Bát cơm mùa tựu trường giá 8.500 đồng của em bé nơi rẻo cao
Cầm bát cơm có thịt trên tay, Hầu Mai Dũng, 4 tuổi chỉ mất chưa đến 10 phút để vét sạch đến từng hạt cuối cùng.
Lễ khai giảng “no bụng”
Một ngày đầu tháng 9, nhóm phóng viên cùng đoàn thiện nguyện GrabFood men theo con đường độc đạo lầy lội đất đá, dốc nọ nối dốc kia, vòng vèo, quanh co để vào đến Khau Ràng. Nằm giữa những ngọn núi cao chạm mây, thôn Khau Ràng là một trong số các điểm bản khó khăn nhất của xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng. Chẳng còn con đường nào khác để vào thôn, mùa mưa, Khau Ràng gần như bị cô lập.
Giữa khu đất trống trải, điểm trường mẫu giáo Khau Ràng nằm toang hoác, chơ vơ. Chúng tôi đến thăm vào đúng dịp khai giảng để trao những suất ăn thiện nguyện, nhưng chỉ gặp hơn 30 em nhỏ. Đó đã là phân nửa số học sinh của điểm trường.
Trường không có kinh phí chuẩn bị phông bạt. Trên nền đất lớp học chưa đến 50m2, nghi thức khai giảng duy nhất được thực hiện là cả trường cùng mấp máy miệng, đung đưa theo lời bài hát “Ngày đầu tiên đi học”.
Sau màn đón năm học mới “gọn nhẹ”, niềm vui lớn nhất của những đứa trẻ dân tộc ở Khau Ràng là bữa cơm nóng. Đây là năm đầu tiên học sinh mầm non Khau Ràng được ăn cơm đầy đủ, theo chế độ dinh dưỡng. Bữa ăn trị giá 8.500 đồng do dự án Nuôi Em hỗ trợ với sự giúp đỡ của những “mạnh thường quân” như GrabFood, có thịt băm khoai tây, kèm một bát canh rau cải. Mỗi ngày đi học, các em được một bữa cơm này.
Hầu Mai Dũng, 4 tuổi là một trong những đứa trẻ ăn hết bát cơm đầu tiên. Nhiều tháng nay chỉ ăn ngô, em dần quên đi mùi của cơm của thịt. Cầm bát cơm nóng trên tay, cậu bé hít hà một hơi thật dài. Những người lớn có mặt tại buổi lễ khai giảng trầm ngâm nhìn Dũng thoáng cái vét sạch bát cơm đến những hạt cuối cùng. Thông qua “phiên dịch” là cô giáo, bằng tiếng Mông, Dũng nói đó là bát cơm no bụng đầu tiên của em trong nhiều tháng liền.
“Chân cứng đá mềm” níu giấc mơ con chữ
Video đang HOT
Để dự khai giảng và được ăn cơm ngon, Dũng phải dậy từ sáng sớm, đi bộ hàng cây số. Ôm khư “báu vật” là chiếc cặp rỗng to hơn cả thân mình được một đoàn từ thiện trao tặng, cậu bé bốn tuổi cứ thế vượt con suối, cánh đồng.
Bố mất sớm, mẹ Dũng bỏ đi chỉ để lại một vụ ngô cuối cùng. Ở Khau Ràng nhà nào cũng có người đi Trung Quốc làm ăn. Trẻ em học hết lớp 7 là theo bố mẹ, người thân đi xa, bỏ lại những đứa bé vài tuổi tự lớn như cây ngô trơ trọi trên nương.
Dũng ở với người chị gái 15 tuổi. Những đứa trẻ như em được gọi là “mấy nhỏn chua” theo tiếng Mông, có nghĩa là “trẻ mồ côi”. Ngôi nhà của chị em nằm dưới chân núi. Hàng ngày, cậu bé cùng chị tự lo bữa ăn. Ai cho gì ăn nấy, hôm thì rau rừng hôm thì nhịn đói.
Hầu Mai Dũng hầu như không biết tiếng Kinh, nhưng mỗi tối luôn bắt chị gái Hầu Thị Phương dạy “xem chữ”. Dưới gối, cậu bé cất những cuốn sách lớp 4 xin của người anh họ. Dũng chẳng thể hiểu, em lôi ra xem rồi lại cất đi.
So với bạn bè, nhà Dũng đã thuộc loại “gần trường” nhưng năm ngoái em chỉ học hết buổi sáng. Buổi trưa Dũng ôm bụng đói về nhà, có gì ăn nấy. Bây giờ có cơm, Dũng nói sẽ chăm chỉ đi học hơn. Còn quá nhỏ để hiểu được ý nghĩa của con chữ, bát cơm 8.500 đồng với chút thịt và khoai tây là động lực lớn nhất để đứa trẻ thêm quyết tâm đi học.
Suốt buổi lễ khai giảng, cô Nghiêm chủ nhiệm lớp không thôi nở nụ cười. Bữa cơm trưa của Hầu Mai Dũng và 32 em học sinh Khau Ràng diễn ra trong chưa đầy 15 phút. Trẻ mầm non nhưng chẳng mấy đứa cần cô giáo phải đút, không ai bỏ bữa. “Đứa trẻ nào cũng đói, phải có ăn chúng mới có động lực đến trường, có sức tiếp thu con chữ”, cô Hoàng Thị Nghiêm cho biết.
Từ khi dự án Nuôi Em được thành lập, hàng nghìn, hàng vạn đứa trẻ đã nhận được hàng triệu bữa ăn thiện nguyện nhờ sự chung tay góp sức của cộng đồng. 117.000 bữa ăn do GrabFood hỗ trợ đang băng rừng, lội suối để đến với gần 600 em học sinh thuộc 15 điểm trường trên địa bàn xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng.
