Em trai làm giám đốc, anh ‘gãy lưỡi’ nhờ xin việc cho con không được
Mỗi lần lên nhà em trai chơi, nhìn em sống trong căn nhà khang trang, tiện nghi đầy đủ, tôi lại chạnh lòng thương đứa con trai của mình.
Ngày con trai học đại học, tôi mạnh miệng nói: “Con cố gắng học hành chăm chỉ, khi nào ra trường, bố nhờ chú Thành xin cho vào công ty chú, không phải lo lắng nhiều”. Cậu con trai răm rắp nghe lời bố nên học hành chăm chỉ, tốt nghiệp loại khá.
Lúc con ra trường, tôi chủ động nói với em trai – đang là giám đốc – sắp xếp cho cháu một vị trí trong công ty nhưng em ấy liên tục đánh trống lảng. Khi thì em bảo bận công tác, lúc em bảo chưa có vị trí trống, chờ thêm một thời gian.
Con trai thất nghiệp suốt 6 tháng, không có công ăn việc làm, phải đi chạy xe ôm kiếm thu nhập khiến người làm cha như tôi vô cùng sốt ruột.
Tôi lại chủ động mở lời thì em bảo: “Anh cứ bao bọc quá sau nó hư, không biết tự lập. Đàn ông là phải ra ngoài bươn chải, chịu khó phấn đấu thì mới có sự nghiệp tốt đẹp. Em cũng từng như vậy, có ai sắp xếp cho em đâu”.
Nghe em trai nói vậy, tôi cụt hứng nhưng vẫn nhẫn nhịn chờ đợi thêm và dặn con thử gửi đơn xin việc vài nơi, tìm cơ hội.
Sau khi nghỉ việc chạy xe ôm, con làm cho một công ty đúng chuyên ngành nhưng công việc vất vả, lương ba cọc ba đồng. Con gọi điện về kêu ca suốt ngày khiến tôi sốt hết ruột. Chưa kể, con phải đi thuê căn phòng trọ hơn 10m2, chật chội lại tốn kém.
Gác lại chuyện xin việc, tôi bàn với em trai cho con ở nhờ một thời gian để bớt tiền thuê nhà trong lúc công việc chưa ổn định. Em trai và vợ đều đồng quan điểm không cho người lạ ở trong nhà. Đến người giúp việc, họ cũng chỉ thuê theo giờ.
Video đang HOT
Đành vậy, tôi lại nhờ em để cho cháu ở tạm căn nhà 3 tầng đang bỏ không của em trong ngõ, tiện cháu trông nhà giúp chú, đi lại cũng đỡ vất vả hơn.
Em trai bảo sẽ về bàn với vợ và trả lời. Nhưng sau đó một tuần, tin em báo khiến tôi “sét đánh ngang tai”. Em trai bảo căn nhà đó vợ em đang muốn cho thuê cả nhà để họ kinh doanh. Nếu cho cháu ở một phòng sẽ khó cho thuê và không được giá.
Câu nói của em như dao cứa vào tim tôi. Tôi tủi thân vô cùng. Là anh em cùng cha, cùng mẹ, tôi số vất vả làm nông dân, còn em may mắn trở thành ông này ông nọ. Thế mà ngay việc để cho cháu ở nhờ trong căn nhà bỏ không, em cũng từ chối.
Quá giận, nhân dịp giỗ bố, tôi gọi em về quê nói thẳng chuyện vợ chồng em sống ích kỉ, tính toán thì em trai giải thích: “Em không tính toán nhưng em không muốn bất cứ đứa cháu nào, ngay cả con em có cảm giác được bao bọc ngay từ khi vào đời.
Nếu chúng được người thân lo liệu cho từng chút một, không phải bận tâm điều gì thì sau chúng không thể trở thành người giỏi giang, tự lập được.
Em có cách làm của em, mong anh hiểu. Em nghĩ anh không nên nhồi vào đầu con tư tưởng đợi chờ người khác sắp xếp công việc hay nhận sự giúp đỡ của người khác, như vậy con mới khá lên được”.
