Bất chấp cảnh báo để cố sinh bằng được con trai, giờ đây khi hơn 70 tuổi, bố mẹ bắt 3 đứa con gái phải gánh vác trách nhiệm nuôi nấng em trai mắc hội chứng Down
Hành trình chăm sóc cho em trai quả thực không hề dễ dàng, đứa bé sức đề kháng rất kém, ốm đau liên miên, các mốc phát triển đều chậm chạp hơn rất nhiều.
Bố mẹ tôi không phải là những người phụ huynh quá mức nặng nề chuyện sinh được con trai hay con gái nhưng tận sâu thẳm trong lòng thì họ vẫn mong muốn có 1 cậu con trai. Nhà tôi có 3 chị em gái, bố mẹ nuôi nấng chúng tôi tử tế, đứa nào cũng học hành đầy đủ, tuy bố mẹ không thể hiện tình cảm nhiều nhưng cả 3 đứa chúng tôi cũng chưa từng phải chịu thiệt thòi gì.
Cả 3 chị em tôi đều hơi khó gần bố mẹ, không đứa nào có vấn đề khúc mắc gì với bố mẹ hết nhưng lại không thể có mối quan hệ thân thiết, tự nhiên như những gia đình khác. Không hiểu vì sao nhưng trong tiềm thức của cả 3 đứa đều luôn cảm thấy như mình thật có lỗi khi sinh ra không phải là 1 đấng nam nhi.
Từ khi những người chị của tôi rồi đến tôi lần lượt ra đời, lòng mong ước có một người con trai trong gia đình cứ thầm lặng trong tim bố mẹ. Đối với họ, con trai không chỉ là niềm tự hào mà còn là chỗ dựa vững chắc cho gia đình sau này. Thế nhưng con cái là lộc trời cho mà, đâu phải cứ muốn mà được đâu.
Thời gian trôi qua, khi mẹ tôi bước vào độ tuổi 48, hy vọng về việc có 1 cậu con trai dường như chỉ còn lại là ước vọng xa vời, nhưng rồi, một tin vui bất ngờ đến, mẹ tôi đã mang thai. Đó là một quyết định mà với nhiều người có thể nói là liều lĩnh, bởi ở độ tuổi đó, việc mang thai và sinh nở là một thách thức lớn, cả về mặt sức khỏe lẫn tinh thần.
Tuy nhiên, niềm vui đến chưa đầy 3 tháng thì cũng là lúc mẹ tôi phát hiện ra độ mờ da gáy của thai nhi quá cao. Bác sĩ đã yêu cầu làm rất nhiều xét nghiệm sàng lọc, thậm chí là chọc ối nhưng nguy cơ mắc hội chứng Down của em bé là rất cao.
Tất cả mọi người đều khuyên can, từ người thân trong gia đình đến các bác sĩ. Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh đều chỉ ra những nguy cơ cao, việc đứa bé có khả năng bị mắc hội chứng này là gần như chắc chắn. Thế nhưng bố mẹ tôi đã quyết định, họ sẽ tiếp tục hành trình này, bất kể hậu quả.
Cho đến các tháng cuối thai kỳ, hình ảnh siêu âm gần như đã chắc chắn hình thái bất thường và đặc trưng của em bé, nhưng đã đi đến đây thì bố mẹ tôi không thể dừng lại được vì thai nhi đã quá lớn rồi.
Video đang HOT
Ngày em trai tôi chào đời là một ngày không thể nào quên. Vui mừng lẫn lo lắng xen lẫn trong ánh mắt của cha mẹ. Nhưng cũng từ đó, một hành trình mới của gia đình tôi bắt đầu. Em bé mắc hội chứng Down, một thực tế mà tất cả chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần từ lâu.
Hành trình chăm sóc cho em trai quả thực không hề dễ dàng, đứa bé sức đề kháng rất kém, ốm đau liên miên, các mốc phát triển đều chậm chạp hơn rất nhiều. Lớn hơn 1 chút, thì thằng bé bớt ốm đau nhưng lại bắt đầu hành trình mới, hành trình chẳng bao giờ có điểm kết.
Theo thời gian thì 3 chị em chúng tôi đều đi lấy chồng hết, khi bước chân đi lấy chồng thì cả 3 đứa chúng tôi đều không nhận bất kỳ của hồi môn nào của bố mẹ, chúng tôi hiểu rằng việc nuôi em trai mình sẽ rất vất vả với bố mẹ. Con gái đi lấy chồng rồi thì kiến giả nhất phận, chẳng thể giúp đỡ được bố mẹ nhiều hơn.
Giờ đây, cha mẹ tôi đã ngoài 70, sức khỏe đã không còn như xưa, cũng không còn sức lao động nữa mà việc nuôi con trai lại vẫn cứ là gánh nặng không thể có hồi kết. Em trai tôi, với tuổi đời mới chỉ hơn 20, không thể tự chăm sóc bản thân, không thể tự kiếm sống sinh tồn, gánh nặng này đặt lên vai 2 ông bà già đã ở cái tuổi xưa nay hiếm. Cuộc sống của em luôn cần có sự giúp đỡ và chăm sóc đặc biệt, lúc này bố mẹ tôi bắt đầu lo lắng rằng nếu mình qua đời thì cậu con trai này sẽ sống như thế nào đây?