Những người làm thiện nguyện khoác áo xanh miệt mài trao đi những bữa cơm 8.500 đồng. Chỉ mong trên con đường đến trường ngập lũ và lầy lội bùn đất, bữa cơm khiến Hầu Mai Dũng thêm chân cứng đá mềm. Trong khi những đứa trẻ thành phố nghe thầy cô nói về đam mê và khát vọng thì với lũ trẻ Khau Ràng, mùa tựu trường là mùa vỗ no ngắn ngủi những chiếc bụng đói, trước khi dệt thêu những ước mơ xa xôi.
Phương Dung
Theo ictnews
Giờ học vẽ tranh quét mã QR của trường mầm non 100% vốn nước ngoài
Trường Mầm non Dongsim Kindergarten (Yên Hòa, Hà Nội) sử dụng nhiều ứng dụng tin học giúp học sinh vừa học, vừa chơi, phát triển đa giác quan.
Trường Dongsim Kindergarten có 100% vốn đầu tư Hàn Quốc, thuộc danh sách 14 cơ sở mầm non có vốn đầu tư hoàn toàn của nước ngoài do Sở GD&ĐT Hà Nội công bố. Cơ sở tại Yên Hòa, Hà Nội có diện tích 1.000 m2. Mỗi buổi sáng đến trường, học sinh được lựa chọn các biểu tượng bắt tay, thơm má hay ôm giáo viên.
Lớp học được thiết kế đơn giản, dành nhiều không gian cho trẻ hoạt động. Từ 3 tuổi, học sinh mầm non đã có những giờ học trải nghiệm với máy chiếu tương tác thông minh. Các em tự tô màu con vật theo ý thích rồi đưa lên máy quét. Hệ thống sẽ nhận diện màu sắc, hình dáng của bức tranh qua mã quét QR, sau đó trình chiếu hình vẽ lên màn hình. Trẻ có thể tương tác, chạm tay vào những sinh vật biển trên màn hình.
Với chương trình này, học sinh vừa học, vừa chơi và trải nghiệm thực tế từ việc vẽ tranh đến cảm nhận hình ảnh qua thế giới ảo. Các con vật từ ở đại dương đến núi rừng đều được tái hiện sống động. Không chỉ hình vẽ, tiết học này còn dạy trẻ học Toán, chữ viết, phát triển đa giác quan.
Hiệu trưởng nhà trường cho biết ngoài chương trình tuân thủ theo quy định của Bộ GD&ĐT, giáo viên còn dạy theo dự án và kết hợp thêm 5 môn đặc trưng gồm: Khoa học diệu kỳ, Tôi là bảng màu, Taekwondo, English Doo và Gabe. Những chương trình này thiết kế riêng cho trẻ mầm non, có bản quyền từ Hàn Quốc.
"Tôi là bảng màu" là chương trình mỹ thuật, dành riêng cho mẫu giáo từ 3-6 tuổi. Môn học giúp trẻ phát triển tưởng tượng, cân bằng thẩm mỹ. Mỗi tháng, trẻ được phát 4 bộ học liệu khác nhau như thêu, làm robot, hội họa...
Các em nhỏ được cô giáo hướng dẫn thực hành bài tập trong bộ môn "Khoa học diệu kỳ" thông qua giáo cụ trực quan. Trẻ được trải nghiệm thí nghiệm về búp bê nhảy múa, khám phá cơ thể, những điều bí ẩn... Trẻ có thể hỏi và được giải đáp hàng trăm câu hỏi "vì sao?". Trường sử dụng nhiều video về khoa học, tăng yếu tố trực quan. Sách và đĩa tài liệu nghe nhìn nhiều màu sắc, được sắp xếp khoa học.
Môn học tạo ra sức hấp dẫn riêng khi các em nhỏ thoải mái sáng tạo mà không bị ép buộc, gò bó trong khuôn khổ. Ông Lee Sung Gun - người sáng lập trường - cho hay sự quan tâm tới giáo dục của phụ huynh Việt Nam không kém Hàn Quốc. Mục tiêu của chương trình học là mang đến cơ hội để trẻ em Việt Nam được trải nghiệm các môn học bổ ích, sáng tạo.
Trẻ sẽ học tiếng Anh với người nước ngoài thông qua chương trình English Doo, nhập khẩu từ Hàn Quốc. Với việc lựa chọn giáo viên, nhà trường chú ý đến người truyền cảm hứng, ngoài tiêu chuẩn về chuyên môn. Triết lý của chương trình là học bằng cách trải nghiệm sẽ được lâu bền hơn, ngôn ngữ phải nói không ngừng.
Để rèn thể lực, học sinh được họcTaekwondo và tham gia nhiều hoạt động sau các tiết học.
Bữa ăn trưa của học sinh trường mầm non có vốn 100% từ Hàn Quốc. Theo thông tin từ nhà trường, học phí dao động từ 45 triệu đến 65 triệu đồng/em/năm học.
Theo Zing
Quảng Bình: Cô giáo vùng cao chào đón đầy yêu thương khiến trẻ vui đến trường Mỗi sáng đến lớp, các em học sinh mầm non tại xã vùng cao Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình sẽ được lựa chọn màn chào hỏi nhiều hình thức như ôm, đập tay với cô giáo của mình. Đây là cách để các cô giáo vùng cao tạo sự hứng khởi cho học sinh, giảm tình trạng bỏ học. Video:...