Bất chấp tử thần đi tìm chữ

Theo dõi VGT trên

Nhiều năm qua, các em học sinh tiểu học ở thôn 5, xã Liên Srol, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) vẫn đều đặn băng rừng, vượt sông đến trường. Nguy hiểm, gian nan khôn lường nhưng các em vẫn bất chấp để tìm cái chữ…

Người đưa đò tý hon

Sùng Seo Pao xắn quần lội xuống mép nước, tay với nhanh sợi dây kéo chiếc bè tre rồi dùng hết sức neo chặt nó vào bờ. Đợi các bạn xuống bè xong xuôi, Pao với cây sào dài và nhảy phóc lên bè đẩy nó ra giữa dòng. Khi chiếc bè đã nổi hẳn trên mặt nước, Pao gác sào, khom người túm sợi dây kéo bè đi. Chiếc bè loạng choạng, lúc lắc nhưng cuối cùng vẫn bị Pao khuất phục, thẳng hướng vượt sông…

Pao vừa bước sang tuổi 11 được vài ngày nhưng đã có “thâm niên” sông nước hơn 3 năm. Ngày đầu với Pao cũng khá gian nan. 6 tuổi học “nghề” nhưng phải mất một năm sau Pao mới thạo việc lái bè qua sông. Hồi mới đi học, ngày nào bố mẹ cũng phải cắt cử người đưa Pao cùng các bạn qua sông. Thấy việc bất tiện nên Pao mới theo “nghề” và “dính” luôn với nó đến giờ. “Cũng chẳng khó gì, cứ kéo dây là nó chạy thôi mà. Trước đây thì khó vì em yếu quá” – Pao hồn nhiên…

Pao nay đang học lớp 5. Hết năm học này, em sẽ phải bỏ bến sông này để lên THCS nên đang “truyền nghề” lại cho Sùng Thị Xuyến. “Tuy là con gái nhưng to khỏe hơn cả nên chọn nó là thích hợp”- Pao giải thích về lựa chọn của mình.

Băng rừng, vượt sông đến trường

Theo chỉ dẫn của Pao, từ bến đò men theo con đường khúc khuỷu, tôi phải rất vất vả vượt hơn 6km đường rừng với 4 lần leo dốc mới đến được nơi Pao ở.

Nghe hỏi chuyện, ông Sùng Minh Trường (bố Sùng Thị Xuyến) thở dài: “Biết làm sao được hả anh! Ngày nào cũng vậy, nó phải thức dậy từ 3 giờ sáng, ăn vội chén cơm nguội rồi tất tả đến trường. Nhiều hôm gió rét căm căm, nghĩ đến quãng đường mà đứa con gái nhỏ bé của mình phải vượt qua, tôi không cầm được nước mắt. Đã đôi lần tôi định cho nó thôi học nhưng…” – ông Trường bỏ lửng câu nói như có cái gì đó nghẹn họng.

“Để tránh nguy hiểm cho các em, chúng tôi đã thống nhất cho các em nghỉ học vào những hôm trời mưa. Đồng thời, động viên giáo viên chịu khó phụ đạo cho các em”. Thầy Nguyễn Quang Hòa

Trong câu chuyện của ông Trường, nỗi vất vả của những đứa trẻ ở đây khó nói bằng lời. Đã có lần những đứa trẻ này rơi xuống sông nhưng may mắn thoát chết. Thương con thì rất nhiều, nhưng tất cả những phụ huynh như ông Trường đều là hộ nghèo, cắm mặt trên nương suốt ngày còn chưa đủ cái ăn thì thời gian đâu mà đưa đón con đến trường. Mùa khô còn đỡ, mùa mưa núi rừng lầy lội, trơn trượt, nước sông dâng cao mà những đứa trẻ khó kham nổi những cực nhọc, gian nan đó.

