Bất chấp Nga phản đối, Mỹ quyết hiện diện quân sự ở Biển Đen
Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus khẳng định Mỹ vẫn tiếp tục công việc giữ ổn định và an ninh hàng hải ở Biển Đen, bất kể trước đó phía Nga coi đây là hành động gây bất ổn, theo Reuters ngày 17.6.
Tàu khu trục USS Porter của Mỹ từ Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ qua eo biển Bosphorus vào Biển Đen ngày 6.6.2016. REUTERS
Đầu tháng 6, tàu khu trục USS Porter của Hải quân Mỹ đã tiến vào Biển Đen, dẫn tới sự phản ứng khá nặng nề từ phía Nga. Thổ Nhĩ Kỳ và Romania cũng được xem sẽ thúc đẩy sự hiện diện lớn hơn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong vùng biển này, theo nội dung của cuộc họp NATO tại Warsaw (Ba Lan) vào tháng tới.
Bộ trưởng Hải quân Mỹ, ông Ray Mabus nói rằng các hoạt động của Mỹ nhằm ngăn chặn xung đột cũng như giữ cho các tuyến hàng hải được thông mở.
“Chúng tôi sẽ hiện diện ở đó. Chúng tôi đang làm công tác ngăn chặn. Đó là lý do chính cho sự hiện diện của chúng tôi nhằm ngăn chặn những xung đột có thể xảy ra”, Reuters dẫn lời ông Ray Mabus nói khi đang ở trên chiếc tàu khu trục USS Mason của Mỹ ở Địa Trung Hải.
Mối quan hệ giữa Mỹ, NATO và phía Nga đã trở nên rất xấu từ năm 2014, và mâu thuẫn tiếp tục leo thang trong thời gian gần đây.
Những phát biểu của ông Mabus xuất hiện chỉ vài ngày sau khi Nga chỉ trích NATO về những cuộc thảo luận để tạo ra một lực lượng thường trực trên Biển Đen.
“Nếu quyết định tạo ra lực lượng thường xuyên ấy được thực hiện, dĩ nhiên nó sẽ gây mất ổn định, vì đây không phải là một vùng biển của NATO”, các hãng tin Nga dẫn lời quan chức Bộ Ngoại giao Nga Andrei Kelin.
Năm 2014, Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Nước này có Hạm đội Biển Đen hiện diện ở Sevastopol.
Video đang HOT
Mặc dù Nga luôn bác bỏ vai trò của mình trong các cuộc khủng hoảng ở Ukraine và Syria, NATO vẫn xem Moscow là mối đe dọa. Trong khi đó, Mỹ khẳng định việc làm của họ vẫn tương tự những gì xảy ra trong quá khứ.
“Chúng tôi đã ở Địa Trung Hải liên tục 70 năm nay kể từ Chiến tranh thế giới thứ 2. Chúng tôi đã giữ cho các tuyến hàng hải được tự do. Đó là những gì chúng tôi làm”, Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus nhấn mạnh.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Nga mất độc diễn Biển Đen
Biển Đen dường như không còn là đất diễn của Nga. NATO, Mỹ và các nước đang tích cực tăng cường sự hiện diện của mình tại đây.
Nga cảnh cáo NATO không thiết lập hải quân trên Biển Đen
Ngày 15/6, truyền thông Nga dẫn lời ông Andrei Kelin, quan chức cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Moskva lo ngại trước việc NATO thiết lập hải quân trên Biển Đen.
"Nếu quyết định thành lập một lực lượng thường trực trên Biển Đen được đưa ra, dĩ nhiên nó sẽ gây bất ổn, vì đây không phải là vùng biển của NATO. Vùng biển này (Biển Đen) không có liên quan gì tới liên minh đó (NATO). Và tôi không cho rằng điều này sẽ cải thiện quan hệ của chúng ta với NATO", ông Andrei Kelin tuyên bố.
Trước đó, ngày 14/6, sau cuộc họp các bộ trưởng quốc phòng NATO ông Jens Stoltenberg, Tổng Thư ký NATO tuyên bố khối quân sự này quyết định tiếp tục tăng cường sự hiện diện tại Biển Đen.
Nga cảnh cáo NATO không thiết lập hải quân trên Biển Đen
"Trong hai ngày tới, các Bộ trưởng Quốc phòng NATO sẽ thảo luận về các quyết định để tăng cường phòng thủ tập thể và thúc đẩy hợp tác với các đối tác của NATO. Đầu tiên, NATO sẽ tăng cường khả năng phòng vệ cho các đồng minh để ngăn chặn những mối đe dọa từ mọi hướng và những thách thức ngày càng gia tăng trong khu vực", ông Stoltenberg tuyên bố.