Và ngày đó đã đến, bố mẹ gọi 3 đứa con gái chúng tôi về, thậm chí gọi cả con rể để yêu cầu chúng tôi phải có trách nhiệm nuôi nấng, chăm sóc em trai. Chồng của chị cả là người đầu tiên thẳng thừng từ chối.
Nói đúng ra thì chúng tôi ai cũng phải lo cho nhà chồng, ngay như nhà chồng tôi cũng có mẹ chồng đang đau ốm triền miên cần phải chăm sóc. Trừ khi chúng tôi quyết tâm bỏ chồng chứ có mấy người đàn ông chấp nhận việc phải nuôi em vợ cả đời đâu. Cái này tôi và các chị đều hiểu cho các ông chồng nhà mình.
Chính bản thân 3 đứa chúng tôi cũng đủ thứ gánh nặng đặt lên vai, chúng tôi cũng còn con còn cái, cũng phải sống cuộc đời của mình. Vì sao bây giờ chúng tôi phải gánh vác hậu quả của sự lựa chọn cố chấp của bố mẹ mình ở quá khứ?
Mỗi chúng tôi đều có những lo lắng về tương lai, chăm sóc 1 người mắc hội chứng Down không hề đơn giản và làm thế nào để không ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình mình?
Thứ chúng tôi có thể hỗ trợ bố mẹ chỉ là về 1 phần nào về mặt tài chính, chúng tôi đã chấp nhận không nhận bất kỳ tài sản nào của bố mẹ vì biết rằng bố mẹ còn phải lo cho em trai rất nhiều, nhưng bảo chúng tôi phải có trách nhiệm nuôi nấng thằng bé suốt phần đời còn lại thì chúng tôi không đủ bao dung…
Có thể bố mẹ cho rằng chúng tôi ích kỷ, máu lạnh nhưng chúng tôi cũng phải sống cuộc đời của mình và chịu trách nhiệm với những quyết định của bản thân. Chẳng phải quá bất công khi bắt chúng tôi phải gánh vác gánh nặng từ sự lựa chọn sai lầm của người khác sao?
Phát hiện chồng ngoại tình, tôi rụng rời nhớ lại câu nói của mẹ chồng ngày ra mắt, hóa ra đó là lời cảnh báo
Nhưng tiểu tam tôi gặp thật sự không phải dạng vừa. Hóa ra cô ta có thể vênh váo như thế là vì chắc chắn sẽ sinh được con trai.
Cô ta biết chồng tôi muốn kiếm cháu trai cho mẹ mình.
Năm đó, tôi từng hồi hộp suy nghĩ xem phải tặng quà gì cho mẹ chồng tương lai. Tôi thật sự rất căng thẳng, không biết liệu bà ấy có thích tôi không, lần đầu gặp mặt có thuận lợi hay không. Đây có lẽ là tâm trạng của bất kì cô gái nào khi sắp được gả đi.
Nhưng trái với những gì tôi lo lắng, cha mẹ chồng đã rất nồng nhiệt, vui vẻ khi lần đầu gặp tôi. Thậm chí tôi còn thấy họ ưu ái tôi còn hơn cả cô em của chồng. Dù mới gặp mặt nhưng mẹ chồng đã nói chuyện với tôi rất lâu. Lúc đó tôi đã nghe bà nói rằng tài sản sau này đều sẽ để lại hết cho hai vợ chồng tôi, con gái ruột cũng không được phần nào. Tôi cảm thấy bà rất thật lòng với tôi, nhưng vẫn muốn hỏi chồng tôi, rằng có phải vì mẹ anh ấy nghĩ tôi dòm ngó gia tài mà muốn thăm dò tôi?
Chồng tôi khi đó liền nói không phải, vì mẹ anh ấy luôn nghĩ rằng tài sản để lại luôn phải cho con trai. Trong nhà, anh ấy luôn được mẹ để ý hơn em gái. Lúc đó tôi chỉ nghĩ số mình tốt thật, được gả cho chồng tốt, mẹ chồng ưu ái, cũng không phải lo em chồng gây khó dễ. Vì thế, tôi mang tâm lý nhẹ nhàng và thoải mái khi về nhà chồng.
Sau khi kết hôn, mối quan hệ của tôi với mẹ chồng rất tốt. Một năm sau đó thì em chồng kết hôn, mẹ chồng tôi nói tôi không cần phải tốn kém gì cho em ấy. Mẹ chồng tôi cũng chỉ chuẩn bị chút ít của hồi môn. Bà ấy nói, con gái gả đi rồi thì nhà chồng tương lai phải tự lo liệu. Dù tôi không có ý kiến, nhưng thật lòng cũng cảm thấy mẹ chồng đã nghĩ cho vợ chồng tôi.
Nhưng hai năm sau đó mọi thứ thay đổi khi tôi sinh con gái. Mẹ chồng tôi không vui vẻ như trước, nhưng cũng không quá đáng. Bà cho rằng, tôi còn có thể sinh được đứa thứ hai, thứ ba.
