Bất chấp quy định phòng, chống dịch, hơn 800 học sinh vẫn đến trường
Bất chấp quy định của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về tạm ngưng hoạt động các cơ sở giáo dục (trừ mầm non) để phòng, chống dịch Covid-19, ngày 18-8, Trường tiểu học, trung học cơ sở Nguyễn Khuyến, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai vẫn tập trung hơn 800 học sinh đến trường.
Học sinh Trường tiểu học, trung học cơ sở Nguyễn Khuyến trong giờ ra chơi vào chiều 18-8.
Khi lực lượng chức năng kiểm tra yêu cầu ngưng thì Hiệu trưởng nhà trường cho biết, phải đợi ý kiến Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Cụ thể, sáng cùng ngày, khi Đoàn kiểm tra Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 phường Trảng Dài làm việc tại Trường tiểu học, trung học cơ sở Nguyễn Khuyến tại tổ 13, khu phố 5, ghi nhận có 804 học sinh, chiếm hơn 93% học sinh toàn trường đang có mặt tại trường.
Theo bà Lê Thị Lan, Hiệu trưởng nhà trường, việc tập trung học sinh được thực hiện từ ngày 17-8, để chuẩn bị năm học mới. Đồng thời, để giáo viên hướng dẫn học sinh kỹ phương pháp học trong thời điểm hiện nay, trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp nhà trường sẽ tổ chức học online.
Đoàn kiểm tra đề nghị Ban Giám hiệu Trường tiểu học, trung học cơ sở Nguyễn Khuyến ngưng việc tập trung học sinh đến trường, thực hiện đúng quy định phòng, chống dịch Covid-19, đến khi có thông báo mới từ cơ quan chức năng. Tuy nhiên, một lãnh đạo UBND phường Trảng Dài cho biết, quá trình làm việc đại diện Ban Giám hiệu trường không chịu ký vào cam kết yêu cầu ngưng việc tập trung học sinh và cho biết sẽ báo cáo Chủ tịch Hội đồng quản trị nhà trường, sau đó sẽ liên hệ với UBND phường. Trước tình hình này, UBND phường Trảng Dài đã báo cáo vụ việc đến UBND TP Biên Hòa và ngành giáo dục xin ý kiến xử lý.
Theo văn bản số 9026/UBND-KGVX ngày 3-8 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, quy định đối với địa bàn TP Biên Hòa, từ 0 giờ ngày 4-8, tạm ngưng hoạt động các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, bao gồm trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục đại học.
Như vậy, đối chiếu với quy định trên của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, việc Trường tiểu học, trung học cơ sở Nguyễn Khuyến cho tập trung hơn 800 học sinh đến trường, với lý do để chuẩn bị năm học mới là chưa tuân thủ quy định phòng, chống dịch.
Theo ghi nhận của phóng viên Nhân Dân điện tử, chiều cùng ngày, Trường tiểu học, trung học cơ sở Nguyễn Khuyến vẫn tập trung đông học sinh đến trường.
Cô bé chỉ học trường làng nói tiếng Anh 'như gió'
Chỉ học trường "làng", chưa từng đi học thêm ở bất cứ trung tâm ngoại ngữ nào, nhưng Phạm Hiền Anh (học sinh lớp 7A7, Trường THCS Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội) có khả năng sử dụng tiếng Anh rất đáng nể.
(Trích đoạn video Hiền Anh bày tỏ quan điểm về điện thoại thông minh với trẻ em)
Trong một số clip cô bé nói tiếng Anh được bố chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều người nhận xét Hiền Anh có cách phát âm, ngữ điệu, cách chia sẻ quan điểm về một vấn đề rất tốt.
Được biết, nữ sinh 13 tuổi thường xuyên được bố đưa đi du lịch trong và ngoài nước. Trong các chuyến đi này, cô bé đều giao tiếp với người bản xứ một cách thành thạo.
Khả năng đọc hiểu tiếng Anh của Hiền Anh cũng vượt trội hơn nhiều đứa trẻ cùng tuổi khi chỉ trong vòng 6 tiếng đồng hồ, cô bé có thể đọc hiểu hết 1 tập truyện Harry Potter bản gốc tiếng Anh dài khoảng 650 trang.
Anh Phạm Trung Tiến - bố của Hiền Anh cho biết, ngoài giờ học trên lớp, con gái anh chủ yếu tự học ở nhà. Từ đầu năm 2019 đến nay, con có tham gia một câu lạc bộ tiếng Anh 1 buổi/ tuần. Trước đó, Hiền Anh cũng chưa từng đến trung tâm hay theo học một lớp học thêm tiếng Anh nào.
Cách học của Hiền Anh phần lớn là tự học qua các nguồn học liệu có sẵn trên các website, kênh học tập trực tuyến...
Chia sẻ về cách định hướng con học tiếng Anh, anh Tiến cho biết, Hiền Anh được tiếp xúc với ngoại ngữ từ năm lớp 1 qua chương trình học ở trường công. Tới năm lớp 3, anh tập hợp một nhóm bạn của con tới nhà và hướng dẫn học qua một website tiếng Anh 1 buổi/ tuần, các buổi khác yêu cầu các bạn học tự học ở nhà.
