Bất chấp sức ép từ Mỹ, Hàn Quốc vẫn không “cấm cửa” Huawei
Mỹ đang sử dụng tầm ảnh hưởng của mình để buộc các quốc gia đồng minh thân cận không sử dụng các thiết bị mạng của Huawei, tuy nhiên, một số quốc gia đã từ chối yêu cầu này.
Từ năm 2019, chính Mỹ đã xem Huawei là một mối đe dọa về an ninh, với cáo buộc Huawei hỗ trợ chính phủ Trung Quốc để thu thập thông tin người dùng và phục vụ cho mục đích gián điệp.
Chính lý do này, từ tháng 5/2019, chính phủ Mỹ đã đưa Huawei vào “danh sách đen”, cấm mọi giao dịch với các công ty của Mỹ và hạn chế khả năng tiếp cận với các công nghệ Mỹ. Đến tháng 5/2020, lệnh cấm này được gia hạn, siết chặt hơn nữa các lệnh cấm đối với Huawei.
Chính phủ Hàn Quốc muốn để các nhà mạng tự do lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông, bao gồm cả Huawei
Không chỉ cấm tại Mỹ, chính quyền Washington còn gây sức ép lên các quốc gia đồng minh để buộc chính phủ các nước này cũng sẽ thi hành lệnh cấm đối với Huawei giống như mình. Trong khi một số quốc gia đã cấm Huawei theo yêu cầu của chính phủ Mỹ thì một số quốc gia khác vẫn không cấm Huawei hoặc cho phép các doanh nghiệp trong nước tiếp tục hợp tác với Huawei.
Video đang HOT
Theo truyền thông Hàn Quốc, một nhà ngoại giao nước này đã tiết lộ rằng trong cuộc đối thoại kinh tế chiến lược Hàn – Mỹ lần thứ năm diễn ra vào ngày 14 tháng 10 vừa qua, phía Mỹ đã nhắc lại kế hoạch “mạng lưới sạch” do Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đề xuất, với danh nghĩa rủi ro an ninh quốc gia nhằm gây áp lực buộc Hàn Quốc ngừng sử dụng thiết bị mạng 5G của Huawei và các công ty công nghệ khác của Trung Quốc.
Trước đó, Mỹ đã đưa Korea Telecom và SK Telecom, hai nhà khai thác mạng viễn thông lớn ở Hàn Quốc, vào danh sách “các công ty viễn thông sạch” vì không sử dụng thiết bị của Huawei. Mỹ cũng yêu cầu một nhà mạng khác của Hàn Quốc là LG Uplus ngừng sử dụng thiết bị của Huawei càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, chính quyền Hàn Quốc đã đáp trả rằng sự lựa chọn thiết bị và công nghệ mà các nhà mạng sử dụng là quyết định riêng của các công ty, chính phủ Hàn Quốc sẽ không can thiệp vào quyết định của các công ty tư nhân.
Nhà ngoại giao Hàn Quốc tiết lộ chính quyền Seoul đã giải thích rõ quan điểm của mình với Mỹ, và nhấn mạnh rằng yêu cầu của Mỹ về việc loại trừ một công ty cụ thể nào đó (ở đây là Huawei) không phải là một phần thuộc các cuộc đàm phán kinh tế giữa Hàn Quốc và Mỹ.
Trước đó, vào cuối tháng 7 vừa qua, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung-wha tuyên bố rằng Hàn Quốc sẽ “duy trì sự cởi mở chiến lược trong nỗ lực duy trì an ninh trong lĩnh vực công nghệ”.
Hàn Quốc không phải là quốc gia đầu tiên không muốn can thiệp vào thiết bị mà các mạng sử dụng. Trước đây, Anh cũng đã từng không muốn can thiệp, tuy nhiên, cuối cùng nước này cũng đã “cúi đầu” trước áp lực của Mỹ và ban lệnh cấm các nhà mạng sử dụng thiết bị của Huawei.
Hiện tại Huawei vẫn đang phải đối mặt với một tương lai bất định sau khi bị chính phủ Mỹ đưa vào “danh sách đen”. Không chỉ mất nhiều hợp đồng triển khai mạng 5G tại một số quốc gia, hiện Huawei cũng gặp khó khăn trên thị trường di động khi không thể tìm được đối tác sản xuất chip phù hợp khiến Huawei phải “khải tử” dòng chip Kirin do chính hãng phát triển. Mới đây, Huawei cũng đã đánh mất vị thế số một trên thị trường smartphone vào tay Samsung sau 2 tháng nắm giữ (tháng 6 và 7/2020).
CEO Huawei: '5G ở Trung Quốc kém'
Ding Yun, CEO của Huawei, chỉ ra ba hạn chế trong trải nghiệm 5G ở Trung Quốc tại triển lãm Thông tin và Truyền thông Quốc tế hôm 15/10.
Ông nói: "Trung Quốc đã xây dựng hệ thống mạng 5G lớn nhất thế giới nhưng vẫn còn kém các nước về trải nghiệm người dùng, phạm vi phủ sóng và hiệu quả kinh tế".