Bên cạnh đó, Tổng thư ký NATO cũng khẳng định, Bộ trưởng quốc phòng các nước sẽ đi tới thống nhất việc triển khai bốn tiểu đoàn đa quốc gia đến các nước vùng Baltic và Ba Lan.
"Đây sẽ là một phần của sự thay đổi lớn hơn trong thế trận quốc phòng và răn đe của NATO cũng như tạo ra thế cân bằng lớn hơn nhăm củng cố và tăng cường sự hiện diện của NATO trong tương lai".
Cụ thể, Liên minh quân sự này sẽ thành lập 4 tiểu đoàn tinh nhuệ đa quốc gia ở ba nước vùng Baltic là Latvia, Litva, Estonia và Ba Lan, trong đó có phần lớn có sự đóng góp binh sĩ của Mỹ, Anh, Đức và Canada.
Ngoài ra, NATO cũng sẽ thiết lập một lực lượng phản ứng nhanh làm trung tâm với khoảng 5.000 quân luôn sẵn sàng di chuyển trong vài ngày, đồng thời thiết lập 8 căn cứ quân sự nhỏ khu vực phía Đông với nhiệm vụ phối hợp lên kế hoạch, luyện tập và tiếp viện khi cần thiết", ông Stoltenberg nhấn mạnh.
Biển Đen không còn là đất diễn của Nga?
Thực tế với vị trí đặc biệt, từ lâu biển Đen đã được ví như sân sau của Nga. Tuy nhiên thời gian gần đây, NATO, Mỹ cũng như các nước trong khu vực đã gia tăng sự hiện diện của mình tại đây. Giới phân tích cho rằng, biển Đen hiện nay dường như không còn là đất diễn, nơi phô trương thanh thế và sức mạnh của Nga.
Hồi tháng 2 vừa qua, khi chủ trì cuộc họp các Bộ trưởng 28 nước thành viên Khối đồng minh quân sự này ở Brussels, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã tuyên bố rằng Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương có kế hoạch tăng cường hiện diện quân sự ở phía đông Địa Trung Hải và Biển Đen.
Đồng thời ông Stoltenberg cũng cho biết, NATO có kế hoạch triển khai quân ở Đông Âu và các nước Baltic.
Trên Biển Đen, một tam giác liên minh chế ngự Nga đã hình thành
"Việc tăng cường và mở rộng tiềm lực ở Biển Đen là cách mà NATO gia tăng sự hiện diện tuyến đầu của liên minh, nhằm đảm bảo khả năng tăng cường sức mạnh, nguồn lực của khối và tiến hành hoạt động giám sát tình báo trong khu vực này", ông Stoltenberg khẳng định.
Cùng với NATO, Mỹ cũng đang tăng cường các hoạt động kiểm soát tại khu vực này khiến Moskva vô cùng lo ngại.
Mới đây, hôm 10/6, truyền thông Nga đưa tin tàu khu trục hải quân Mỹ USS Porter tiến vào Biển Đen từ vài ngày trước trong một đợt điều động định kỳ.
Nga gọi đây là động thái gây sự bởi Mỹ gần đây đã triển khai một hệ thống tên lửa ở châu Âu. Giới chức hải quân Mỹ ngày 8/6 cho biết Washington còn điều hai tàu sân bay đến Địa Trung Hải trong tháng để cân bằng các hoạt động quân sự của Nga.
"Tất nhiên, chúng tôi không chấp thuận điều này và nó chắc chắn sẽ dẫn đến các biện pháp đáp trả", ông Andrei Kelin, quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Nga nói.
Trước đó, hôm 4/4, tàu khu trục Mỹ USS Jason Dunham đã đi qua Bosporus và tiến vào Biển Đen. Theo thông báo, tàu này ở lại Biển Đen cho đến ngày 14/4 và sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ đến thăm thành phố cảng Odessa của Ukraine.
Vào đầu tháng 3 năm nay, 6 tàu chiến của NATO đã tham gia vào các cuộc tập trận hải quân ở biển Đen. Chiến dịch do Mỹ dẫn đầu bao gồm các cuộc tập trận, huấn luyện chống tàu ngầm và phòng không.
Theo_Báo Đất Việt
NATO tố Nga muốn tạo 'vùng ảnh hưởng' bằng biện pháp quân sự Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hôm nay nói Nga đang tìm cách thiết lập một "vùng ảnh hưởng bằng các biện pháp quân sự". Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: Reuters. "Chúng ta đang chứng kiến quá trình quân sự hóa quy mô lớn ở các biên giới NATO, Bắc Cực, Baltic, từ Biển Đen...