Tôi tự hỏi tại sao người một nhà không giúp nhau lúc khó khăn, tại sao em trai lại có thể đối xử với cháu ruột của mình như vậy trong khi tôi đã hạ mình nhờ vả? Chú đã quên lúc trước nhờ tôi nghỉ học sớm nên chú mới có thể học hành thành tài?
Dù tôi chưa làm được gì nhiều cho chú nhưng việc tôi nghỉ học ở nhà giúp mẹ việc đồng áng chính là gián tiếp giúp chú nên người.
Tôi không giàu nên mới nhờ cậy tới em nhưng… Thực sự tôi không cam lòng.
Vừa phát hiện mắc bệnh ung thư, chồng liền đòi lập di chúc để lại căn nhà cho em trai trong khi sổ đỏ còn đứng tên tôi
Tôi đau đớn nhận ra 8 năm tình nghĩa đã trao đều bị chà đạp bởi sự toan tính của gia đình chồng.
Người đàn ông từng thề non hẹn biển yêu tôi, khi phát hiện mình bị ung thư, đã ngay lập tức yêu cầu lập di chúc để lại căn nhà cho em trai. Lý do của chồng tôi rất đơn giản, nếu anh ấy có mệnh hệ gì, chắc chắn tôi sẽ đưa con về nhà ngoại. Trong khi bố mẹ chồng đều đã già yếu, chỉ có thể dựa vào em trai để phụng dưỡng. Anh ấy muốn xin căn nhà cho em trai cũng là muốn bố mẹ có chỗ nương tựa lúc tuổi già.
Tôi không kìm nén được nỗi xót xa trong lòng, liên tục hỏi anh: "Anh đã lo liệu cho bố mẹ và em trai chu đáo rồi, vậy còn em và con gái thì sao?". Chồng tôi lảng tránh ánh mắt, không dám nhìn thẳng vào tôi, chỉ lí nhí nói: "Bố mẹ em điều kiện tốt, lương hưu cao, nuôi hai mẹ con em chắc không thành vấn đề".
Tôi chết lặng nhìn người đàn ông trước mặt, chưa bao giờ cảm thấy tuyệt vọng và đau đớn đến thế. Sự ích kỷ của anh ta lúc này hiện rõ mồn một.
Mẹ chồng cũng khuyên tôi: "Vợ chồng vốn nên có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu. Nhà ngoại con điều kiện tốt. Còn chúng tôi với thằng út, đều trông cậy vào căn nhà này cả".
Em chồng cũng lên tiếng: "Chị dâu, em luôn coi chị như chị gái ruột. Anh trai em đã ra nông nỗi này rồi, chị hãy hoàn thành tâm nguyện của anh ấy đi. Em đảm bảo với chị, nhà sang tên em cũng chỉ là hình thức, đợi cháu gái lớn, lấy chồng rồi, em sẽ trả lại".
Tôi im lặng nhìn những người nhà chồng đang ra sức thuyết phục mình, trong lòng cảm thấy lạnh lẽo vô cùng. Thì ra, 8 năm qua, tất cả sự chân thành tôi dành cho họ đều như muối bỏ bể. Ai nấy cũng đều đang nhăm nhe căn nhà của tôi.
Tôi không nói gì, lâu dần, nhà chồng bắt đầu tỏ ra bực tức, cho rằng tôi không thật lòng yêu thương con trai họ. Chồng cũng thường xuyên thở dài não nuột trước mặt tôi, nói rằng nếu anh ấy còn sống, anh ấy cũng sẽ không lập di chúc để lại nhà cho em trai. Anh giờ không còn sống được bao lâu nữa nên chỉ muốn báo hiếu bố mẹ chút gì đó trước khi qua đời. Nhìn chồng bi lụy, tôi cũng thấy đau lòng. Chúng tôi đã từng yêu nhau say đắm 3 năm mới tiến tới hôn nhân. Vậy mà giờ đây, tình nghĩa vợ chồng đã phai nhạt quá nhiều.
Ngày tháng cứ thế trôi qua, nhưng tôi vẫn không chịu nhượng bộ. Chồng và nhà chồng đều sốt ruột, ai nấy đều tỏ thái độ khó chịu với tôi, cứ như thể tôi mới là người có lỗi.
