Bắt đầu cho con đi học, bà mẹ lo lắng khi phát hiện ra điều tế nhị ở nhà vệ sinh của trường
Một phụ huynh ở Trung Quốc đã tỏ ra lo lắng khi cho con gái 3 tuổi đi học mẫu giáo. Bà mẹ đã phát hiện ra điều tế nhị ở lớp học của con gái mà ở trường mẫu giáo nào cũng có.
Cô Xiao Bing ở Trung Quốc có con gái 3 tuổi và đang chọn trường để con đi học. Sau khi đến thăm một số trường mẫu giáo, cô Xiao Bing đã phát hiện ra một vấn đề không quá lớn nhưng lại rất tế nhị. Đó là, nhiều nhà vệ sinh mẫu giáo không tách riêng bé trai và bé gái. Khi đem thắc mắc này hỏi giáo viên thì cô đã nhận được câu trả lời như sau:
Thúc đẩy khái niệm bình đẳng giới
Thực tế cho thấy, đa phần các nhà trẻ không có nhà vệ sinh riêng cho bé trai và bé gái. Việc cố tình hợp nhất nhà vệ sinh mục đích là để thúc đẩy khái niệm bình đẳng giữa nam và nữ, giúp trẻ phát triển tốt hơn mà không bị giới hạn về giới tính.
Việc cố tình hợp nhất nhà vệ sinh mục đích là để thúc đẩy khái niệm bình đẳng giữa nam và nữ.
Tạo điều kiện cho giáo viên chăm sóc
Trẻ đi học mẫu giáo thì rõ ràng khả năng tự chăm sóc chưa tốt. Nếu không dùng chung nhà vệ sinh, ít nhất phải có hai giáo viên phụ trách. Trong khi đó, nếu sử dụng nhà vệ sinh chung, giáo viên có thể chăm sóc chúng cùng một lúc và cho trẻ đi vệ sinh theo thứ tự.
Mặt khác, việc không tách riêng nhà vệ sinh cũng là để tiết kiệm không gian và tiền bạc khi một số trường mẫu giáo có không gian lớp học hạn chế và họ còn phải thiết lập các khu chức năng cho trẻ em chơi, ăn…
Video đang HOT
Nếu sử dụng nhà vệ sinh chung, giáo viên có thể chăm sóc trẻ cùng một lúc và cho trẻ đi vệ sinh theo thứ tự.
Thông thường khi chứng kiến việc này, nhiều cha mẹ sẽ lo lắng về sự phát triển tính cách của con mình. Nhất là khi trẻ em đã có nhận thức về giới tính sau khi 3 tuổi. Nhưng thực tế, để tránh những điều tế nhị xảy ra, các giáo viên cũng có cách xử lý của riêng mình. Ví dụ như, giáo viên sẽ để trẻ xếp hàng riêng, để bé gái đi trước và các bé trai đợi bên ngoài đi sau.
Và điều quan trọng khi cho con đi mẫu giáo chính là việc cha mẹ nên huấn luyện con thành thạo các kỹ năng để có thể tự vệ sinh cá nhân bất kể trong môi trường nào. Việc nhấn mạnh để trẻ hiểu đây là nhiệm vụ cần thực hiện sẽ giúp trẻ chủ động trong vấn đề vệ sinh khi đến lớp, tránh làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Cách hướng dẫn bé đi nhà trẻ tự vệ sinh
Việc bé tự đi vệ sinh và biết cách vệ sinh sau khi dùng toilet sẽ giúp bé chủ động khi đi lớp và các cô cũng đỡ vất vả hơn trong việc chăm sóc các bé. Tốt nhất, trước khi con đi mẫu giáo, bố mẹ nên dạy con tự chủ trong khi đi vệ sinh.
Việc dạy bé tự vệ sinh cần phân theo nhiều gia đoạn tùy lứa tuổi. Song đối với bé đi mẫu giáo, để con học được cách vệ sinh sau mỗi lần đi bô hay đi toilet, bố mẹ cần làm mẫu cho trẻ đến khi bé có thể tự thực hiện việc này.
Đối với bé gái, hãy hướng dẫn con lau từ phía trước ra phía sau để tránh các vi khuẩn từ phân và hậu môn xâm nhập vào âm đạo. Còn với bé trai, hãy dạy con cách vẩy nhẹ “cậu bé” sau khi đi tiểu tiện để tránh nước tiểu còn đọng lại. Bố mẹ cũng nên nhớ dặn con rửa tay sạch sẽ sau mỗi lần đi vệ sinh để tránh lây lan vi khuẩn.
Bố mẹ cũng cần hiểu rằng rèn cho con thói quen đi vệ sinh là giúp con hình thành khả năng kiểm soát cơ thể tự chủ. Do đó, đòi hỏi sự kiên nhẫn, bố mẹ không thể vội, tránh la mắng khi bé mắc lỗi làm ảnh hưởng đến tinh thần của con.
Theo Helino
Xe đưa đón học sinh tại Úc qua lời kể của ông bố Việt: Quy định nghiêm ngặt, đặc biệt là vấn đề an toàn cho học sinh
Ông bố trẻ Phạm Anh Tuấn, 36 tuổi, sống tại thành phố Perth, có hai con học mẫu giáo và lớp 3 trường Como primary school chia sẻ về dịch vụ đưa đón học sinh tại Tây Úc.
Mấy hôm nay chăm chú theo dõi tin tức liên quan tới sự kiện đau buồn của học sinh lớp 1 trường Gateway ở quê nhà mà trong lòng thực sự xót xa. Trước giờ thực sự tôi cũng như gia đình vẫn suy nghĩ vô cùng đơn giản về việc cho con đi lại bằng xe buýt nhà trường tại Việt Nam và cả sau khi đã sang Tây Úc. Nhân sự việc này mới giật mình và dành thời gian tìm hiểu về những quy định về xe buýt đưa đón học sinh tại nơi đây.