Dù vậy, tôi lại không muốn sinh thêm. Vì tâm lý từng là con một, tôi chỉ muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho một đứa con, như cách cha mẹ tôi từng yêu thương tôi. Bởi thế, khi mẹ chồng tôi nói muốn có cháu thứ hai, tôi đã thẳng thắn rằng không nhất thiết phải đẻ con trai, quan trọng là lo được cho một đứa đủ đầy nhất.
Cũng chính lúc đó, những mơ mộng đẹp đẽ trong tôi vỡ tan tành. Mẹ chồng tôi đã nói:
"Nhà tôi có mỗi con trai, cô muốn nó không có người nối dõi?".
Từ đó, mẹ chồng tôi hoàn toàn thay đổi thái độ, cực kì lạnh nhạt với tôi và cháu gái. Cũng chính lúc ấy tôi mới có sự cảm thông với em chồng. Em chồng tôi không có được tình yêu thương từ cha mẹ ruột, lấy chồng rồi cũng chẳng mấy lần trở về.
Nhưng đỉnh điểm chính là khi chồng tôi cũng vì thái độ của mẹ chồng mà dần thay đổi. Tôi không biết anh ấy nghe được gì từ mẹ, mà dần trách cứ tôi không chịu sinh con thứ hai. Chồng tôi cũng không yêu thương con gái của mình.
Ác mộng thật sự bắt đầu khi tôi phát hiện chồng ngoại tình. Chồng tôi cặp bồ với một cô gái mà anh ta gặp khi đi ăn cơm trưa ở chỗ làm. Hai người họ luôn nói là yêu nhau thật sự. Khi tôi biết thì nhân tình đã mang thai 4 tháng, còn lên mặt nói rằng đừng hòng đuổi được cô ta. Nhưng tôi biết, chồng tôi chưa muốn ly hôn. Vì dù thế nào thì điều kiện của tôi vẫn tốt hơn cô ta. Tôi có học thức, ưa nhìn, gia cảnh cũng khá giả. Tôi từng nghĩ chắc chỉ vì chồng tôi đang u mê chưa tỉnh.
Nhưng tiểu tam tôi gặp thật sự không phải dạng vừa. Hóa ra cô ta có thể vênh váo như thế là vì chắc chắn sẽ sinh được con trai. Cô ta biết chồng tôi muốn kiếm cháu trai cho mẹ mình. Tình thế lúc ấy hoàn toàn lật ngược, chồng tôi khi biết mình sắp có con trai đã không còn chút vấn vương gì với mẹ con tôi.
Và khi biết con trai ngoại tình, còn sắp mang cháu nội về, mẹ chồng tôi bày dáng vẻ đương nhiên như chẳng có gì sai. Bà nói với tôi đã thế thì hãy ly hôn với chồng. Tôi hoàn toàn tuyệt vọng và tổn thương. Tôi như một kẻ điên, vùng lên với dáng vẻ hung dữ như rút hết sức lực còn lại mà có. Nhưng khi ấy tôi chỉ nghe cô con gái nhỏ của mình nói:
"Mẹ ơi, hay là mình đừng ở đây nữa, ba và bà nội đều không thích mình mà!".
Vì câu nói đó của con, tôi rơi nước mắt thật nhiều nhưng đã dứt khoát ra đi. Tại sao tôi phải ở lại đây khi họ chẳng coi mẹ con tôi ra gì? Tại sao tôi và con phải chịu đựng những điều này?
Khi ly hôn rồi, em chồng cũ có tìm đến mẹ con tôi. Em ấy nói, đều là phụ nữ, chỉ có thể âm thầm giúp mẹ con tôi như thế. Tôi lại rơi nước mắt, vậy mà ngày trước tôi chưa từng giúp đỡ cô ấy điều gì cả.
Sau này tôi mới hiểu câu nói của mẹ chồng khi lần đầu gặp mặt. Hóa ra, một câu tài sản sau này đều là của vợ chồng tôi chính là đừng mong trong gia đình họ coi trọng phụ nữ. Đến cả con gái ruột, họ còn không yêu thương, thì làm gì họ quý trọng con dâu và cháu gái? Mà cho dù tôi có sinh được con trai cho họ, có khi họ chỉ cần cháu mà tìm cách đuổi tôi đi. Một gia đình trọng nam khinh nữ thì chỉ vùi dập phụ nữ không thương tiếc.
Cuối cùng tôi cũng hiểu vì sao người ta hay nói chọn chồng phải xem chừng mẹ chồng...
U50 không cho em trai mượn sổ đỏ để vay tiền liền bị em bêu riếu khắp nơi, cay đắng nhận ra một điều đắt giá Gánh nặng của gia đình không phải là con cái mà lại chính là người em trai sống ngay bên cạnh. Đúng là cuộc đời thật tréo ngoe. Tôi năm nay đã gần 50 tuổi. Công việc của vợ chồng tôi ổn định, thu nhập khá, nhà cửa đâu ra đó và có xe riêng, các con đều đã lập gia đình cả...