Video đang HOT

Trong câu chuyện, có một nỗi ân hận mà với ông Trường nó sẽ ám ảnh ông suốt đời. Hôm ấy đã gần 2 giờ chiều mà vẫn chưa thấy Xuyến đi học về. Trời mưa từ sáng và ngày càng nặng hạt, ông đã ngăn không cho Xuyến đến trường, nhưng rồi cuối cùng cũng chiều con. 12 giờ, ông ra cửa ngóng con. Chờ mãi, chờ mãi… nghĩ đến con sông Đăk Ting vào mùa nước lớn, ruột ông như kiến đốt, chân thấp thỏm ra vào…

“Nỗi lo lắng của ông Trường đã biến thành cơn thịnh nộ khi thấy Xuyến về nhà. Nhưng rồi ông đã phải bật khóc, ôm con vào lòng khi Xuyến thút thít: “Đường trơn quá, con đói lả đi không nổi chứ con đâu có dám đi chơi”…

Bất chấp tử thần đi tìm chữ - Hình 1

Gần 5 năm qua, chiếc bè này đã đưa đón hàng chục trẻ em đến trường.

Từ chỗ ở của Xuyến, Pao và gần 30 học sinh tiểu học nữa đến Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (xã Quảng Hòa, huyện Đăk Glong, Đăk Nông) dài đến hơn 10km. Sau khi trèo hết 4 con dốc và vượt suối Đăk Ting, các em còn phải lội bộ thêm 5km nữa mới đến được trường. Và, gần 5 năm qua những đứa trẻ như Pao vẫn đều đặn đi- về. Thế nhưng dù sao đi “tìm chữ” bằng con đường này vẫn là lựa chọn tốt nhất. Ông Trường cho biết, điểm trường gần nhất là ở trung tâm xã Đạ Sal (huyện Đam Rông). Song con đường ấy còn khó khăn hơn rất nhiều lần.

Mơ một mái trường

Với Xuyến, Pao cùng hàng chục bạn đồng lứa của các em và ngay cả phụ huynh các em, nhiều năm qua vẫn đau đáu ước mơ có một ngôi trường gần hơn. Ngay cả thầy Nguyễn Quang Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường Nguyễn Bá Ngọc cũng đã ước mơ như thế: “Trường thành lập từ năm 2007, mỗi năm tiếp nhận từ 25-30 học sinh bên đó. Không nhận cũng không được mà nhận vào thì thêm lo lắng. Nhiều hôm các em đến lớp mặt mày tím tái, áo quần bê bết đất đỏ, vừa lo, vừa thương mà không biết phải làm sao”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Phú Vinh – Trưởng phòng GDĐT huyện Đam Rông cho biết, hiện ở đây đã có điểm trường tạm Đạ Mpô thuộc Trường Tiểu học Đạ Rsal nhưng cũng chỉ mới giải quyết được chỗ học cho các em mẫu giáo và lớp 1. Trong năm tới, huyện đã đồng ý cho kinh phí xây thêm 2 phòng học nữa. Tuy nhiên, khó khăn là hiện số học sinh lớp 5 của thôn quá ít, chưa đủ để mở lớp. Nên dù có thêm 2 phòng học này, học sinh lớp 5 vẫn phải tiếp tục học bên Trường Nguyễn Bá Ngọc…

Mấy đứa trẻ vẫn nô đùa sau khi kết thúc quãng đường cực nhọc. Chia tay chúng, tôi cũng mơ có một mái trường…

Theo DV

Thi lại, nợ môn, sinh viên mất Tết

Trong khi nhiều người háo hức mong chờ ngày Tết để nghỉ ngơi, đoàn tụ cùng gia đình thì nhiều bạn khác không có Tết vì mắc thi lại, nợ môn. Thậm chí có bạn đau đầu vì nợ nần chồng chất.

Chỉ ở nhà ôn để thi lại

Sắp xếp hành lý lên đường về quê ăn Tết, Dương Thanh Huyền (sinh viên năm nhất một trường ĐH ở Cầu Giấy (Hà Nội) không quên mang hai tập giáo trình Triết học và Kinh tế chính trị để "cày" trong những ngày nghỉ Tết.