Theo qui định của Cơ quan quản lý giao thông công cộng Tây Úc (Public Transport Authority of Western Australia), các phương tiện và tài xế lái xe buýt đưa đón học sinh khi ký hợp đồng cung cấp dịch vụ phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt, đặc biệt là vấn đề an toàn cho học sinh.
Trước hết, xe buýt đưa đón học sinh được coi là xe chuyên dụng và có quy định cụ thể về các thiết kế đi kèm. Ví dụ, hệ thống gương phải bảo đảm tầm quan sát giúp người ngồi ghế lái có thể quan sát dễ dàng các cửa lên xuống và các mối đe dọa tiềm tàng cho học sinh trong lúc lên hoặc xuống xe.
Trên xe phải có hệ thống liên lạc chuyên dụng, kết nối trực tiếp với tổng đài của Cơ quan quản lý giao thông công cộng và phải luôn ở chế độ hoạt động khi có học sinh trên xe.
Các cửa ra vào phải mở được dễ dàng từ bên trong, ngoài hệ thống mở cửa thủy lực điều khiển bằng điện tử thì các chốt mở cơ cũng phải được lắp đặt và ghi chú rõ ràng. Cửa sổ thoát hiểm hai chiều (mở được từ trong lẫn ngoài) là bắt buộc với kích thước và thiết kế cụ thể, tài xế có trách nhiệm mở chốt cửa thoát hiểm trước khi học sinh lên xe và khóa sau khi học sinh đã rời hết khỏi xe.
Bên cạnh đó, tài xế lái xe buýt đưa đón học sinh cũng bắt buộc phải trải qua những bài kiểm tra gắt gao bao gồm năng lực lái xe, năng lực làm việc với trẻ em, kỹ năng sơ cứu và nhiều yêu cầu khác của các cơ quan quản lý.
Xin được nói kỹ hơn về cụm từ "năng lực làm việc với trẻ em" ở đây tức là người lái xe tuyệt đối không có tiền sử say rượu, bia và các chất kích thích, đảm bảo trong sạch trên hệ thống thông tin nhân thân của Cảnh sát quốc gia (Các bạn đừng cười khẩy với chi tiết này vì "Hồ sơ lý lịch kiểu Úc" 100% số hóa và kể cả bạn đi xe đạp mà quên đội mũ bảo hiểm thì cũng được "lưu danh sử sách").
Ngoài ra, còn có một quy định bắt buộc và rất liên quan tới sự việc đáng tiếc vừa qua tại trường Gateway đó là tài xế lái xe buýt đưa đón học sinh bắt buộc phải kiểm xe của mình sau bất kỳ hành trình đưa đón nào để bảo đảm tất cả các hành khách đã xuống xe.
Và như đã nhắc đến ở trên, tài xế cũng có trách nhiệm kiểm tra, kích hoạt các hệ thống thoát hiểm trước hành trình và khóa sau hình trình. Đây cũng chính là một bước bảo đảm rằng trên xe hoàn toàn không còn ai.
Ông bố trẻ Phạm Anh Tuấn tại sân trường của con.
Bản thân tôi khi đi đón con ở trường tại đây đã nhiều lần chứng kiến việc các bác tài đi dọc xe kiểm tra khi học sinh đã xuống hết. "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò", rất nhiều quần áo, kính bơi, khăn tắm đã bị bỏ quên và việc một ngày nào đó một nhóc tì ngủ gật trên xe là hết sức bình thường. Do vậy chỉ 1, 2 phút đảo qua đảo lại của các bác tài sẽ đảm bảo rằng tối nay, các em sẽ ngon giấc cùng cha mẹ mình.
Tây Úc là phần lãnh thổ của Úc với diện tích gần bằng Ấn Độ, dân số gần 3 triệu người và 2,2 triệu xe ô tô được đăng ký. Trong cả năm 2018, tổng số người thiệt mạng do các tai nạn liên quan tới giao thông tại đây chỉ là 159 người. Chính phủ Liên bang không hề hài lòng và vẫn nỗ lực để đưa con số này về càng gần 0 càng tốt.
Tai nạn, mất mát là một phần thực tế của cuộc sống và có những việc hay sự kiện thực sự nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, áp dụng và thực hiện những qui định, tiêu chuẩn càng tốt và nghiêm chỉnh bao nhiêu thì những tai nạn, mất mát đó sẽ càng được hạn chế bấy nhiêu.
Có những phát minh lớn lao làm thay đổi cả nhân loại nhưng cũng sẽ có những sáng tạo tuy nhỏ nhưng vẫn cần để bảo đảm an sinh cho thế hệ tương lai. Không có gì có thể mang em bé đáng thương trở lại nhưng cũng đừng để sự ra đi của bé chỉ là một chủ để "nóng" nhất thời. Hãy nghĩ và làm mọi việc từ Tâm!
Anh Phạm Anh Tuấn, hiện sống tại thành phố Perth. Vợ chồng anh có hai con học mẫu giáo và lớp 3 trường Como primary school.
Theo afamily
Từ vụ bé trai tử vong trên xe bus tới trường: Thứ duy nhất đảm bảo an toàn cho con chỉ có thể là bố mẹ Chúng ta không thể ở bên bọn trẻ mãi, chúng ta cũng không thể dạy con tất cả những kĩ năng sinh tồn, chúng ta càng không thể đặt áp lực phải thành thục những bài học về an toàn, xử lý những tình huống nguy hiểm lên những đứa trẻ mới vài ba tuổi đời... Có những kí ức đẹp đẽ và...