Ding Yun dẫn báo cáo tốc độ tải về của 5G Hàn Quốc là hơn 600 megabit trong khi tốc độ trung bình ở Trung Quốc khoảng 270 megabit. Tính đến cuối tháng 9, Hàn Quốc có 25% dân số chuyển sang dùng 5G, trong khi Trung Quốc dừng lại ở 8%. Từ góc độ thương mại, doanh thu viễn thông của Hàn Quốc đã tăng 37% sau khi thương mại hóa 5G. Trong nửa đầu năm nay, lợi nhuận của các nhà mạng luôn tăng trưởng hai con số.
Ding Yun, CEO kiêm chủ tịch mảng hạ tầng viễn thông của Huawei.
"Từ góc nhìn của người dùng 5G, tôi cho rằng chúng ta mới hoàn thành giai đoạn đầu của việc xây dựng. 5G là cải tiến lớn so với trải nghiệm 4G. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Đơn giản, trải nghiệm 5G ở Trung Quốc có thể tóm gọn trong 3 từ: Giả tạo, ngu ngốc và tồi tệ", CEO Huawei nói.
Theo Ding Yung, "giả" là nhiều người đã dùng smartphone 5G nhưng vùng họ sinh sống không được phủ sóng 5G nên vẫn dùng mạng 4G. Người dùng vẫn trải nghiệm Internet tốc độ cũ. "Ngu" là vì một số nơi được cho là đã phủ sóng tín hiệu 5G nhưng lại không có trạm BTS 4G nên không thể thực hiện cuộc gọi tốc độ cao. Một trải nghiệm tồi tệ nữa là có những vùng có mặt 5G nhưng trạm BTS 4G (dùng để nâng cấp lên 5G) lại nằm ở vùng ven, ngoại ô, khiến việc chuyển giao 4G và 5G mang lại cho người dùng trải nghiệm rất "kém".
CEO Huawei cũng chỉ ra rằng, mặc dù lượng người dùng 5G ở Trung Quốc đã cán mốc 150 triệu thuê bao, tỷ lệ tương thích giữa nhà mạng, smartphone và các gói cước 5G vẫn chưa cao. Nhiều người bỏ tiền ra mua gói cước 5G nhưng điện thoại chỉ hỗ trợ 4G và ngược lại.
Một trong những vấn đề khó khăn nhất với 5G ở Trung Quốc là chi phí vận hành và bảo trì lớn. Hiện tại, tốc độ 5G cao nhất đã gấp 25 lần 4G, nhưng các thiết bị 5G làm tăng đáng kể mức tiêu thụ điện của các trạm gốc. Điều này đặt ra thách thức rất lớn cho toàn bộ hệ thống cung cấp điện.
"Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về mức tiêu thụ điện năng của hệ thống mạng Trung Quốc. Khoảng 32% không đủ điện, một số nơi dung lượng pin cũng thiếu hụt", Ding Yung nói.
Đứng ở góc độ kinh doanh, CEO Huawei cho rằng có ba cách để các nhà mạng tối ưu hoá được doanh thu khi triển khai 5G trên diện rộng. Đầu tiên là ưu tiên các mã nguồn mở, tức là thông qua các ứng dụng sáng tạo và khác biệt để đẩy mạnh tốc độ đường truyền. Mặt khác, cần giảm chi tiêu và tối ưu hoá hệ thống từ các nhà mạng khai thác 5G. Tiếp đến, thị trường cũng cần nhìn về tương lai rộng hơn để nâng cấp nền tảng càng sớm càng tốt, chuẩn bị cho những lợi ích lớn hơn mà 5G mang lại.
Ding Yun dự đoán trong ba năm tới khi 5G đã phổ biến, hoá đơn các cuộc gọi của nhà mạng sẽ tăng gấp 7 lần. Từ bây giờ, cần thực hiện chuyển đổi cấu trúc dựa trên CNTT, tạo ra một nền tảng kỹ thuật số hoàn toàn mới, nếu không, đây sẽ là thách thức lớn nhất trong vòng vài năm tới.
Quan điểm của Ding Yun nhận được sự đồng tình của người dùng Trung Quốc. Nhiều người cho biết họ gần như không cảm nhận được khác biệt giữa 5G và 4G. Nhiều người bỏ ra số tiền lớn hơn để mua smartphone 5G nhưng phải đối mặt với nhiều vẫn đề, như máy nóng, nhanh hết pin, gói cước 5G đắt, hết nhanh và tốc độ không ổn định.
CEO Huawei: 'Trải nghiệm 5G ở Trung Quốc là: Giả tạo, ngu ngốc và tồi tệ' Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch bộ phận Hạ tầng viễn thông của Huawei mới đây đã thẳng thắn tổng kết trải nghiệm 5G của người dùng ở Trung Quốc qua 3 từ: Giả, Tệ, Ngu. Hôm 14/10, Triển lãm Thông tin và Truyền thông Quốc tế Trung Quốc 2020 đã khai mạc tại Bắc Kinh. Tại lễ khai trương chiều cùng...