Bật cười với lỗi chính tả: ‘Cô giáo em say mê chồng người’
Nòng nợn nuộc, lước lào, thiếu lữ… và vô số lỗi chính tả khác của học trò. Việc sai lỗi chính tả đôi khi gây hệ quả khá nghiêm trọng và cần được khắc phục nhanh chóng.
“Cô giáo em say mê chồng người”
Câu chuyện bắt đầu từ tình trạng viết sai chính tả đang ngày càng phổ biến của giới trẻ khiến chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn đã phải lên tiếng. Bên cạnh những tấm biển hiệu quảng cáo sai chính tả, ông cũng liệt kê ra một loạt những dẫn chứng lỗi chính tả phổ biến của học trò như: Nòng nợn nuộc, Dáo giục Việt Nam, ông Nê Lin, ở đây tuyển sinh lăng khiếu, ngày xưa tôi từng yêu một làng thiếu lữ…
Theo chuyên gia Đinh Đoàn việc sai chính tả là do sự cẩu thả, bất cẩn trong khi nói và viết. Đó cũng đang thực sự trở thành vấn nạn của toàn xã hội. Đi đâu cũng có thể gặp những người nói sai, viết sai chính tả. Đặc biệt trong trường học, việc sai chính tả của các bạn học sinh gây ra khá nhiều chuyện bi hài, cười ra nước mắt.
Bài viết sai chính tả của học sinh lớp 1.
Tất cả các bạn học sinh hoặc ai đã từng qua thời học sinh cũng đã từng ít nhất một lần trong đời viết sai chính tả, có người còn thành “bệnh mãn tính”. Nguyên nhân chính là do quá trình học phân biệt chính tả, từ vựng từ mầm non đến tiểu học không được chu đáo, cẩn thận.
Có những ví dụ sai kinh điển về chính tả như bài văn tả về cô giáo của học sinh lớp 7 viết: “Cô giáo em rất say mê chồng người” (lẽ ra phải là trồng người). Bài viết được đánh giá là rõ ràng, khá hay. Tuy nhiên cậu học trò này đã gán cho cô giáo cái tội “lăng nhăng” đi ham mê chồng của người khác. Chính vì câu sai không đúng chỗ ấy mà bài kiểm tra xơi con ngỗng ngon lành.
Video đang HOT
Nước nào hay Nước Lào?
Tuy nhiên điều đáng nói là không ít thầy cô cũng sai chính tả không kém nên càng dạy học sinh cái sai. Bạn Nguyễn Xuân Bách, học sinh lớp 10 trường THPT Đ.V tâm sự chính cô giáo của cậu cũng nói ngọng. “Hôm trước giờ thể dục dưới sân trường, nhân chuyện mất trộm cắp, cô giáo em bảo: “Các em nên khóa cửa cẩn thận vào”. Bọn em cứ nghĩ là cô khuyên bảo phải cẩn thận nên chỉ vâng, rồi không ai động tĩnh gì. Cô phải nhắc lại là “nên” khóa cửa lớp vào thì bọn em mới hiểu ra là phải “lên lớp khóa cửa vào ngay”.
Hay như một cậu bạn viết thư tỏ tình với cô bé lớp bên, cậu ta ghi: “Hôm nay, bạn đẹp nắm. Đôi mắt bạn như biết lói, ló làm tớ thấy hồi hộp vô cùng khi bạn niếc mắt nhìn tớ. Tớ rất thích bạn dồi đấy”. Hôm sau anh chàng vui mừng nhận lại được thư nhưng vỏn vẹn dòng chữ: “Học lại chính tả đi ấy ơi”.
Không ít thầy cô giảng bài vẫn “lước lào” thì khó lòng học trò phân biệt đó là “nước Lào hay nước nào”? Đồng thời việc chấm bài, kiểm tra bài của giáo viên mà không cẩn thận, không chỉ rõ ra lỗi chính tả học sinh, khiến học sinh đã sai mà không biết là mình sai.
Những biển hiệu như thế này không khó gặp trên đường.
Phụ huynh Đào Thị Ngọc (Hải Phòng) chia sẻ có khi kiểm tra bài của cô con gái lớp 4 mới tá hỏa con sai chính tả đến 4, 5 lỗi mà không thấy cô giáo phê bình, nhắc nhở gì cả. Thậm chí có lần cô giáo còn viết sai.
Theo Tiin
Giáo viên đau đầu vì những câu văn 'biến tướng'
Tình trạng học sinh sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt một cách cẩu thả, câu văn sai cú pháp, lạm dụng ngôn ngữ ngoại lai đang ở mức "báo động đỏ".
