trường xét kết quả điểm trung bình trung học bạ THPT lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12 đạt từ 5,5 điểm trở lên. Xét điểm Kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức, mức điểm nhận hồ sơ từ 600 điểm trở lên.
Có nên học ngành du lịch khi dịch Covid-19 còn phức tạp?
Khi hết dịch Covid-19, ngành du lịch sẽ đứng trước một hiện thực tàn khốc là khủng hoảng nhân sự. Bởi nhiều nhân sự không kiên trì nổi qua giai đoạn khó khăn, phải bỏ nghề, đổi nghề.
Những ngày này, khi Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch, nhiều sinh viên đang theo học ngành này rất dao động tâm lý vì sau khi tốt nghiệp sẽ rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp dài hạn.
Trên một diễn đàn sinh viên, bạn Linh An đang học năm 2 ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại một trường đại học tư thục lo lắng: "Hơn 1 năm nữa là ra trường rồi, khi đó dù Covid-19 đã hết thì có rất nhiều anh chị giỏi nghề đang thất nghiệp cũng đi tìm việc, không biết còn chỗ làm cho mình hay không?".
Chia sẻ của Linh An thu hút khá nhiều bình luận đồng tình của các sinh viên học ngành này. Nhiều học sinh cuối cấp 3 đã đăng ký nguyện vọng tuyển sinh 2021 vào ngành du lịch cũng bình luận cùng lo ngại như trên.
Do ảnh hưởng bởi Covid-19, ngành du lịch liên tục rơi vào tình thế khó khăn, những tour khám phá TPHCM như thế này giờ toàn dành cho khách trong nước. (ảnh: Phạm Nguyễn)
Trao đổi trong một buổi giao lưu trực tuyến hướng nghiệp của trường đại học Nguyễn Tất Thành, tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM cho biết, hiện tỷ lệ thí sinh tham gia xét tuyển cao đẳng - đại học năm 2021 đăng ký chọn ngành du lịch vẫn khá đông.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa cũng chia sẻ thống kê đăng ký xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2017 - 2020 cho thấy, xu thế đăng ký xét tuyển vào các trường gần như không hề thay đổi. Mặc dù năm 2020 đã chịu tác động rất lớn của dịch Covid.
Cụ thể, 2 nhóm ngành đăng ký nhiều nhất vẫn là Kinh doanh - quản lý - pháp luật (chiếm tỷ lệ 33% tổng số lượng nguyện vọng) và Du lịch - khách sạn - nhà hàng (chiếm tỷ lệ 30%).
Nói về vấn đề này, chuyên gia Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Đào tạo và Phát triển nhân lực Việt Nam cho rằng: "Chọn học ngành du lịch là hoàn toàn đúng đắn. Bởi khi Covid-19 kết thúc, ngành du lịch sẽ đối mặt với hiện thực hết sức tàn khốc là thiếu trầm trọng nguồn nhân lực".
"Nguyên do là ngành du lịch đang bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch Covid-19. Khi tình trạng này kéo dài, nhiều nhân sự không kiên trì, đeo bám nổi, chán nản, bỏ nghề, đi làm nghề khác... Dù khi hết dịch, họ cũng đã có thu nhập ổn định từ nghề mới, sẽ khó lựa chọn quay lại nghề cũ", ông Tuấn cho biết thêm.
Theo các chuyên gia, khi ngành du lịch phục hồi sau dịch, nhu cầu nhân sự ngành này sẽ rất lớn. (ảnh: Phạm Nguyễn)
Ngoài ra, ông Trần Anh Tuấn cũng cho là hiện ngành du lịch vẫn cần một lực lượng nhân lực mới cập nhật xu hướng công nghệ và kết nối du lịch mà hiện chúng ta còn đang thiếu.
Theo báo cáo Xu hướng du lịch Việt Nam 2021 do Outbox Consulting thực hiện, việc sử dụng công nghệ số trong du lịch đã được thực hiện từ nhiều năm nay. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 thì công nghệ đang áp dụng vào du lịch mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Hình thức du lịch trực tuyến, khám phá các điểm đến trên thế giới bằng công nghệ thực tế ảo đã trở nên phổ biến. Du khách dùng internet và các diễn đàn review điểm đến để lựa chọn dịch vụ du lịch hợp lý...
Những thay đổi này đòi hỏi ngành du lịch cần có nguồn nhân sự mới được đào tạo kỹ năng hiện đại, liên tục thay đổi theo sự phát triển của công nghệ và truyền thông. Do đó, nhân lực mới với kỹ năng mới cho ngành luôn là yêu cầu bức thiết.
Cuối cùng, theo ông Trần Anh Tuấn, thời điểm này mới bắt đầu học thì phải 3 - 4 năm nữa sinh viên mới tốt nghiệp. Ông nói: "Khi đó, dịch Covid-19 đã được kiểm soát và dĩ nhiên là ngành du lịch phục hồi, sẽ bùng nổ nhu cầu nhân sự đến đáp ứng sự phát triển ngành này".
"Các bạn khi chọn nghề phải có tầm nhìn hơi xa một chút, nhu cầu dài hạn trong 5 năm tới, thậm chí là 10 năm tới. Phát triển ngành du lịch là chiến lược phát triển kinh tế quốc gia nên chắc chắn thời gian tới sẽ càng phát triển, nhu cầu nhân lực sẽ ngày càng cao", ông Tuấn khẳng định.
Các chuyên gia nhân lực đều cho rằng, khi đẩy lùi được Covid-19, ngành du lịch sẽ rơi vào khủng hoảng thiếu nhân lực. (ảnh: Phạm Nguyễn)
Ông Trần Anh Tuấn cũng nhấn mạnh hướng phát triển nghề nghiệp của ngành này rất rộng: "Học ngành du lịch không chỉ là làm hướng dẫn viên du lịch, dẫn tour... mà còn có quản trị nhân sự, quản lý nhà hàng, quản lý khách sạn, bếp, pha chế... Thậm chí, hiện nay còn ứng dụng công nghệ vào du lịch phát sinh nghề mới như blogger du lịch, review điểm đến... Có thể nói là ngành này rất rộng, cơ hội việc làm rất nhiều, quan trọng là ở khả năng thích ứng của các em".
ĐH Thái Bình Dương dành 400 chỉ tiêu xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 Bên cạnh 600 chỉ tiêu của phương thức xét tuyển học bạ, trường Đại học Thái Bình Dương (mã trường TBD) tại Nha Trang dành 400 chỉ tiêu tuyển sinh theo phương thức xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. Sinh viên đọc sách tại thư viện Trường ĐH Thái Bình Dương. Theo đó, thời gian xét tuyển, lệ phí...