Huyền cho biết năm nay bạn không "thiết tha" du xuân hay tụ tập bạn bè vì phải bận ôn thi lại. Học kỳ vừa rồi, Huyền thi hai môn liền nhau nên bạn quyết định "ôm tủ đi thi" bởi cả môn Triết học và Kinh tế chính trị đều là nỗi ám ảnh kinh hoàng của rất nhiều sinh viên.

Cuối cùng bị lệch tủ, Huyền đành ngậm ngùi: "Phải thi lại cả hai môn chị ạ thời gian nghỉ Tết cũng nhiều nên em tranh thủ ôn bài, học thuộc. Em sợ học lại lắm nên Tết năm nay em sẽ không đi chơi đâu cả, chỉ ở nhà học thôi".

Đối với bạn Nguyễn Minh Luân (sinh viên năm 4, ĐH Kiến trúc Hà Nội), Tết là thời điểm để "nghiền" lại các môn đại cương, chờ ngày trả nợ.

Những năm đầu đại học vì mải chơi, đi học chỉ để điểm danh nên các môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, Toán đại cương, cơ sở và mỹ thuật Luân đều không vượt qua. Riêng Chủ nghĩa xã hội khoa học, Luân thi lại tới bốn lần vẫn không đạt.

"Đó là môn mình chẳng thể học nổi, quá dài và khó hiểu. Một phần vì mình chưa tập trung và xem nhẹ mấy môn đại cương nên giờ mới nợ môn nhiều thế này. Ra Tết trường tổ chức học lại và thi trả nợ môn, lần này phải cố gắng lấy điểm khá để trả hết môn vì nếu không mình sẽ phải ra trường chậm hơn các bạn một năm. Bố mẹ mình biết chắc sẽ cắt hết "viện trợ" hàng tháng mất" - Luân chia sẻ.

Mất Tết vì bị xiết nợ

Nhiều sinh viên còn rơi vào tình trạng "ăn không ngon, ngủ không yên" vì bị xiết nợ những ngày giáp Tết.

Như Hoàng Đạt (sinh viên Trường CĐ Điện lực, Hà Nội) vì quá ham mê bài bạc, lô đề, và say sưa chơi game nên nợ nần khắp nơi, mọi chỗ. Lâu dần số tiền nợ, lại thêm lãi suất từ các khoản vay cứ thế "nhảy" lên theo từng ngày. Đến thời điểm này, Đạt đã nợ cả trăm triệu đồng.

Thi lại, nợ môn, sinh viên mất Tết - Hình 1

Phụ xây cũng là nghề kiếm cơm của sinh viên

Gia đình bạn phải bán đất, bán xe để lấy tiền trả nợ cho con mà vẫn chưa hết, những ngày này chủ nợ ráo riết đòi tiền. Thậm chí đe dọa cả gia đình khiến cậu sinh viên cũng như bố mẹ không còn tâm trí để nghĩ đến chuyện Tết đến, xuân về.

Không khí gia đình ngày nào cũng ảo não, ảm đạm, nhìn bố mẹ hao gầy, xanh xao vì lo chuyện tiền nong, Đạt ân hận: "Giá mà mình không ham lô đề, bài bạc, nếu biết có ngày hôm nay, có lẽ mình không bao giờ làm cái việc dại dột đó. Bố mẹ đã quá khổ vì mình rồi, mình thực sự thấy hối tiếc...".

Trong khi những sinh viên đang ngày đêm "bán sức lao động" nơi xứ người luôn khắc khoải nỗi nhớ mẹ, nhớ cha và ước mơ một ngày Tết bình yên bên mái ấm gia đình thì nhiều bạn dù được đón xuân trong vòng tay của bố mẹ lại tự đánh mất niềm hạnh phúc của mình mà không biết rằng ở đâu đó, vẫn có người luôn khát khao có được.