"Hãi hùng" với tiếng Việt
Mặc dù đã dạy môn văn gần chục năm nay, nhưng cô Thanh Tâm - giáo viên Trường THPT Tân Lập, Hà Nội nhiều khi vẫn không thể nén nổi ngán ngẩm khi đọc những bài văn với ngữ pháp ngây ngô, sai be bét về cấu trúc câu của học sinhcấp 3.
Cô cho biết: "Đặc biệt ở thế hệ 9X, càng ngày văn phong, ngữ pháp và câu chữ càng bị biến tướng mà không biết các em học ở đâu. Nhà trường, giáo viên văn suốt ngày phải đi sửa cho các em".
Giờ học văn của cô trò trường THPT Kinh Môn (Hải Dương).
Cô Tâm dẫn chứng, nhiều bài văn của học sinh lớp 10 mà câu cú còn không thể dịch nổi: "tình yêu" thì viết thành "tình iu", "nhiều" thì viết thành "nhìu", "quá" viết thành was/qa, "tấm lòng" thì viết thành "tấm nòng" trong khi "nòng súng" thì "lòng súng". Chấm phẩy cũng ... loạn, chưa hết câu đã chấm (.). Trong khi có câu đọc đến suýt "tắt thở" mà vẫn chưa thấy dừng.
Những "biến tướng" này thoạt nhìn có vẻ như vô hại nhưng nó đang dần để lại một hậu quả khó lường là học sinh không thể viết đúng ngữ pháp một văn bản.
Thầy Hoàng Minh Lường - chủ nhiệm bộ môn tiếng Việt thực hành - Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: "Học sinh đang lạm dụng thái quá các "biệt ngữ". Câu văn phá cách tới kỳ dị khiến cho ngữ pháp, ngôn ngữ dân tộc đứng trước nguy cơ mất dần vẻ đẹp vốn có của nó".
Bài văn của một học sinh lớp 9, Trường THCS Liên Trung, Hà Nội.
Trắc nghiệm môn văn có phù hợp?
Khi được hỏi về nguyên nhân các em học sinh viết sai ngữ pháp, có những biến tướng tiêu cực về ngôn ngữ, giáo sư Phan Trọng Luận - tổng chủ biên SGK lớp 10, cho biết: "Về mặt khách quan, đó là những nguyên nhân ngoài ngôn ngữ như: Xu hướng đổi mới, sự thay đổi, sự hội nhập, các trào lưu xã hội, sự bùng nổ của Internet. Về mặt chủ quan thì giới trẻ muốn tìm sự khác biệt, mới lạ, tư duy cần phải tạo nên sự khác biệt đang làm rối ren văn tự nước nhà, làm biến dạng bộ mặt của ngữ pháp dân tộc".
Cô Nguyễn Thu Hằng - giáo viên văn trường THPT Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội) cũng chia sẻ: "Chương trình giảng dạy trong nhà trường còn nặng về cung cấp kiến thức về ngữ pháp hơn là thực hành ngữ pháp, nên khả năng tạo lập câu văn, văn bản của học sinh rất kém. Trong cấu tạo của đề thi cũng rất coi nhẹ phần tiếng Việttrong nhà trường".
Cô cũng đề xuất: "Chúng ta nên đưa phần thi tiếng Việt, tạo lập câu vào thi ĐH, từ đó giúp giáo viên, học sinh nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của môntiếng Việt".
Ngoài ra, nhiều giáo viên và các nhà nghiên cứu cũng cho rằng việc sử dụng hình thức trắc nghiệm trong môn văn cũng đang làm hạn chế khả năng tư duy, cảm xúc và vốn ngữ pháp của học sinh.
Thầy Đỗ Tấn Ngọc - giáo viên văn ở Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) thì cho biết: "Chất lượng tư duy văn học của học sinh nằm ở khả năng cảm thụ có chiều sâu về cái đẹp thông qua ngữ pháp, ngôn từ biểu đạt. Hình thức thi trắc nghiệm sẽ triệt tiêu cơ hội tìm tòi và sáng tạo những khát vọng diễn đạt độc đáo của các em".
Theo Giáo Dục TP.HCM
Ngữ pháp học sinh: "Hãi hùng" với tiếng Việt Tình trạng học sinh sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt một cách cẩu thả, câu văn sai cú pháp, tối nghĩa, lạm dụng ngôn ngữ ngoại lai đang ở mức "báo động đỏ" và trở thành hiểm hoạ lớn. "Hãi hùng" với tiếng Việt Mặc dù đã dạy môn văn gần chục năm nay, nhưng cô Thanh Tâm - giáo viên Trường THPT...