Họ không chỉ lạnh nhạt với tôi mà còn đối xử tệ bạc với con gái tôi. Con bé đôi khi tủi thân đến mức khóc lóc kể với tôi rằng ông bà nội không thèm để ý đến nó, ngay cả chú út vốn rất thích chơi với nó cũng phớt lờ.
Ảnh minh họa
Nhìn con gái ấm ức, lòng tôi càng thêm đau đớn. Tôi biết họ làm vậy là để ép tôi gật đầu đồng ý. Tôi sẵn lòng cưu mang bố mẹ chồng và em chồng, cứ tưởng là một lòng tốt, ai ngờ họ lại nhắm vào căn nhà của tôi. Sức khỏe chồng tôi ngày càng yếu đi, nhưng tôi lại không dám đề nghị ly hôn. Trong thời điểm nhạy cảm này mà ly hôn, tôi e rằng sẽ bị dư luận lên án.
Nhưng nếu tôi không ly hôn, nhà chồng lại ngày ngày nói những lời mỉa mai, chồng cũng thờ ơ với tôi. Cứ như trong cuộc tranh chấp này, tôi mới là người có lỗi. Bị nhà chồng đồng loạt lạnh nhạt, tôi cũng nổi giận. Căn nhà này bố mẹ tôi cho tiền mua trước khi kết hôn, nhưng sau khi kết hôn, vì để tỏ thái độ tôn trọng chồng, tôi đã đi thêm anh vào sổ đỏ. Nửa năm sau, chồng đón cả bố mẹ và em trai đến ở cùng với lý do nhà đủ rộng, tôi cũng đồng ý. Thế mà giờ họ lại nghiễm nhiên coi đó là tài sản riêng, chồng gạt vợ ra, để lại cho em trai chồng là điều hiển nhiên?
Tôi uất nghẹn trong lòng, đề nghị ly hôn với chồng. Lúc đầu nhà chồng còn cứng rắn, nói tôi muốn ly hôn thì ly hôn, để xem ai là người chịu điều tiếng nhiều hơn. Đến khi thấy tôi thật sự ngồi viết đơn thì hốt hoảng, vội vàng xin lỗi, nói rằng họ không có ý đó, chỉ là không muốn con trai cả ra đi mà còn vướng bận. Họ mong tôi đừng ly hôn, con trai cả vẫn cần vợ con ở bên.
Nghe những lời mẹ chồng nói, tôi mới bừng tỉnh. Nhà chồng quả thật đang thử thách giới hạn của tôi. Một khi tôi mềm lòng đồng ý, có lẽ tôi sẽ mất trắng căn nhà. Dù từng rất thương người đàn ông đang bị bệnh tật hành hạ này, song tôi vẫn rất giận. Bố mẹ tôi giàu có, nhà cửa rộng rãi, lại có mình tôi là con gái, nếu tôi quay về sống với bố mẹ thì sau này vẫn có chỗ nương tựa. Nhưng như thế này thì cũng thật quá uất ức, thế nên tôi muốn ly hôn.
Tuy nhiên, bố mẹ tôi lại khuyên can, nói rằng tôi mà ly hôn lúc này, chẳng khác nào tự chuốc lấy tiếng xấu, bỏ chồng lúc hoạn nạn. Nếu tôi làm thật, những lời đàm tiếu của mọi người xung quanh sẽ khiến tôi gục ngã.
Nhìn người đàn ông nằm trên giường bệnh, bị bệnh tật giày vò nhưng vẫn không ngừng thúc giục tôi sang tên căn nhà cho em trai, lòng tôi rối bời. Mọi người cho tôi hỏi, tôi có nên nhượng bộ, thỏa mãn tâm nguyện cuối đời của chồng không?
Trở về nhà sau 5 năm nơi xứ người, biết mẹ dùng hết tiền lo cho em trai, tôi liền vét nốt những đồng còn lại đưa thêm cho mẹ Không ngờ trong thời gian tôi xa nhà, gia đình lại xảy ra biến cố lớn đến vậy. Tôi và Loan yêu nhau từ ngày còn làm việc ở nước ngoài. Tuy chúng tôi sống chung phòng nhưng tiền ai người ấy giữ và nếu chi tiêu gì thì chia đôi. Những năm qua, mối tình của chúng tôi rất tốt và không...