Hiền Anh trong một chuyến du lịch trải nghiệm Myanmar với bố. Ảnh: NVCC
Là một cựu sinh viên chuyên ngành tiếng Anh, anh Tiến cho rằng, cho trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ sớm là tốt nhưng yếu tố quan trọng hơn là phương pháp tiếp cận hợp lý.
Theo anh, trong giai đoạn cấp 1, trẻ con có năng khiếu bắt chước giọng nói rất tốt, do vậy khoảng thời gian này nên phân bổ chủ yếu cho học nghe, nói. "Bởi quỹ thời gian và sức khỏe của một đứa trẻ có hạn, nên khi đã dành nhiều nguồn lực cá nhân cho học nghe, nói thì nội dung ngữ pháp không cần quan tâm nhiều, nội dung này để dành tới cấp 2 học sẽ hợp lý hơn.
Đứa trẻ cấp 2 có tư duy logic về cách ghi nhớ tốt hơn cấp 1, do vậy giai đoạn này học ngữ pháp và các quy tắc câu cũng hiệu quả hơn. Việc phân bổ thời nội dung học hợp lý giúp đứa trẻ có hiệu quả học tập cao hơn mà không bị quá tải".
Việc anh thường xuyên đưa con đi chơi, ngoài việc cho con cơ hội khám phá thế giới, còn nhằm mục đích giúp con ý thức được rằng ngoại ngữ sẽ là phương tiện giúp con tìm hiểu những nền văn minh mới, những miền đất lạ. Từ đó, việc học ngoại ngữ với con sẽ trở nên nhẹ nhàng, nhiều hứng thú thay vì ép buộc con phải học vì điểm số hay vì những mục đích mà con chưa xác định được.
Không chỉ với môn tiếng Anh, ông bố này cho rằng, với việc học tập nói chung, đừng vội đặt mục tiêu học tập vì nghề nghiệp, mà hãy làm việc đó vì tinh thần khai phóng bản thân.
"Tôi quen những phụ huynh không những không biết tiếng Anh mà tiếng Việt còn viết sai chính tả trầm trọng, nhưng con họ lại học tiếng Anh rất tốt bởi họ biết cách động viên và gợi mở sự ham muốn của đứa trẻ với việc khám phá thế giới, mở rộng kiến thức thông qua việc làm chủ ngoại ngữ".
Anh Tiến cho biết, mặc dù từng học ngoại ngữ nhưng ở nhà, anh không nói bất cứ một câu tiếng Anh nào với con, cũng không dạy con nói theo. Bởi vì theo anh, nên để con học phát âm từ các kênh của người bản ngữ sẽ tốt hơn.
"Chìa khoá của việc học bất cứ một ngôn ngữ nào là sự lặp lại. Vì thế, việc học phải được duy trì thường xuyên, hằng ngày một cách kiên trì để tạo ra phản xạ tự nhiên".
Đi dã ngoại với các bạn trong câu lạc bộ tiếng Anh. Ảnh: NVCC
Những chuyến đi giúp cô bé ý thức được rằng ngoại ngữ là phương tiện kết nối với thế giới. Ảnh: NVCC
Đầu năm 2019, anh có ý định tìm một câu lạc bộ tiếng Anh dành cho trẻ em cho con nhưng chưa tìm được nơi nào phù hợp. Do vậy, anh đã kêu gọi thành lập một câu lạc bộ tiếng Anh với mục tiêu khuyến khích tinh thần tự học ngoại ngữ nói riêng và tự học nói chung của các bạn nhỏ.
Hiện tại, Hiền Anh tham gia câu lạc bộ một lần/ tuần, vừa để chia sẻ, động viên, vừa học cùng các bạn. Cô bé cũng có một thời gian làm "trợ giảng" và dạy cho các em lớp 1 trong câu lạc bộ. Nhưng năm nay, do phải chuẩn bị cho kỳ thi cấp 3 nên Hiền Anh đã ngừng 2 hoạt động này.
Chia sẻ về bí quyết để học tốt tiếng Anh, Hiền Anh cho rằng: "Muốn học tiếng Anh hiệu quả thì phải đặt ra mục tiêu, đặt ra câu hỏi vì sao ta cần giỏi tiếng Anh và học như thế nào cho đúng. Mục tiêu học tiếng Anh của con là giao tiếp, kết bạn và bổ sung kiến thức".
Thực hiện giãn cách xã hội, kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Đà Nẵng sẽ diễn ra thế nào? Theo bà Lê Thị Bích Thuận, Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng, kỳ thi THPT tại thành phố vẫn diễn ra bình thường theo lịch chung cả nước và đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch. Sau khi Đà Nẵng thông báo thực hiện giãn cách xã hội từ 13h ngày ngày 36/7, Sở GD&ĐT cũng có công văn cho học sinh, học...