Bất chấp lệnh cấm, các công ty Mỹ vẫn lách luật làm ăn với Huawei
Các nhà sản xuất chip xử lý, bao gồm Intel và Micron, đã tìm ra cách lách lệnh cấm của Chính phủ Mỹ.
Tờ New York Times, dẫn lời một số nguồn tin, cho biết, một số công ty công nghệ thông tin của Mỹ vẫn tiếp tục bán các sản phẩm của mình cho Huawei, bất chấp lệnh cấm của chính quyền Mỹ.
Theo các nguồn tin, một số nhà sản xuất chip xử lý, như Intel và Micron, đã tìm ra cách để có thể tiếp tục làm ăn với Huawei. “Việc giao hàng đã bắt đầu khoảng 3 tuần trước, và các công ty này đã lợi dụng việc các sản phẩm được đóng gói tại dây chuyền ngoài nước sẽ không được dán mác là ‘Made in USA’” – một nguồn tin giải thích.
Hiện Intel và Micron đều từ chối bình luận về thông tin này.
Video đang HOT
Các công ty công nghệ của Mỹ vẫn tìm cách lách luật để làm ăn với Huawei. (Ảnh: Reuters)
Theo lệnh cấm, cho đến giữa tháng 8, các công ty Mỹ chỉ được phép bán cho Huawei các linh kiện cần thiết để duy trì các sản phẩm hiện có của phía công ty Trung Quốc. Việc bán các linh kiện để lắp ráp và các sản phẩm mới là hoàn toàn bị cấm.
Cựu quan chức của Bộ Thương mại Mỹ, ông Kevin Wolf, cho biết ông đã tư vấn cho một số công ty Mỹ về lệnh cấm trong giao dịch với Huawei. Ông giải thích rằng hoàn toàn có thể lách được lệnh cấm đó nếu như hàng hóa được sản xuất bên ngoài nước Mỹ và việc bán chúng không đe dọa đến lợi ích an ninh quốc gia của nước này.
Cũng theo nguồn tin của New York Times, tổng khối lượng giao dịch của các công ty Mỹ với Huawei ước tính lên tới hàng tỷ USD, tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ bao nhiêu phần trăm trong số đó là các hợp đồng cung cấp linh kiện cho các sản phẩm mới. Phía Huawei trước đó cũng từng tuyên bố hàng năm họ đã chi trả khoảng 11 tỷ USD cho giao dịch với các công ty Mỹ.
Chính quyền Mỹ cáo buộc Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động gián điệp với sự trợ giúp của các thiết bị mạng 5G mà phía Huawei cung cấp. Bộ Thương mại Mỹ đã liệt Huawei vào danh sách đen hồi tháng 5, tuy nhiên sau đó có cấp giấy phép tạm thời có thời hạn 90 ngày cho công ty này. Theo đó, Huawei vẫn được phép duy trì các thiết bị và mạng hiện có.
Chủ tịch sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi cho biết vì các lệnh trừng phạt của Mỹ mà công ty này có thể mất đến 30 tỷ USD doanh thu trong các năm 2019 và 2020.
Theo vtc
Lệnh cấm của Mỹ với Huawei có thể ngăn cản việc triển khai 5G toàn cầu
Việc đưa Huawei vào danh sách đen thương mại Mỹ không chỉ làm tổn thương các công ty Mỹ như Google, Qualcomm, Intel... mà còn ảnh hưởng đến việc triển khai công nghệ 5G trên toàn cầu.
Huawei đóng vai trò lớn trong việc phát triển mạng 5G toàn cầu - Ảnh: AFP
Theo PhoneArena, thế hệ kết nối không dây tiếp theo cung cấp khả năng tải xuống dữ liệu nhanh hơn gấp 10 lần so với 4G LTE. Một khi 5G có mặt ở mọi nơi, chúng ta sẽ thấy những thứ như xe không người lái và những phát minh mới mà chúng ta thậm chí không thể hình dung được ở thời điểm hiện tại. Và Huawei, với tư cách là nhà cung cấp thiết bị mạng hàng đầu thế giới, tham gia nhiều vào việc triển khai toàn cầu 5G.
Nhưng lệnh cấm đối với Huawei có thể làm chậm quá trình cung cấp 5G trên toàn thế giới. Theo Reuters, một số công ty không cho phép nhân viên của mình trò chuyện với nhân viên Huawei để thảo luận về các chủ đề như tiêu chuẩn kỹ thuật cho 5G. Các công ty như Intel, Qualcomm và thậm chí cả nhà mạng Hàn Quốc LG U không tham gia vào các cuộc đàm phán quan trọng để giúp phát triển và xây dựng 5G trên cơ sở toàn cầu.
Mặc dù chính quyền Mỹ đã trì hoãn lệnh cấm Huawei thêm 90 ngày để họ có thể mua các bộ phận và phần mềm từ Mỹ, cũng như cho phép các công ty Mỹ thảo luận với Huawei khi cần thiết cho việc phát triển các tiêu chuẩn 5G. Nhưng các công ty Mỹ không buộc phải nhất thiết tham gia vào các trò chuyện này với công ty Trung Quốc, có nghĩa là Huawei đang bị kiềm chế trong các cuộc thảo luận.
Ngay cả khi Viện Kỹ sư Điện và Điện tử (IEEE) đã được bật đèn xanh để cho phép các kỹ sư của Huawei tham gia vào các đánh giá ngang hàng thì công ty vẫn bị hạn chế ở nhiều mặt. Như đã biết, Mỹ đã cảnh báo các đồng minh không cho phép các nhà mạng ở quốc gia của họ sử dụng thiết bị mạng Huawei, với lo ngại Huawei đặt cửa hậu trong các thiết bị của mình để gửi thông tin tình báo về Trung Quốc khi được chính quyền nước này yêu cầu.
Hiện tại, Mỹ, Nhật Bản và Úc đã cấm sử dụng thiết bị mạng Huawei tại quốc gia của họ, trong khi một số quốc gia châu Âu như Anh và Đức vẫn còn đang quyết định phải làm gì với việc cho phép thiết bị của Huawei được sử dụng để tạo mạng 5G bên trong biên giới của họ. Những quốc gia khác như Pháp không đặt ra yêu cầu đối với các nhà mạng về việc có sử dụng thiết bị Huawei hay không.
Để 5G được triển khai nhanh trên toàn cầu thì phải cần có sự đồng thuận có hay không cho phép các kỹ sư của Huawei tham gia vào bất kỳ cuộc thảo luận nào trong tương lai về các tiêu chuẩn kỹ thuật 5G.
Theo thanh niên
Thiết bị Huawei tiềm ẩn nguy cơ an ninh 'nghiêm trọng' Chính phủ Anh vừa cảnh báo thiết bị viễn thông của Huawei đặt ra các quan ngại 'nghiêm trọng' về bảo mật. Trong báo cáo dài 46 trang đánh giá các nguy cơ an ninh từ Huawei, quan chức Anh không kêu gọi lệnh cấm đối với thiết bị viễn thông 5G của công ty này song nhắc đến các "thiếu sót cơ...