Cận Tết, công việc dồn dập khiến Nguyễn Minh Đức (sinh viên năm 2 Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Hà Nội) quay cuồng. Vì nhà xa (quê Đức ở tận Quảng Trị), gia đình lại nghèo nên sau khi thi hết học kỳ, Đức không về quê mà ở lại xin đi phụ xây kiếm tiền gửi về cho bố mẹ sắm Tết.

Cũng có hoàn cảnh như Đức, bạn Giang Thị Hòa (huyện Trà Lĩnh, Cao Bằng) năm nay đón Tết một mình ở Hà Nội vì nhà xa nên ở lại làm thêm kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Ban ngày, Hòa làm công việc dọn dẹp, phụ bếp tại một cửa hàng ăn, đêm đến làm bưng bê, phục vụ khách hàng.

Theo Hòa, vì cửa hàng khá đông khách nên chỉ nghỉ vào ngày mùng 1 Tết, còn các ngày khác vẫn bán bình thường, chủ yếu bán đồ ăn đêm nên không lúc nào được ngơi nghỉ. Bởi thế, dù muốn được một lần về thăm bố mẹ, Hòa cũng không có thời gian....

Theo BĐVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tai nạn trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây, ùn tắc dài đến tận TPHCMTai nạn trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây, ùn tắc dài đến tận TPHCM
09:15:42 22/01/2025
Tỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống TrumpTỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống Trump
08:16:19 22/01/2025
Mỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổiMỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổi
05:59:45 22/01/2025
Chúc Anh Đài đẹp nhất màn ảnh bị chê trông như bà lão 70 tuổiChúc Anh Đài đẹp nhất màn ảnh bị chê trông như bà lão 70 tuổi
05:58:51 22/01/2025
'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?
07:32:30 22/01/2025
Giáp Tết, giúp việc đưa một loạt 'yêu sách', tôi xử lý chỉ bằng 2 câu nóiGiáp Tết, giúp việc đưa một loạt 'yêu sách', tôi xử lý chỉ bằng 2 câu nói
08:37:56 22/01/2025
Đi ăn lẩu, khách Tây lấy 1 món đồ bỏ túi mang về khiến dân mạng phải thốt lên: "Anh biết quá nhiều rồi đấy"!Đi ăn lẩu, khách Tây lấy 1 món đồ bỏ túi mang về khiến dân mạng phải thốt lên: "Anh biết quá nhiều rồi đấy"!
08:27:54 22/01/2025
Hòa Minzy nói gì trước thông tin đưa Văn Toàn cùng về quê ăn Tết?Hòa Minzy nói gì trước thông tin đưa Văn Toàn cùng về quê ăn Tết?
07:56:26 22/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

4 con giáp không sợ gì chỉ sợ cô đơn, đến đi ăn cũng không thể đi 1 mình

4 con giáp không sợ gì chỉ sợ cô đơn, đến đi ăn cũng không thể đi 1 mình

Trắc nghiệm

11:47:32 22/01/2025
Những người thuộc 4 con giáp dưới đây dường như đặc biệt không chịu đựng được sự cô đơn.Trái tim họ luôn khao khát ngập tràn yêu thương và sự liên kết với mọi người.
Khởi tố đối tượng ở Nam Định mua bán hoá đơn khống trị giá gần 100 tỷ đồng

Khởi tố đối tượng ở Nam Định mua bán hoá đơn khống trị giá gần 100 tỷ đồng

Pháp luật

11:44:09 22/01/2025
Trong 2 năm, Lý đã mua, bán trái phép 175 hoá đơn GTGT không có hàng hoá dịch vụ đi kèm đối với 12 công ty ở nhiều tỉnh, thành trong nước với số tiền ghi trên hóa đơn gần 100 tỷ đồng.
Cách chọn và dùng kem dưỡng da an toàn

Cách chọn và dùng kem dưỡng da an toàn

Làm đẹp

11:14:50 22/01/2025
Trước khi sử dụng nên thử phản ứng dị ứng, đặc biệt đối với người có làn da nhạy cảm. Lấy một chút kem dưỡng da thoa thử lên cổ tay, để trong 10 phút, nếu an toàn hãy sử dụng tiếp.
Hoa hậu Kỳ Duyên lại đáp trả

Hoa hậu Kỳ Duyên lại đáp trả

Sao việt

11:14:22 22/01/2025
Màn đáp trả của Kỳ Duyên được nhận xét là không quá nóng nảy mà đơn giản chỉ là một câu hỏi ngược lại đầy thắc mắc.
5 loại quả tốt cho người bị máu nhiễm mỡ

5 loại quả tốt cho người bị máu nhiễm mỡ

Thế giới

10:54:02 22/01/2025
Sơn tra chủ yếu chứa crataegic acid, citric acid, lipolytic acid, vitamin C, flavonoids, carbohydrates và proteins. Chúng có tác dụng giãn mạch, cải thiện vi tuần hoàn, hạ huyết áp, làm tăng quá trình bài tiết cholesterol từ đó làm giảm...
Ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong khám, chữa bệnh

Ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong khám, chữa bệnh

Sức khỏe

10:52:21 22/01/2025
Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán cháu Hưng bị suy hô hấp, nhiễm khuẩn nặng, thiếu máu, rối loạn đông máu, tiên lượng rất xấu, có thể tử vong.
Bùi Công Nam "bao vây" khán giả dịp cận Tết: Flex nhẹ thứ đang khiến nhà nhà "phát cuồng"

Bùi Công Nam "bao vây" khán giả dịp cận Tết: Flex nhẹ thứ đang khiến nhà nhà "phát cuồng"

Nhạc việt

10:44:19 22/01/2025
Mới đây, trên trang cá nhân của mình, Bùi Công Nam dí dỏm flex nhẹ list nhạc Xuân đang khiến dân tình phát cuồng trong những ngày cận tết Ất Tỵ.
'Tiểu tam' trong Chúng ta của 8 năm sau 'lột xác' trong phim Tết

'Tiểu tam' trong Chúng ta của 8 năm sau 'lột xác' trong phim Tết

Phim việt

10:43:16 22/01/2025
Trong phim Tết Hẹn ước ngày xuân , Cù Thị Trà từng đóng vai tiểu tam trong Chúng ta của 8 năm sau , sẽ kết đôi cùng diễn viên Thuận Nguyễn.
Messi thiếu chuyên nghiệp và phép lịch sự với màn ăn mừng kỳ quặc

Messi thiếu chuyên nghiệp và phép lịch sự với màn ăn mừng kỳ quặc

Sao thể thao

10:22:42 22/01/2025
Một cầu thủ đã cáo buộc siêu sao Lionel Messi thiếu chuyên nghiệp và phép lịch sự với màn ăn mừng kỳ quặc trong trận đấu của Inter Miami.
Gia đình 3 đời làm nghề "đổi rác thành tiền" giữa trung tâm Hà Nội, kiếm 50-100 triệu mỗi tháng

Gia đình 3 đời làm nghề "đổi rác thành tiền" giữa trung tâm Hà Nội, kiếm 50-100 triệu mỗi tháng

Netizen

09:53:52 22/01/2025
Nhắc đến nghề đồng nát, bất kỳ ai cũng văng vẳng đâu đây những âm thanh quen thuộc như trên. Tiếng rao vang vọng từ nông thôn đến thành thị, và giữa lòng Hà Nội đôi khi cũng vang lên âm thanh mộc mạc ấy.
Tam Quốc Chí ra mắt phiên bản Lâu Lan Chiến: Bí ẩn vùng cát vàng và cuộc chiến của những nhà cầm quân tài ba

Tam Quốc Chí ra mắt phiên bản Lâu Lan Chiến: Bí ẩn vùng cát vàng và cuộc chiến của những nhà cầm quân tài ba

Mọt game

09:36:45 22/01/2025
Vào ngày 22/01 tới đây, Tam Quốc Chí Online sẽ chính thức ra mắt phiên bản 20 Lâu Lan Chiến, mở ra một thế giới mới đầy hấp dẫn với vô vàn tính năng đặc sắc